Giá nông sản, thực phẩm tăng “sốc” từng ngày chủ yếu do tâm lý

Vũ Long |

Lợi dụng tâm lý lo lắng của người dân, cục bộ một số nơi, tiểu thương tăng giá nông sản, thực phẩm, rau xanh ở mức vô lý.

Nông sản tăng giá gấp đôi, gấp 3

Mua 2 quả bí xanh với giá 120.000 đồng, chị Nguyễn Diệu Linh (B10, Tổ 7 Đồng Xa, Mai Dịch, Cầu Giấy), chia sẻ: Để giảm bớt số lần đi chợ, chị mua bí xanh để dễ bảo quản. Nhưng không ngờ giá các loại bầu, bí lại tăng "sốc" đến vậy, từ 20.000 đồng/kg đã “nhảy vọt” lên 30.000 - 35.000 đồng/kg.

“Buổi sáng bán với giá 30.000 đồng/kg, nhưng 1 tiếng sau đã nâng lên 35.000 đồng/kg. Tôi mua 2 quả bí xanh mà phải trả tới 120.000 đồng, trong khi phải nghỉ giãn cách không có việc làm, thu nhập bị đứt đoạn. Hầu như giá các loại rau khác cũng tăng chóng mặt: Bắp cải, cà chua, rau cải mơ, cà rốt đều bán đồng giá: 30.000 đồng/kg (giá tăng gấp đôi); các loại rau ăn lá như bồ ngót, mồng tơi, dền, ngọn lang: 10.000-12.000 đồng/kg” – chị Nguyễn Diệu Linh chia sẻ.

Anh Nguyễn Trường Đức – Tòa nhà Mặt trời sông Hồng (165 Thái Hà – Đống Đa-Hà Nội) cũng cho biết, trong khu chung cư cũng có nhiều người bán rau, thịt, nông sản. Từ mấy ngày nay giá đã tăng lên ít nhất khoảng 40-50% do đầu nguồn cung cấp tăng giá. Tăng giá nhiều nhất là các loại củ dễ bảo quản, có thể để được lâu như các loại bầu bí, khoai tây, cà rốt..., giá tăng ít nhất gấp đôi, thậm chí gấp 3.

Chị Nguyễn Diệu Linh phải mua 2 quả bí với giá 120.000 đồng. Ảnh: Vũ Long
Sáng 3.8, chị Nguyễn Diệu Linh phải mua 2 quả bí với giá 120.000 đồng. Ảnh: Vũ Long

Theo chị Lê Kim Liên (Ngõ 62 Đặng Văn Ngữ, Hà Nội) cho biết, chị đã phải mua cà chua với giá 40.000 đồng/kg trong khi trước đây giá chỉ 15.000-20.000 đồng/kg.

Khảo sát của PV Lao Động sáng 3.8.2021, cho thấy: Giá một số nông sản như thịt lợn, rau xanh tại một số nơi tăng cục bộ đến 10.000 đồng/kg. Điều đáng nói là hiện nay, trong khi một số chợ “cóc”, các sạp thực phẩm mini chuyên bán thực phẩm, nông sản tại các khu chung cư đều đóng cửa, thì xuất hiện một số hộ gia đình “tranh thủ” dịch COVID-19 để “làm thêm” và các điểm bán hàng tự phát này bán hàng với giá đắt vô lý.

Giá nông sản tại các chợ đầu mối liên tiếp tăng

Theo chị Trần Thị Hồng – kinh doanh thực phẩm tại ngõ 122 Mai Dịch (Hà Nội), giá nông sản, thực phẩm tại các chợ đầu mối đang “leo thang” từng ngày.

“Nếu như 2 ngày trước tôi lấy thịt lợn móc hàm loại ngon với giá 85.000 đồng/kg, thì hôm nay giá đã tăng thêm 10.000 đồng/kg. Thịt lợn loại ngon đã lên đến 90.000-95.000 đồng/kg" - chị Hồng cho biết.

Chị Nguyễn Thị Tuyết, kinh doanh thịt lợn tại Mê Linh, Hà Nội cũng cho hay, không chỉ thịt lợn, mà giá tất cả các loại thịt gia cầm, rau xanh, củ, trái cây... đều tăng giá từng ngày nhưng vẫn không có đủ hàng để bán bởi sức mua 2 ngày nay tăng vọt.

"Nguồn cung không thiếu, chủ yếu do tâm lý lo lắng nên người tiêu dùng tăng tích trữ" - chị Tuyết nói.

Nông sản dư thừa, người dân đừng lo lắng

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), năm 2021, dự kiến sản lượng lúa đạt khoảng 43,3 triệu tấn, sau khi trừ đi số lượng tiêu dùng trong nước (tiêu dùng, chế biến các loại bánh, bún, thực phẩm...; làm thức ăn chăn nuôi; cất trữ lúa giống), ngành lúa gạo còn dư khoảng 6,5 triệu tấn phục vụ cho xuất khẩu.

Về rau xanh, năm 2021 trồng khoảng 995 nghìn hecta, tăng 20 nghìn hecta so với năm 2020, sản lượng 18,5 triệu tấn), trong khi đó, sức tiêu thụ rau xanh trong nước chỉ khoảng 14 triệu tấn.

Bên cạnh đó, nguồn cung nông sản còn khoảng 1,2 triệu lít sữa, 15 tỉ quả trứng, trên 6 triệu tấn thịt gia súc, gia cầm... nên người dân không lo chuyện thiếu lương thực, thực phẩm, rau xanh.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế 24h: Giá vàng lao dốc; Nông sản bội thu không lo bị thiếu

Khương Duy |

Dự báo nông sản bội thu, dư thừa cho tiêu dùng và xuất khẩu; Giá vàng "cắm đầu" lao dốc; Tin mới về các F0 của Công ty Thanh Nga... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Linh hoạt các hình thức cung ứng để hàng hóa, nông sản đến tay người dân

Vũ Long |

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năng lực sản xuất các mặt hàng nông sản, thủy sản khá ổn định song cần linh hoạt, đa dạng hình thức cung ứng để hàng hóa đến tay người dân.

Đắk Lắk không cấm thương lái, doanh nghiệp đến thu mua nông sản

BẢO TRUNG |

Hiện, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, giá các loại nông sản ở Đắk Lắk - đặc biệt là sầu riêng đang xuống thấp. Trước tình hình trên, chính quyền địa phương đã cấp tốc có các phương án xử lý, hỗ trợ bà con và tuyệt đối không "ngăn sông, cấm chợ" đối với mặt hàng này.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Kinh tế 24h: Giá vàng lao dốc; Nông sản bội thu không lo bị thiếu

Khương Duy |

Dự báo nông sản bội thu, dư thừa cho tiêu dùng và xuất khẩu; Giá vàng "cắm đầu" lao dốc; Tin mới về các F0 của Công ty Thanh Nga... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Linh hoạt các hình thức cung ứng để hàng hóa, nông sản đến tay người dân

Vũ Long |

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năng lực sản xuất các mặt hàng nông sản, thủy sản khá ổn định song cần linh hoạt, đa dạng hình thức cung ứng để hàng hóa đến tay người dân.

Đắk Lắk không cấm thương lái, doanh nghiệp đến thu mua nông sản

BẢO TRUNG |

Hiện, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, giá các loại nông sản ở Đắk Lắk - đặc biệt là sầu riêng đang xuống thấp. Trước tình hình trên, chính quyền địa phương đã cấp tốc có các phương án xử lý, hỗ trợ bà con và tuyệt đối không "ngăn sông, cấm chợ" đối với mặt hàng này.