Giá mía cao kỷ lục, nông dân Khánh Hòa vừa mừng, vừa lo

Hữu Long |

Khánh Hòa - Niên vụ này, giá mía nông dân trồng được công ty mía đường thu mua với mức giá cao nhất trong so với các năm trở lại đây. Tuy giá cao nhưng niềm vui của nông dân trồng mía chưa trọn vẹn bởi áp lực lãi suất ngân hàng, chi phí sản xuất tăng. Từ thực tế này, đòi hỏi nông dân và doanh nghiệp cần có sự thay đổi để tồn tại…

Mía ngọt nhưng… không đều

Trải qua hơn 4 năm liên tục thua lỗ, niên vụ mía năm nay, gia đình ông Phan Dũng - thôn Bắc, xã Ninh Tân, thị xã Ninh Hòa mới cảm nhận được vị ngọt khi mía được công ty mía đường thu mua với giá cao nhất trong các năm trở lại đây.

Theo lời ông Dũng, trừ các chi phí sản xuất, thuê nhân công vận chuyển mía lên xe, gia đình ông chốt lãi hơn 20 triệu đồng/1 ha mía. Với số tiền 20 triệu đồng tuy không lớn nhưng cũng đủ cho gia đình ông Dũng tằn tiện chi tiêu sau một niên vụ mía vất vả.

Không chỉ riêng ông Dũng, tại các vùng trồng mía trọng điểm ở thị xã Ninh Hòa như Ninh Xuân, Ninh Tây, Ninh Sim, nông dân đa phần phấn khởi bởi giá mía được công ty thu mua cao, giá giao động từ 980-1 triệu đồng/tấn. Trừ các chi phí, trung bình nông dân thị xã Ninh Hòa thu nhập từ 15-30 triệu đồng/ tấn mía tùy năng suất.

Sau hơn 4 năm thua lỗ, người nông dân trồng mía ở Khánh Hòa bắt đầu có lãi.
Sau hơn 4 năm thua lỗ, người nông dân trồng mía ở Khánh Hòa bắt đầu có lãi.

Vui mừng là vậy nhưng có không ít nông dân lo lắng trước áp lực chi phí sản xuất mía tăng cao. Như trường hợp gia đình ông Đặng Văn Huy trồng hơn 30ha mía ở thôn Bắc, xã Ninh Tây với chí phí đầu tư khoảng 800 triệu đồng.

Trung bình năm nay 1ha mía ông huy thu hoạch khoảng 70 tấn, trừ các chi phí sản xuất, ông Huy có lãi từ 10-15 triệu đồng/ha mía. Theo lời ông Huy, giá phân bón năm nay lên cao cùng với thuê nhân công thu hoạch, vận chuyển mía đã làm giảm lãi của nông dân.

Cũng theo lời ông Huy, nông dân trồng mía thông thường phải đến niên vụ thứ 2, 3 mới có thể thu lãi. Trong thời gian đầu, nông dân đối với mặt thua lỗ, áp lực lãi suất vay vốn ngân hàng, chi phí sản xuất phân bón, vận chuyển. Cùng với đó, đa phần nông dân vẫn duy trì cách sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thiếu bài bản, từ đó giảm chất lượng cây mía bán ra.

Để bám nghề, nông dân trồng mía không còn cách nào khác ngoài phương án thuê đất để trồng tập trung. Cùng với đó, người nông dân cần áp dụng công nghệ cao, đầu tư máy móc, trang thiết bị trồng trọt, thu hoạch.

Nông dân cần thay đổi để tồn tại

Vào những năm 2013, 2014, xã Ninh Tân là một trong số ít địa phương ở thị xã Ninh Hòa có diện tích trồng mía trên 2.000ha mía. Sau thời hoàng kim, giờ đây địa phương này chỉ còn chưa đầy 300ha mía và con số này có khả năng giảm thêm trong các năm tới.

Nông dân trồng mía cần thay đổi để tồn tại.
Nông dân trồng mía cần thay đổi để tồn tại.

Ông Võ Ngọc Phi Vũ - Chủ tịch xã Ninh Tân chia sẻ, nếu như trước đây đi dọc tuyến tỉnh lộ 5 đoạn qua địa bàn xã, đâu đâu cũng là những cánh đồng mía xanh mướt thì nay bà còn đã chuyển đổi dần sang các loại cây trồng khác. Vừa qua khi cơn sốt bất động sản đi qua, không ít nông dân có xu hướng bán đất nương rẫy để thu tiền...

Ông Vũ cho biết, tuy có giai đoạn trồi sụt nhưng không ít nông dân vẫn quyết bám trụ với cây mía. Như trường hợp nông dân Đặng Văn Huy đã bỏ tiền ra thuê lại hàng chục ha đất của nông dân để trồng mía diện tích lớn. Cũng có không ít nông dân đầu tư bài bản bằng công nghệ hiện đại về cây mía. Từ thu nhập cây mía, người nông dân lấy vốn đầu tư trồng keo theo hướng lấy ngắn nuôi dài.

Ông Biện Tuấn An – Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường Biên Hòa  - Ninh Hòa – hiện tổng hơn 5.000ha trên toàn địa bàn thị xã Ninh Hòa, năng suất hiện tại đã thu hoạch trung bình 60 tấn/ha. Năm nay tổng chi phí mà công ty mua mía của nông dân hơn 1,1 triệu đồng/tấn.

Ông Biện Tuấn An cũng thừa nhận có tình trạng giảm diện tích mía trên địa bàn thị xã Ninh Hòa. Nguyên nhân là do có một phần lớn diện tích đất ở Ninh Hòa hiện nằm quy hoạch các dự án lớn, từ đó khiến người nông dân có tâm lý chờ đợi để bán đất.

Để hỗ trợ nông dân, Công ty TNHH MTV Đường Biên Hòa  - Ninh Hòa đã hỗ trợ chi phí đầu tư ban đầu cho nông dân 4,8 triệu/ha gồm chi phí giống, phân bón vi chi, các chế phẩm; ban hành chính sách cam kết giá thu mua mía, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng mía như sử dụng máy bay không người lái vào việc phun chế phẩm; sử dụng máy thu hoạch liên hợp mía thu hoạch…

Hữu Long
TIN LIÊN QUAN

Khánh Hòa rốt ráo tuyển nhân sự để mở cửa du lịch

Hữu Long - Thanh Thúy |

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều doanh nghiệp du lịch, lữ hành trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đang ráo riết tìm nhân sự phục vụ trong ngành du lịch. Việc bổ sung nguồn nhân sự sẽ giúp các doanh nghiệp chủ động trong việc mở cửa trở lại hoạt động du lịch trong năm 2022.

Phạt tiền chủ quán ăn tạt canh vào du khách ở Khánh Hòa

Hữu Long |

Khánh Hòa - Chính quyền đã xác minh, lập biên bản, xử phạt tiền chủ quán ăn có hành vi tạt bát canh vào người du khách.

Gia tăng biến chứng sau khi hết bệnh, Khánh Hòa mở phòng khám hậu COVID-19

Phương Linh |

Khánh Hòa - Số bệnh nhân có nhu cầu khám, tầm soát sau khi khỏi COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hoà ngày một tăng. Các bác sĩ đã phát hiện một số trường hợp có biến chứng nặng kịp thời điều trị cứu sống bệnh nhân.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khánh Hòa rốt ráo tuyển nhân sự để mở cửa du lịch

Hữu Long - Thanh Thúy |

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều doanh nghiệp du lịch, lữ hành trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đang ráo riết tìm nhân sự phục vụ trong ngành du lịch. Việc bổ sung nguồn nhân sự sẽ giúp các doanh nghiệp chủ động trong việc mở cửa trở lại hoạt động du lịch trong năm 2022.

Phạt tiền chủ quán ăn tạt canh vào du khách ở Khánh Hòa

Hữu Long |

Khánh Hòa - Chính quyền đã xác minh, lập biên bản, xử phạt tiền chủ quán ăn có hành vi tạt bát canh vào người du khách.

Gia tăng biến chứng sau khi hết bệnh, Khánh Hòa mở phòng khám hậu COVID-19

Phương Linh |

Khánh Hòa - Số bệnh nhân có nhu cầu khám, tầm soát sau khi khỏi COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hoà ngày một tăng. Các bác sĩ đã phát hiện một số trường hợp có biến chứng nặng kịp thời điều trị cứu sống bệnh nhân.