“Giá trị kép” cho nông sản Việt

Phong Nguyễn |

Khoảng một nửa tổng sản lượng nông nghiệp của Việt Nam được xuất khẩu, mang về cho đất nước hơn 40-43 tỉ USD/năm trong những năm gần đây. Xây dựng thương hiệu quốc gia không chỉ nâng cao giá trị nông sản, mà còn đưa thương hiệu của doanh nghiệp lên một tầm cao mới.

Thương hiệu nâng giá trị nông sản Việt

Với nỗ lực không ngừng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thương hiệu “Gạo Việt Nam - Vietnam Rice” đã được bảo hộ tại Việt Nam và 22 quốc gia, bao gồm cả “nhãn hiệu thông thường” và “nhãn hiệu chứng nhận”. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang là chủ sở hữu nhãn hiệu này. “Vietnam Rice” được 19 quốc gia chấp nhận bảo hộ dưới dạng “nhãn hiệu thông thường” gồm: Indonesia, Nga và OAPI và 17 nước Châu Phi. Nhãn hiệu này cũng được 3 quốc gia là Trung Quốc, Brunei và Na Uy bảo hộ “nhãn hiệu chứng nhận”.

Song hành với hoạt động xây dựng biểu trưng, hệ thống nhận diện... cho nhãn hiệu Gạo Việt Nam - Vietnam Rice, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng tiến hành xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về gạo làm cơ sở cho việc sử dụng nhãn hiệu “Gạo Việt Nam - Vietnam Rice” trong thực tế”. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng 3 tiêu chuẩn quốc gia về gạo là TCVN 11888-2017 gạo trắng; TCVN 11889:2017 gạo thơm trắng và 8368:2010 gạo nếp trắng.

Nước mắm Phú Quốc là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam và các nước ASEAN được chính thức bảo hộ tên gọi xuất xứ tại tất cả 28 nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU). Khi đã được bảo hộ tại EU, chỉ có sản phẩm nước mắm sản xuất, đóng chai tại huyện đảo Phú Quốc mới đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể về chất lượng để được phân phối vào thị trường EU với tên gọi “Phú Quốc”.

Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) là một minh chứng điển hình về giá trị của chỉ dẫn địa lý như một “giấy thông hành”, giúp sản phẩm thâm nhập được vào nhiều thị trường khó tính như: Australia, Pháp, Mỹ, Nhật Bản… Gần đây nhất là ngày 12.3.2021, việc quả vải thiều Bắc Giang - sản phẩm nông nghiệp đầu tiên của Việt Nam - được cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản - đã đánh dấu bước tiến lớn, thiết lập một thành tựu mới trong hoạt động bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực quốc gia.

Nông sản Việt cần được xây dựng thương hiệu tốt hơn.
Nông sản Việt cần được xây dựng thương hiệu tốt hơn.

Mới đây, lần đầu tiên, 2 tấn chanh leo cấp đông nguyên quả đã được xuất khẩu sang Australia, tạo cơ hội cho việc xuất khẩu mặt hàng chanh leo nguyên quả sang thị trường có tiêu chuẩn kỹ thuật cao nhất thế giới này. Theo ông Nguyễn Phú Hòa - Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Australia, sau những nỗ lực to lớn của doanh nghiệp và Chương trình xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam tại Australia mà Thương vụ đã tập trung thực hiện qua nhiều năm, đây là thành quả của Chương trình xây dựng thương hiệu chanh leo Việt Nam tại xứ sở Kangaroo, tiếp nối thành công từ chương trình quảng bá sầu riêng Ri6 “cháy hàng” tại Australia trước đó.

Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú (Chương Mỹ, Hà Nội) Trịnh Thị Nguyệt cho biết, năm 2015, sau khi gạo hữu cơ Đồng Phú đã được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận nhãn hiệu tập thể, sản phẩm đã được nhiều người tiêu dùng biết đến, tiêu thụ khá thuận lợi, giá bán gấp 2,5-3 lần so với trước đây. Nhờ có thương hiệu, hợp tác xã đã xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Mỹ.

Theo Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) Hoàng Minh Chiến, khi một doanh nghiệp có sản phẩm với thương hiệu uy tín thì thương hiệu của doanh nghiệp đó cũng sẽ được nâng cao. Và khi một quốc gia có nhiều doanh nghiệp với thương hiệu mạnh thì sẽ là nền tảng quan trọng để nâng tầm thương hiệu của một quốc gia và Thương hiệu Quốc gia Việt Nam cũng không ngoại lệ. Khi con số các doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia tăng cao qua các thời kỳ cũng có nghĩa là số lượng các thương hiệu mạnh của Việt Nam đang dần tăng cao, Thương hiệu Quốc gia Việt Nam sẽ càng có cơ hội vươn mình cùng sánh vai với thương hiệu quốc gia của các nước khác trong khu vực và trên thế giới.

Làm gì để bảo vệ thương hiệu Việt?

Tháng 4.2021, thương hiệu gạo ST25 của Sóc Trăng đã bị 4 doanh nghiệp đăng ký bản quyền ở Mỹ. Trước đó, nước mắm Phú Quốc cũng đã bị một số doanh nghiệp đăng ký bảo hộ ở nước ngoài. Nguyên nhân của tình trạng nêu trên là do Việt Nam có nhiều mặt hàng nông sản thế mạnh, nhưng phần lớn xuất khẩu dưới dạng “thô”.

Những năm qua, đã có nhiều thương hiệu Việt Nam nổi tiếng như Càphê Buôn Ma Thuột, kẹo dừa Bến Tre… từng bị doanh nghiệp nước ngoài sử dụng nhãn hiệu ở một số thị trường xuất khẩu. Song chỉ có một số ít doanh nghiệp thành công trong việc đòi lại nhãn hiệu, hoặc nếu đòi được thì đoạn trường cũng rất tốn kém, gian nan, thậm chí có doanh nghiệp phải cay đắng chịu mất trắng thương hiệu.

Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Tạ Quang Minh nhấn mạnh: Việc nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý nông sản Việt Nam bị doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài sẽ gây ra nhiều hậu quả bất lợi cho doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể là không thể tự do xuất khẩu nông sản của mình dưới nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý của nông sản (đã được đăng ký tại Việt Nam) ngay cả trường hợp trước đây việc xuất khẩu đó vẫn diễn ra bình thường. Như vậy, nguy cơ mất thị trường, mạng lưới phân phối, bạn hàng là khó tránh hỏi.

Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), Thanh Hà (Hải Dương) xuất khẩu được bán với giá gần 400.000 đồng/kg - gấp 10-15 lần giá trong nước, là minh chứng cho việc làm tốt thương hiệu.
Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), Thanh Hà (Hải Dương) xuất khẩu được bán với giá gần 400.000 đồng/kg - gấp 10-15 lần giá trong nước, là minh chứng cho việc làm tốt thương hiệu.

Việt Nam có nhiều mặt hàng nông sản thế mạnh, nhưng phần lớn xuất khẩu dưới dạng thô. Nông sản, thậm chí đặc sản của Việt Nam dù chất lượng tốt, nhưng chưa có thương hiệu phải chịu chung một hệ lụy: Sản lượng xuất khẩu nhiều nhưng giá trị thấp, lợi nhuận mang về không đáng kể. Thậm chí, việc xuất khẩu “thô” của nông sản Việt Nam là nguồn nguyên liệu béo bở cho các quốc gia làm thương hiệu tốt hơn hưởng lợi: Họ chỉ cần nhập nông sản Việt Nam với giá rẻ, sau đó đóng bao bì, nhãn mác vào để xuất khẩu sang nước thứ 3 và thu được phần lớn lợi nhuận cao hơn.

Về cách làm thương hiệu nông sản của Việt Nam hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ biết tập trung vào cải tiến chất lượng sản phẩm trong khi thương hiệu nổi tiếng trên thế giới lại cần tập trung chính vào cảm xúc của khách hàng. Điều này là yếu điểm khiến các doanh nghiệp Việt Nam chưa có các thương hiệu lớn.

Để giải quyết vấn đề này, TS Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cho hay, giai đoạn 2021-2030, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định việc tăng cường ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến, xây dựng và vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản là một trong những định hướng quan trọng để thực hiện mục tiêu đẩy mạnh thị trường trong nước và xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng cho ngành. Bộ cũng đẩy mạnh kết nối với Cổng Thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa quốc gia và góp phần xây dựng thương hiệu nông sản Việt.

Còn theo Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương Vũ Bá Phú, nhằm giúp các hợp tác xã, doanh nghiệp hiểu rõ về vai trò của nhãn hiệu trong thương mại quốc tế, cục sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ nhãn hiệu; tăng cường giám sát việc xâm hại bản quyền nhãn hiệu của Việt Nam trên các thị trường.

Phong Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Xuất khẩu nông sản, đừng “bỏ” thị trường gần “mua đường” thị trường xa

Vũ Long |

Việc Trung Quốc tăng rào cản đối với trái thanh long khiến một số doanh nghiệp xuất khẩu muốn từ bỏ để tìm thị trường mới.

Nông sản Việt phải được mong chờ đặt hàng chứ không phải chờ đợi giải cứu

Vương Trần |

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng lưu ý nguyên tắc về nghị quyết mới về nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực này. Đồng thời, thu hút được đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nông sản Việt Nam phải được mong chờ đặt hàng chứ không phải chờ đợi để giải cứu.

Câu chuyện về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, nông sản Việt

Vũ Vinh Phú (Nguyên PGĐ Sở Thương mại Hà Nội) |

Chia sẻ của chuyên gia kinh tế thương mại Vũ Vinh Phú - nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội - với Lao Động về sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Xuất khẩu nông sản, đừng “bỏ” thị trường gần “mua đường” thị trường xa

Vũ Long |

Việc Trung Quốc tăng rào cản đối với trái thanh long khiến một số doanh nghiệp xuất khẩu muốn từ bỏ để tìm thị trường mới.

Nông sản Việt phải được mong chờ đặt hàng chứ không phải chờ đợi giải cứu

Vương Trần |

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng lưu ý nguyên tắc về nghị quyết mới về nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực này. Đồng thời, thu hút được đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nông sản Việt Nam phải được mong chờ đặt hàng chứ không phải chờ đợi để giải cứu.

Câu chuyện về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, nông sản Việt

Vũ Vinh Phú (Nguyên PGĐ Sở Thương mại Hà Nội) |

Chia sẻ của chuyên gia kinh tế thương mại Vũ Vinh Phú - nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội - với Lao Động về sản xuất và tiêu thụ nông sản.