Giải quyết vướng mắc tồn đọng của 12 dự án yếu kém ngành Công Thương: “Đừng chữa nửa vời”

Đức Thành |

Chiều 21.9, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công thương.

Sau khi các đơn vị báo cáo, Phó Thủ tướng tuyên dương nhiều dự án đã giải quyết được cơ bản những khó khăn, bước đầu đi vào sản xuất trở lại và có lãi. Với những vấn đề còn tồn đọng, Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành từng nhiệm vụ cụ thể và phải triển khai thực hiện ngay trong quý IV/2018. 

2 dự án có khả năng thoát nhóm yếu kém

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng báo cáo 12 dự án yếu kém đã có nhiều dự án tiếp tục có các chuyển biến tích cực, kết quả cập nhật tới ngày 31.8 cho thấy: Trong số 6 nhà máy trước đây có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thua lỗ thì đến nay đã có 2 nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh bước đầu có lãi (Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng lợi nhuận ước đạt 147,692 tỉ đồng; Nhà máy thép Việt - Trung lợi nhuận ước đạt 527,24 tỉ đồng), 4 dự án còn lại từng bước khắc phục khó khăn (Nhà máy đạm Hà Bắc lỗ 203 tỉ đồng, giảm lỗ 210 tỉ đồng so với cùng kỳ; Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai lỗ 110,78 tỉ đồng, giảm lỗ 324,82 tỉ đồng so với cùng kỳ; Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình lỗ 701,845 tỉ đồng; Cty DQS doanh thu thực hiện ước đạt 318,03 tỉ đồng, nộp Ngân sách nhà nước 3,29 tỉ đồng).

Trong số 3 dự án trước đây bị dừng sản xuất kinh doanh, đến nay Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ vận hành trở lại 3 dây chuyền của phân xưởng sợi Filament từ ngày 20.4.2018; 2 dự án còn lại đã chuẩn bị xong phương án khởi động lại nhà máy, hiện đang chọn thời điểm giá nguyên liệu thuận lợi (Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi và Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước).

Đối với 3 dự án xây dựng dở dang, đến nay Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam đang thực hiện phương án bán đấu giá toàn bộ tài sản và hàng hóa tồn kho; Dự án Nhà máy sản xuất Nhiên liệu sinh học Phú Thọ tiếp tục gặp khó khăn do PVOil không phải là cổ đông chính (chiếm 39,76%), các cổ đông ngoài ngành (chiếm 60,24%) không muốn tiếp tục triển khai dự án; Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên chưa giải quyết được tranh chấp Hợp đồng EPC với tổng thầu là Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc (MCC) và các nhà thầu phụ.

Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ vận hành trở lại 3 dây chuyền của phân xưởng sợi. Ảnh: T.C.A
Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ vận hành trở lại 3 dây chuyền của phân xưởng sợi. Ảnh: T.C.A

Khó khăn còn bộn bề cả pháp luật và vốn sản xuất

Khó khăn vướng mắc nhất của các dự án hiện nay chính là tranh chấp tại các hợp đồng EPC của một số dự án chưa được giải quyết dứt điểm dẫn đến chưa thể quyết toán được Hợp đồng EPC. Tiếp theo là các khó khăn, vướng mắc về tài chính.

Một số dự án vay đầu tư lớn do vậy phải trả nợ gốc và lãi vay đầu tư lớn, thời hạn vay cũng tương đối ngắn làm cho dự án càng khó khăn hơn về tài chính; các dự án gặp khó khăn trong thu xếp vốn lưu động đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định (lãi suất vay cao cùng với việc ngân hàng áp dụng cơ chế “thu về 10 và chỉ cho dự án vay lại 9”).

Từ đó, Bộ Công Thương đề xuất  5 tiêu chí để Ban Chỉ đạo Chính phủ xem xét, đưa ra khỏi Danh sách các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương đối với một số dự án là: Dự án phải được phê duyệt xong quyết toán dự án hoàn thành và các vướng mắc, tranh chấp với nhà thầu tại các hợp đồng EPC của dự án đã được giải quyết dứt điểm; Dự án có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và có lãi từ 1 năm trở lên, đồng thời phải có phương án sản xuất kinh doanh ổn định và có lãi trong các năm tiếp theo; Dự án không còn phát sinh nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng có quan hệ cho vay vốn đối với dự án; Chấp hành đầy đủ pháp luật về nghĩa vụ thuế và các khoản thu nộp ngân sách khác; Hoàn thành tất cả các nhiệm vụ giao trực tiếp cho dự án, doanh nghiệp triển khai theo kế hoạch hành động thực hiện Đề án xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương.

Từ báo cáo của Bộ Công Thương và các đơn vị, dự án trực tiếp thực hiện, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chỉ đạo các bộ, ngành phải triển khai các nhiệm vụ ngay trong quý IV/2018, cụ thể giao Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với Bộ TNMT xây dựng kiểm toán, các cơ quan liên quan cùng các tập đoàn, TCty trong 12 dự án tổng hợp đề xuất theo hướng tập đoàn, TCty nỗ lực ký hợp đồng tư vấn pháp luật, định hướng giải pháp phải có lộ trình, đặc biệt chú ý những vấn đề cắt giảm phát sinh.

Bộ Tài chính chủ trì họp với các dự án, doanh nghiệp, tập đoàn, TCty rà soát theo thẩm quyền và trình chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền liên quan đến phạm vi tài sản vượt thẩm quyền và trình Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng giao nhiệm vụ cho các Bộ TNMT, Bộ Công Thương các nhiệm vụ cụ thể. Ngân hàng Nhà nước được giao chủ trì cuộc họp đánh giá việc tái cơ cấu nợ liên quan đến các dự án.

“Đã chữa bệnh không chữa nửa vời khiến con bệnh nhờn thuốc” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Đức Thành
TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Năm 2020, xử lý dứt điểm 12 dự án yếu kém

Hữu Long |

Chính phủ đã hoàn thành đề án xử lý 12 dự án tồn đọng, phấn đấu hết 2018 sẽ xử lý cơ bản, đến 2020 hoàn thành xử lý các dự án này, đồng thời có giải pháp ngăn chặn các trường hợp tương tự.

Chuyển biến trong 12 dự án yếu kém ngành công thương

H.L |

Chiều 26.2, Ban chỉ đạo của Chính phủ xử lý yếu kém, tồn tại của 12 dự án, nhà máy ngành công thương có cuộc họp đánh giá 1 năm thực hiện nhiệm vụ do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban chủ trì.

Còn nhiều tồn tại ở "12 dự án yếu kém" ngành công thương

TS |

Chiều 6.9, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo của Chính phủ về xử lý tồn tại, vướng mắc 12 dự án ngành công thương đã chủ trì phiên họp lần thứ 4 của Ban chỉ đạo nhằm kiểm điểm tình hình xử lý các tồn tại, yếu kém tại các dự án này.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Năm 2020, xử lý dứt điểm 12 dự án yếu kém

Hữu Long |

Chính phủ đã hoàn thành đề án xử lý 12 dự án tồn đọng, phấn đấu hết 2018 sẽ xử lý cơ bản, đến 2020 hoàn thành xử lý các dự án này, đồng thời có giải pháp ngăn chặn các trường hợp tương tự.

Chuyển biến trong 12 dự án yếu kém ngành công thương

H.L |

Chiều 26.2, Ban chỉ đạo của Chính phủ xử lý yếu kém, tồn tại của 12 dự án, nhà máy ngành công thương có cuộc họp đánh giá 1 năm thực hiện nhiệm vụ do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban chủ trì.

Còn nhiều tồn tại ở "12 dự án yếu kém" ngành công thương

TS |

Chiều 6.9, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo của Chính phủ về xử lý tồn tại, vướng mắc 12 dự án ngành công thương đã chủ trì phiên họp lần thứ 4 của Ban chỉ đạo nhằm kiểm điểm tình hình xử lý các tồn tại, yếu kém tại các dự án này.