Giá phân bón tăng cao đe dọa năng lực cạnh tranh xuất khẩu gạo Việt

Vũ Long |

Giá phân bón tăng 40-50% đẩy giá thành sản xuất gạo lên cao, làm giảm năng lực cạnh tranh xuất khẩu của gạo Việt Nam.

Tác động từ xung đột Nga-Ucraina lên giá phân bón

Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NNPTNT), xung đột giữa Nga-Ucraina, thị trường phân bón thế giới đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi xung đột Nga - Ukraina. Sự suy giảm nguồn cung xuất khẩu từ thị trường này khiến giá phân bón trên toàn thế giới đang có xu hướng biến động về giá.

Trao đổi với PV Lao Động, ông Huỳnh Tấn Đạt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho hay, Nga là một trong những nhà cung cấp phân bón hàng đầu thế giới. Trong năm 2021, Nga đứng đầu thế giới về xuất khẩu phân ure, NPK, amoni nitrat, xuất khẩu kali đứng thứ 3 và phosphat đứng thứ 4 trên thế giới (xuất khẩu amoni nitrat đạt 4,313 triệu tấn, chiếm 49% thị phần thế giới; xuất khẩu NPK đạt 5,928 triệu tấn, chiếm 38%; xuất khẩu phân SA đạt 4,424 triệu tấn, chiếm 30%; xuất khẩu Ure gần 7 triệu tấn, chiếm 18%; xuất khẩu kali đạt 11,832 triệu tấn, chiếm 27%; xuất khẩu DAP/MAP đạt 4,048 triệu tấn, chiếm 14%).

Giá phân bón tăng cao đẩy chi phí sản xuất tăng, có thể làm giảm năng lực cạnh tranh của xuất khẩu gạo Việt Nam. Ảnh: T.Long
Giá phân bón tăng cao đẩy chi phí sản xuất tăng, có thể làm giảm năng lực cạnh tranh của xuất khẩu gạo Việt Nam. Ảnh: T.Long

Dẫn thông tin từ Viện Phân bón Việt Nam, ông Phùng Hà - Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam nhấn mạnh: Căng thẳng Nga - Ukraine làm tăng nguy cơ gián đoạn thương mại phân bón toàn cầu, bởi. Nga là nước xuất khẩu phân bón lớn nhất thế giới, chiếm 23% xuất khẩu amoniac, 14% xuất khẩu urê, 10% xuất khẩu phốt phát chế biến và 21% xuất khẩu kali.

"Hiện 100% phân kali (MOP) ở Việt Nam là dựa vào nguồn hàng nhập khẩu. Thời gian tới mặt hàng kali từ Nga và Belarus sẽ tạm thời không có mặt tại Việt Nam, thay vào đó sẽ là kali từ Canada và Israel, trong khi đó Nga và Belarus  chiếm hơn 40% lượng kali nhập khẩu của Việt Nam. Dự báo, giá kali ở Việt Nam sẽ tăng do nguồn cung kali bị thắt chặt trên thị trường thế giới bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây nhắm vào Nga và Belarus cũng như căng thẳng Nga - Ukraine" - ông Phùng Hà dự báo.

Được biết, hiện nay, về cơ bản, Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu một số loại phân bón, nhưng vẫn phải phụ thuộc nhập khẩu phân SA và kali, do trong nước không có nguồn nguyên liệu. Với phân DAP, MAP, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu để bù vào lượng thiếu hụt do sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ  nhu cầu. Nguồn nhập khẩu từ Nga gặp khó khăn, đẩy mặt bằng giá tăng lên, thì giá phân bón tại Việt Nam cũng bị tác động tiêu cực.

Nông dân cân đối lại phương pháp bón để có lãi

Hàng năm, Việt Nam sử dụng trung bình trên 10 triệu tấn phân bón sản xuất công nghiệp. Bộ NNPTNT dự báo nhu cầu sử dụng phân bón cho sản xuất nông nghiệp năm 2022 không có sự biến động lớn so với năm 2021, tuy nhiên, giá phân bón đang liên tục tăng cao dự báo đe dọa năng lực cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam trên thị trường thế giới, thậm chí ngay cả tại thị trường nội địa.

Trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Như Cường – Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) lưu ý: Phân bón chiếm từ trên 20 đến 25% chi phí giá thành sản xuất lúa. Hiện nay, giá mặt hàng này đang tăng mạnh. Để giảm chi phí sản xuất nông nghiệp, nông dân cần tìm cách thay thế, sử dụng các loại phân bón khác và thực hiện “5 đúng”: Bón đúng chủng loại phân, bón đúng nhu cầu sinh lý của cây, bón đúng nhu cầu sinh thái, bón đúng vụ và thời tiết, bón đúng phương pháp... 

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Giá phân bón tăng cao theo đà xăng dầu khiến nông dân "như ngồi trên lửa"

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Giá phân bón tăng theo đà xăng dầu thời gian qua đã khiến cho nhiều người nông dân ở tỉnh này khốn đốn, lợi nhuận sụt giảm mạnh.

Nông dân “kêu trời” vì phân bón đắt đỏ, làm ruộng chỉ còn lấy công làm lãi

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Giá phân bón như đạm, lân tăng cao khiến nông dân tăng thêm chi phí đầu tư, trong khi làm ruộng vất vả, chân lấm tay bùn nhưng thu nhập thấp, chỉ lấy công làm lãi.

Giá phân bón còn tăng cao trong năm nay

Vũ Long |

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến nghị nông dân không lạm dụng phân bón bởi nhiều hệ lụy về môi trường và cạnh tranh giá xuất khẩu gạo.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Giá phân bón tăng cao theo đà xăng dầu khiến nông dân "như ngồi trên lửa"

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Giá phân bón tăng theo đà xăng dầu thời gian qua đã khiến cho nhiều người nông dân ở tỉnh này khốn đốn, lợi nhuận sụt giảm mạnh.

Nông dân “kêu trời” vì phân bón đắt đỏ, làm ruộng chỉ còn lấy công làm lãi

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Giá phân bón như đạm, lân tăng cao khiến nông dân tăng thêm chi phí đầu tư, trong khi làm ruộng vất vả, chân lấm tay bùn nhưng thu nhập thấp, chỉ lấy công làm lãi.

Giá phân bón còn tăng cao trong năm nay

Vũ Long |

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến nghị nông dân không lạm dụng phân bón bởi nhiều hệ lụy về môi trường và cạnh tranh giá xuất khẩu gạo.