Giá thịt lợn, thực phẩm tăng đẩy CPI 4 tháng đầu năm tăng 4,9%

Khánh Vũ |

Bình quân 4 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng khu vực thành thị tăng 4,54%, khu vực nông thôn tăng 5,26%; lạm phát cơ bản tăng 2,96% so với cùng kỳ năm 2019.

Sáng 29.4.2020, Tổng cục Thống kê công bố: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 4 tháng năm 2020 tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Tuy nhiên, CPI tháng 4.2020 lại giảm 1,54% so với tháng trước do giá xăng dầu giảm mạnh cùng với giá nhiều mặt hàng phi lương thực, thực phẩm giảm.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, 6 nhóm hàng có chỉ số giá giảm, gồm: Giao thông giảm 13,86%; nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 2,33%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,4%; hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,13%; may mặc, mũ nón và giầy dép giảm 0,17%; bưu chính viễn thông giảm 0,02%.

Có 4 nhóm tăng giá, gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,66%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,13%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,06%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,03%. Nhóm giáo dục không thay đổi.

Xăng dầu giảm sâu kéo CPI tháng 4.2020 giảm

Theo Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 24.4.2020 giá dầu Brent bình quân tháng 4.2020 ở mức 27,69 USD/thùng, giá xăng dầu trong nước điều chỉnh giảm 2 đợt vào ngày 29.3.2020 và 13.4.2020 đã khiến bình quân giá xăng dầu tháng 4.2020 giảm 28,48% so với tháng trước làm CPI chung giảm 1,18%.

Giá gas tháng 4.2020 giảm 19,74% so với tháng trước do điều chỉnh giá gas giảm 69.000đ/bình 12kg theo giá gas thế giới làm CPI chung giảm 0,24%.

Giá thuê nhà ở giảm; giá các mặt hàng may mặc, mũ nón giầy dép và thiết bị đồ dùng gia đình, giải trí, du lịch trọn gói giảm cũng là nguyên nhân khiến CPI tháng 4.2020 giảm.

Nhóm hàng thực phẩm, y tế tăng giá

Thống kê cho thấy, giá gạo tăng 2,51% do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhu cầu tiêu dùng và dự trữ gạo của người dân tăng. Bên cạnh đó, giá gạo xuất khẩu tăng do nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước tăng trong khi các nước xuất khẩu gạo hạn chế bán ra.

Giá thực phẩm tăng bởi thịt lợn, thịt bò, trứng, rau tươi, thịt chế biến, thủy sản... đều tăng giá đã đẩy CPI trong 4 tháng qua tăng.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhu cầu về một số loại vật tư y tế, thuốc phòng và chữa bệnh, nên giá các mặt hàng này tăng khoảng 0,1% - 0,3% so với tháng trước.

Khánh Vũ
TIN LIÊN QUAN

COVID-19 tác động, CPI quý 1 tăng 5,56%, cao nhất trong 5 năm

Khánh Vũ |

CPI tăng 5,56% so với cùng kỳ năm 2019 - mức tăng bình quân quý I cao nhất trong 5 năm giai đoạn 2016 -2020. Lạm phát cơ bản tháng 3 năm 2020 giảm 0,06% so với tháng trước.

Hà Nội: 6/11 nhóm hàng xuống giá, "kéo" CPI tháng 2.2020 giảm

Vũ Long |

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2.2020 trên địa bàn Hà Nội giảm 0,07% so với tháng trước, tăng 1,0% so tháng 12.2019 và tăng 5,16% so với cùng kỳ năm trước.

Giá thịt lợn tăng đẩy CPI tháng 11 tăng 0,96%, cao nhất 9 năm gần đây

L.V |

Do dịch tả lợn châu Phi nên nguồn cung thịt lợn giảm, đẩy giá thịt lợn và thực phẩm chế biến từ thịt tăng cao là nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11.2019 tăng 0,96% so với tháng trước - mức tăng cao nhất của chỉ số giá tháng 11 trong 9 năm gần đây.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

COVID-19 tác động, CPI quý 1 tăng 5,56%, cao nhất trong 5 năm

Khánh Vũ |

CPI tăng 5,56% so với cùng kỳ năm 2019 - mức tăng bình quân quý I cao nhất trong 5 năm giai đoạn 2016 -2020. Lạm phát cơ bản tháng 3 năm 2020 giảm 0,06% so với tháng trước.

Hà Nội: 6/11 nhóm hàng xuống giá, "kéo" CPI tháng 2.2020 giảm

Vũ Long |

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2.2020 trên địa bàn Hà Nội giảm 0,07% so với tháng trước, tăng 1,0% so tháng 12.2019 và tăng 5,16% so với cùng kỳ năm trước.

Giá thịt lợn tăng đẩy CPI tháng 11 tăng 0,96%, cao nhất 9 năm gần đây

L.V |

Do dịch tả lợn châu Phi nên nguồn cung thịt lợn giảm, đẩy giá thịt lợn và thực phẩm chế biến từ thịt tăng cao là nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11.2019 tăng 0,96% so với tháng trước - mức tăng cao nhất của chỉ số giá tháng 11 trong 9 năm gần đây.