Giá hàng hóa, thực phẩm “hạ nhiệt” nhanh

Vũ Long |

Ngày 11.2.2022, giá hàng hóa, thực phẩm, đặc biệt là các loại rau xanh đã hạ “nhiệt” so với 1 tuần trước đó.

Ngày 11.2.2022, giá hàng hóa, thực phẩm giảm khá mạnh so với thời điểm áp Tết Nguyên đán 2022. Khảo sát của PV cho thấy, giảm giá nhiều nhất là các mặt hàng thịt lợn, thịt bò, thủy sản, hải sản, gà tươi… Tại một số chợ như Đồng Xa, Võng Thị, Đông Tác, Bưởi, Cầu Diễn, Thái Hà…, giá hàng hóa, thực phẩm đã giảm  mạnh và sức mua vẫn không tăng nhiều.

Ngày 11.2.2022, giá thịt lợn tại các chợ phổ biến ở mức 100.000-140.000 đồng/kg (giảm 10.000 đồng/kg) so với trước; giá thịt bò từ 170.000-300.000 đồng/kg, giảm khoảng 5.000-15.000 đồng/kg tùy loại. Giá thịt lợn tại các chợ giảm do một phần sức mua yếu, một phần nữa là do tác động từ việc chững giá của giá lợn hơi. Trên cả nước, giá lợn hơi bình quân ngày 11.2.2022 ở mức 57.000 đồng/kg, phổ biến ở mức từ 56.000-59.000 đồng/kg. Các tỉnh phía Bắc có giá lợn hơi cao, trong đó giá lợn hơi tại Hà Nội cao nhất, bán ra ở mức 59.000 đồng/kg. Giá lợn hơi thấp nhất (55.000 đồng/kg) tại 2 tỉnh: Tiền Giang và Sóc Trăng. Các tỉnh còn lại có giá lợn hơi phổ biến ở mức 56.000-58.000 đồng.

Cùng với giá lợn hơi, giá gà ta nguyên lông cũng giảm mạnh dù đang là thời điểm sát rằm tháng Giêng. ngày 11.2.2022, gà ta nguyên lông có giá từ 130.000 - 135.000 đồng/kg, giảm 20.000 đồng/kg so với tuần trước, giá thịt gà công nghiệp: 60.000-70.000 đồng/kg tùy loại.

Giá thủy sản cũng "hạ nhiệt" nhanh, trong đó, cá nước ngọt tươi sống giảm giá khoảng 10.000 đồng/kg. Cụ thể, cá trắm loại 6kg/con giá 100.000 đồng/kg (cắt khúc bỏ đầu, đuôi), 70.000 đồng/kg (cân nguyên con), giá cá diêu hồng cỡ lớn trên 1kg/con: 70.000 đồng/kg; cỡ 1kg/con: 65.000 đồng/kg; cá chép: 60.000-70.000 đồng/kg; tôm sông: 25.000 đồng/lạng…

Giá lợn hơi giảm kéo giá thịt lợn tại các chợ dân sinh giảm khoảng 10.000 đồng/kg. Ảnh: Vũ Long
Giá lợn hơi giảm kéo giá thịt lợn tại các chợ dân sinh giảm khoảng 10.000 đồng/kg. Ảnh: Vũ Long

Hiện nay, mưa xuân và không khí ẩm hỗ trợ rau xanh phát triển nhanh, giá các loại rau đang nhanh chóng hạ nhiệt và chủng loại rau cũng phong phú hơn. Giá nhiều loại rau, củ, quả cũng giảm mạnh, trong đó giảm mạnh nhất là giá cà chua, từ mức 50.000 đồng/kg dịp Tết giảm xuống còn 15.000 đồng/kg; cà rốt: 10.000 đồng/kg, rau muống: 5.000 đồng/mớ, rau cải: 15.000 đồng/kg…

Giá các loại trái cây tươi cũng giảm mạnh. Trong đó, thanh long ruột đỏ: 20.000 đồng/kg (giảm 10.000-15.000 đồng/kg), ổi: 15.000 - 20.000 đồng/kg (giảm 5.000 đồng/kg), dưa hấu: 20.000 đồng/kg (giảm 5.000 đồng/kg), hồng xiêm: 30.000 đồng/kg (giảm 5.000 đồng/kg)...

Do sát thời điểm Valentine và rằm tháng giêng, nên hoa tươi vẫn giữ giá ở mức cao. Ảnh: Vũ Long
Do sát thời điểm Valentine và rằm tháng giêng, nên hoa tươi vẫn giữ giá ở mức cao. Ảnh: Vũ Long
Thanh liễu màu trắng nguyên thủy được bán với giá 180.000-200.000 đồng/bó. Ảnh: Vũ Long
Thanh liễu màu trắng nguyên thủy được bán với giá 180.000-200.000 đồng/bó. Ảnh: Vũ Long
Hiện nay, đã sát rằm tháng giêng và ngày lễ Tình yêu (Valentine), nên giá hoa tươi vẫn ở mức cao: Hồng nhung: 10.000-15.000 đồng/bông, ly cành 5-7 tai: 40.000 đồng/cành, cúc vàng đại đóa: 6.000 đồng/bông, thanh liễu: 150.000-170.000 đồng/bó, tuyết mai: 180.000-200.000 đồng/bó...
Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

3 tuần giãn cách xã hội, giá hàng hóa, thực phẩm tại Hà Nội ổn định

Vũ Long |

Hà Nội bước sang tuần thứ 3 thực hiện giãn cách xã hội, việc cung ứng hàng hóa, thực phẩm ổn định trở lại, giá nhiều mặt hàng giảm.

Dịch bệnh COVID-19 phức tạp, giá hàng hóa trên cả nước vẫn ổn định

Vũ Long |

Dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều nơi ngừng các hoạt động dịch vụ, kinh doanh hàng hóa không thiết yếu, nhưng giá lương thực, thực phẩm vẫn ổn định.

Giá hàng hóa tăng một phần do quy định xét nghiệm SARS-CoV-2 cực đoan

Lê Thanh Phong |

Dịch bệnh kéo dài làm cho đời sống của người dân khó khăn càng thêm khó khăn. Tiền trong túi ít đi nhưng giá cả hàng hóa thì tăng chóng mặt. Đó là một thực tế hiện nay tại TPHCM.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

3 tuần giãn cách xã hội, giá hàng hóa, thực phẩm tại Hà Nội ổn định

Vũ Long |

Hà Nội bước sang tuần thứ 3 thực hiện giãn cách xã hội, việc cung ứng hàng hóa, thực phẩm ổn định trở lại, giá nhiều mặt hàng giảm.

Dịch bệnh COVID-19 phức tạp, giá hàng hóa trên cả nước vẫn ổn định

Vũ Long |

Dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều nơi ngừng các hoạt động dịch vụ, kinh doanh hàng hóa không thiết yếu, nhưng giá lương thực, thực phẩm vẫn ổn định.

Giá hàng hóa tăng một phần do quy định xét nghiệm SARS-CoV-2 cực đoan

Lê Thanh Phong |

Dịch bệnh kéo dài làm cho đời sống của người dân khó khăn càng thêm khó khăn. Tiền trong túi ít đi nhưng giá cả hàng hóa thì tăng chóng mặt. Đó là một thực tế hiện nay tại TPHCM.