Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trước dịch COVID-19:

Giá xăng giảm, điện cũng cần giảm giá

Cường Ngô - Phạm Dung |

Để giúp người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều ý kiến đề xuất Chính phủ, các bộ ngành liên quan hỗ trợ chi phí sinh hoạt cho người dân thông qua việc giảm giá điện, hoặc cho nợ 50% trong 3 tháng.

Cần giảm giá điện cho người dân và doanh nghiệp

“Các cơ sở khám chữa bệnh, khu cách ly tập trung phòng chống COVID-19 sẽ được miễn phí tiền điện trong 3 tháng”, đó là đề xuất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) gửi Chính phủ ngày 31.3. Ngoài miễn tiền điện cơ sở khám chữa bệnh, khu cách ly tập trung, EVN đề xuất hỗ trợ 50% tiền điện cho cả các cơ sở có điều trị, khám cho bệnh nhân nghi nhiễm/nhiễm SARS-CoV-2. Thời gian miễn, giảm tiền điện với các cơ sở này kéo dài trong 3 tháng (tháng 4-6).

EVN cũng đang nghiên cứu phương án hỗ trợ người dân và sẽ đề xuất với Bộ Công Thương, Chính phủ. Trong khi đó, lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, cơ quan này sẽ kiến nghị Chính phủ phương án hỗ trợ tiền điện với doanh nghiệp.

Theo khảo sát của phóng viên, nhiều ý kiến từ người dân, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và địa phương đã đề xuất Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp chi phí sinh hoạt cho người dân thông qua giảm giá điện, cho nợ 50% trong 3 tháng.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết, hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra phức tạp trên toàn thế giới. Đặc biệt dịch bệnh đã bùng phát và trở thành tâm điểm dịch bệnh tại các quốc gia như Trung Quốc, Châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Đây cũng chính là những thị trường lớn và trọng điểm của xuất khẩu dệt may, da giày và thủy sản Việt Nam.

VASEP cho hay, rất nhiều đơn hàng của các doanh nghiệp thuộc ba hiệp hội: Dệt may Việt Nam, Da giày - Túi xách Việt Nam, Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đã bị hủy, hoãn giao hàng, không ký tiếp đơn hàng mới và chậm thanh toán dẫn đến thiếu hụt dòng tiền, nguy cơ đứt thanh khoản. Trong khi đó, các doanh nghiệp cũng đang phải gánh nhiều chi phí phát sinh, trong khi các chi phí đầu vào (điện, nước, tiền lương công nhân...) tăng cao đáng kể.

Trong số các kiến nghị gửi tới Bộ, ngành đề nghị gỡ khó cho các doanh nghiệp, VASEP đại diện cho ba hiệp hội nêu trên - đề xuất Chính phủ, Bộ Công Thương xem xét giảm giá điện cho các nhà máy sản xuất, kho lạnh trữ hàng và cho phép gia hạn thời gian thanh toán tiền điện.

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng, ngoài việc miễn phí tiền điện trong vòng 3 tháng với các cơ sở khám chữa bệnh, khu cách ly tập trung phòng chống COVID-19, rất cần thiết giảm giá điện cho người dân và doanh nghiệp. Ông Ngãi dẫn số liệu của EVN, sản lượng điện sản xuất, mua của tập đoàn này đạt gần 55 tỉ kWh, tăng 6,62% so với cùng kỳ 2019, xấp xỉ 22% kế hoạch năm. Tổng sản lượng điện thương phẩm hơn 49,2 tỉ kWh, tăng 6,34% so với cùng kỳ. Trong đó điện cho công nghiệp, xây dựng tăng 6,38%. Hiện tỉ trọng điện cho sản xuất công nghiệp chiếm đến 53% sản lượng tiêu thụ điện. Chính vì vậy, cần cân đối lượng tiêu thụ điện, để có phương án giảm giá điện cho người dân và doanh nghiệp.

“Dịch bệnh COVID-19 đang ảnh hưởng ngày càng trầm trọng đối với các doanh nghiệp của các ngành sản xuất, đây là ảnh hưởng chung của nền kinh tế. Chính vì vậy, tuỳ mức độ, nơi nào ảnh hưởng nhiều thì giảm nhiều, nơi nào ảnh hưởng ít thì giảm ít, điều này phụ thuộc vào sự cân đối của EVN, để có phương án thật chuẩn về vấn đề giảm giá điện”, ông Ngãi cho hay.

Làm việc từ xa khiến giá điện sinh hoạt “đội” lên cao

Theo ghi nhận của Báo Lao Động, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp trên cả nước hiện đã cho nhân viên nghỉ làm, hoặc làm từ xa. Việc làm việc từ xa có lợi thế là không tập trung đông người, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, điều đó cũng kéo theo việc tiền điện tăng lên chóng mặt.

Chị Quỳnh (26 tuổi, quê Phú Thọ), chuyên viên cho một công ty truyền thông trên địa bàn quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết: “Thời gian này, công ty cho khoảng 70% nhân viên được nghỉ làm, hoặc làm việc từ xa.  Các cuộc họp cũng được hoạt động theo chế độ họp online. Việc này sẽ diễn ra tạm thời cho đến khi có thông báo mới”, chị Quỳnh nói và cho biết, khi làm ở nhà, chi phí sinh hoạt, điện nước tăng lên.

Theo chị, hiện giá xăng đã giảm hơn 4.000đồng/lít nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, cho nên cơ quan quản lý nên xem xét tính toán giảm giá điện qua hình thức “khuyến mãi” tỉ lệ trên mỗi hoá đơn.

Ông Nguyễn Tuấn Khởi - CEO Công ty Cổ phần VTVCorp cho Lao Động biết, vừa qua, Chính phủ đã khuyến nghị doanh nghiệp, người lao động nên làm việc ở nhà, nhằm hạn chế việc đi lại có thể gây lây nhiễm virus SARS-CoV-2 trong cộng đồng. Trước khi có chỉ đạo này, nhiều doanh nghiệp đã chủ động cho nhân viên làm việc từ xa, các cuộc họp đều thông qua mạng nội bộ, đó là tín hiệu rất tốt.

Nhưng, khi làm việc ở nhà sẽ làm phát sinh thêm chi phí như điện, nước. Trong khi giá xăng dầu đã giảm giá thì ngành điện cũng nên giảm cho người dân. “Trong lúc này, lĩnh vực nào cũng khó khăn nên ngành điện, nước... cố gắng giảm lợi nhuận, doanh thu một chút, để cùng chung tay chia sẻ với người dân, xã hội, hỗ trợ lẫn nhau để vượt qua khó khăn của dịch COVID-19”, ông Khởi cho hay.

Ông Mai Trường Giang - CEO Công ty CP TGFOO cho hay: “Như tôi được biết, từ trước đến giờ rất ít khi giảm giá điện, tuy nhiên, trong hoàn cảnh này, khi việc sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đã ngừng trệ, trong khi sản lượng điện của EVN vẫn dư nhiều. Do đó, việc giảm giá điện cho doanh nghiệp sẽ khuyến khích họ giữ được dòng tiền trong gia đoạn 2-3 tháng. Bởi đối với ngành kinh doanh chuỗi dịch vụ ăn uống (FnB) thì điện chiếm 5-6% doanh thu, chỉ số này - tốt nhất nên chiếm khoảng 2-3%”.

Ông Võ Quốc Thắng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đồng Tâm đề xuất, Chính phủ có thể hỗ trợ khẩn cấp chi phí sinh hoạt cơ bản của người dân thông qua giảm nửa giá điện, cho nợ 50% còn lại. Thời gian áp dụng giảm là trong 3 tháng khó khăn của dịch (gồm tháng 4 ,5 và 6). Khoản nợ 50% tiền điện còn lại nên chia đều thanh toán vào năm 2021.

Ông Thắng cũng đề xuất Chính phủ có thể chọn cách thứ hai là hỗ trợ cho mỗi công dân 1-1,5 triệu đồng/người, chia ra nhận làm 3 lần trong tháng 4-6 để hỗ trợ trang trải cho sinh hoạt phí tối thiểu.

Kiến nghị bãi bỏ quy định giờ cao điểm bán điện theo khung giờ

Trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng nhiều đến sản xuất, kinh doanh, một số địa phương và doanh nghiệp đã kiến nghị giảm giá điện. Cụ thể, UBND TPHCM kiến nghị Bộ Công Thương bãi bỏ quy định giờ cao điểm bán điện theo khung giờ (9h30 - 11h30). Ngoài ra đề xuất điều chỉnh giảm 50% giá điện giờ cao điểm trong các tháng 3, 4 và 5.

Cường Ngô - Phạm Dung
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế 24h: Đề xuất giảm giá điện; Hỗ trợ người bán vé số

Khương Duy |

Đề xuất giảm giá, giãn thời gian thu tiền điện 1 tháng; Bạc Liêu hỗ trợ người bán vé số; Ngành chế biến, xuất gỗ mất cả trăm triệu USD vì COVID-19... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

EVN đề xuất giảm giá điện một số nơi, giãn thời gian thu tiền điện 1 tháng

Cường Ngô |

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) kiến nghị miễn giảm giá điện cho một số đối tượng, hỗ trợ vượt qua khó khăn, ứng phó với dịch COVID-19.

Bộ Công Thương khẳng định không tăng giá điện bán lẻ

Thuỳ Dung |

Bộ Công Thương khẳng định, không tăng giá điện bán lẻ trong quý I và II năm 2020, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Kinh tế 24h: Đề xuất giảm giá điện; Hỗ trợ người bán vé số

Khương Duy |

Đề xuất giảm giá, giãn thời gian thu tiền điện 1 tháng; Bạc Liêu hỗ trợ người bán vé số; Ngành chế biến, xuất gỗ mất cả trăm triệu USD vì COVID-19... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

EVN đề xuất giảm giá điện một số nơi, giãn thời gian thu tiền điện 1 tháng

Cường Ngô |

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) kiến nghị miễn giảm giá điện cho một số đối tượng, hỗ trợ vượt qua khó khăn, ứng phó với dịch COVID-19.

Bộ Công Thương khẳng định không tăng giá điện bán lẻ

Thuỳ Dung |

Bộ Công Thương khẳng định, không tăng giá điện bán lẻ trong quý I và II năm 2020, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19.