Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh:

Giá điện bậc thang là tốt nhất, nhưng sẽ phải điều chỉnh

Cường Ngô |

Chiều 18.8, báo cáo với Bộ trưởng Bộ Công Thương về dự thảo phương án tính giá điện, Cục Điều tiết Điện lực kiến nghị cho rút các phương án tính điện một giá. Nêu quan điểm về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, không có phương án nào khác tốt hơn giá điện bậc thang, nhưng từng bậc và giá từng bậc ra sao thì cần nghiên cứu đảm bảo hiệu quả, lợi ích Nhà nước - doanh nghiệp - người dân.

Áp dụng biểu giá 5 bậc thang đảm bảo được hỗ trợ cho người nghèo

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến 2 phương án sửa đổi biểu giá bán lẻ điện. Phương án 1 là vẫn tính theo bậc thang nhưng giảm một bậc so với biểu giá 6 bậc hiện hành. Phương án 2 gồm 5 bậc thang và một giá điện, nhưng chia theo 2 kịch bản 2A và 2B, trong đó phương án một giá điện được tính bằng 145-155% giá bán lẻ điện bình quân, tương đương 2.703 - 2.890 đồng một kWh.

Báo cáo với Bộ trưởng Công Thương về dự thảo phương án tính giá điện vào chiều 18.8, ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, các phương án trong dự thảo biểu giá bán lẻ điện đều đảm bảo nguyên tắc chi phí tiền điện của đa số các khách hàng sử dụng điện không tăng, đặc biệt là nhóm 18,7 triệu khách hàng sử dụng điện dưới 200 kWh/tháng (chiếm 73,4% tổng các khách hàng sinh hoạt do chủ yếu là người lao động, công chức, viên chức). Đồng thời, đảm bảo giữ nguyên mức giá bán lẻ điện bình quân cho sinh hoạt hiện hành, do đây không phải là lần điều chỉnh giá điện.

Mặc dù vậy, ông Tuấn đề xuất với Bộ trưởng Bộ Công Thương rút lại các phương án giá điện 2A và 2B  như dự thảo đưa ra. Lý do là phương án này có hạn chế không khuyến khích được khách hàng sử dụng điện tiết kiệm, trong khi tiết kiệm điện là một trong những chủ trương lớn của Chính phủ và Bộ Công Thương.

Vì vậy, Cục Điều tiết Điện lực kiến nghị cho rút các phương án giá điện 2A và 2B, đồng thời tiếp tục xin ý kiến về phương án 1, cải tiến giá điện bậc thang cho các khách hàng sinh hoạt nhằm giảm bớt số bậc thang cho đối tượng khách hàng sinh hoạt từ 6 bậc xuống 5 bậc và điều chỉnh các bậc thang để phù hợp với mức độ sử dụng điện của nhân dân.

Nói về việc tiết kiệm điện và hỗ trợ cho người nghèo, ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, phương án giá điện 5 bậc thang đã được tính toán đảm bảo các yêu cầu, như khuyến khích được việc sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả, số tiền ngân sách hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách xã hội không thay đổi.

Ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho rằng, việc xây dựng biểu giá điện sinh hoạt là công việc rất khó, vì có quá nhiều mục tiêu - vừa đảm bảo an sinh xã hội, vừa phải tiết kiệm điện, đồng thời phải hài hoà lợi ích của đơn vị sản xuất điện và người tiêu dùng.

Về phương án một giá điện, ông Dũng cho hay, tỉ lệ áp dụng phương án này thấp, chỉ 2% và là phương án lựa chọn thêm. Những người lựa chọn phương án này là người sử dụng điện nhiều, là những người có thu nhập cao.

Ông Phương Hoàng Kim - Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm Năng lượng - cũng đồng ý với đề xuất của Cục Điều tiết Điện lực về việc rút phương án 2A và 2B. Tuy nhiên, cần phân tích và giải thích thêm về cách tính khoảng cách giữa các biểu giá, làm rõ những lợi thế về phương án 5 bậc thang so với 6 thang đang áp dụng. Ngoài ra, trong quá trình triển khai, cần có sự giám sát của các bên, áp dụng công nghệ, chỉ số đo xa, côngtơ điện tử, đảm bảo ghi chỉ số điện thật chuẩn.

“Không ổn khi áp dụng một giá điện”

Ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, nếu phương án một giá điện đưa ra là không ổn. Bởi phương án một giá điện có lợi cho người dùng nhiều điện, điều này trái quan điểm khuyến khích tiết kiệm điện của Chính phủ. Ông Đỗ Thắng Hải cho hay, với biểu giá điện, các phương án đưa ra nhiều, nhưng cần chọn phương án tối ưu.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh thông tin, Bộ Công Thương chủ động nghiên cứu đưa ra đề xuất phương án điện một giá, để cố gắng nhằm đáp ứng mục tiêu công khai, minh bạch, dễ tính toán và đảm bảo sự tin cậy. Tuy nhiên, phương án này sau khi cân nhắc, tính toán và nhận sự góp ý thì “không thực sự phù hợp, không có điều kiện thực hiện khả thi sau này”.

Ông phân tích, phương án một giá điện được đưa ra trong đề xuất đang “đánh đồng giữa các đối tượng sử dụng điện, vi phạm nguyên tắc trong xây dựng biểu giá bán lẻ điện là đảm bảo tiết kiệm năng lượng”. Nghĩa là, bất kể ai, người sử dụng nhiều hay ít điện đều chỉ có một giá đó thôi.

“Bản thân khi đưa ra phương án một giá điện song song với phương án bậc thang đã có sự mâu thuẫn với nhau, sẽ không khả thi khi thực hiện. Nếu áp dụng phương án một giá điện, chúng ta không chủ động được trong việc cân đối điện, đảm bảo đủ điện năng cho phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ nhân dân. Đồng thời, không đảm bảo được sự quan tâm đối với các hộ chính sách, hộ nghèo - những đối tượng mà Nhà nước rất quan tâm. Điện một giá chỉ áp dụng được và áp dụng tốt khi chúng ta có thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, khi chúng ta có lượng điện dư thừa” - ông Trần Tuấn Anh nói.

Với tình hình hiện nay, Bộ trưởng Bộ Công Thương nói: “Không có phương án nào khác tốt hơn giá điện bậc thang, nhưng từng bậc và giá từng bậc ra sao thì cần nghiên cứu đảm bảo hiệu quả, lợi ích Nhà nước - doanh nghiệp - người dân”. Ông yêu cầu Cục Điều tiết điện lực kiểm tra, làm rõ, xác thực lại các con số tính toán phương án giá điện bậc thang.

Sau khi rút phương án điện một giá, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tiếp thu ý kiến góp ý phương án giá điện theo 5 bậc thang (phương án 1) để hoàn thiện, trình Thủ tướng xem xét vào quý III.

“Cục Điều tiết Điện lực lắng nghe, tiếp thu, phân tích, làm rõ và tổ chức các buổi làm việc với các cơ quan chuyên môn, báo chí truyền thông, lấy đó làm cơ sở để hoàn thiện, bổ sung các phương án biểu giá điện, sao cho các phương án đơn giản nhất, dễ hiểu nhất, nhưng không làm thay đổi giá điện bình quân mà Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra” - Bộ trưởng Công Thương nhấn mạnh.

“Hoan nghênh Bộ Công Thương trước đề xuất rút điện một giá”

Trao đổi với Lao Động, ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam - cho biết, điểm mới của dự thảo biểu giá bán lẻ điện là việc rút từ 6 bậc thang xuống còn 5 bậc; ghép các bậc lại với nhau để tăng khoảng cách mức tiêu thụ điện và nới rộng khoảng cách ở bậc cao hơn. Ví dụ, so với biểu giá hiện hành thì không còn bậc từ 0-50kWh mà ghép bậc 1, bậc 2 hiện hành thành bậc mới từ 0-100kWh, ghép bậc 4, bậc 5 cũ thành bậc 3 mới từ 201-400kWh và xây dựng thêm bậc từ 701kWh trở lên.

Trước đề nghị rút phương án 2A và 2B (trong hai phương án này cách tính điện một giá) của Cục Điều tiết Điện lực, tôi rất hoan nghênh, vì họ có tinh thần cầu thị, tiếp thu đầy đủ ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia và khách hàng sử dụng điện để hoàn chỉnh phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, nhằm đảm bảo phù hợp với thực tế sử dụng điện cho sinh hoạt của người dân.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Điện một giá: Sẽ có 22 triệu hộ gia đình phải trả tiền cao hơn

Cường Ngô |

Mức điện một giá 2.703-2.890 đồng/kWh đang đề xuất, theo các chuyên gia, chỉ có lợi cho người dùng nhiều điện. Đối với những hộ ít điện (dưới 400kWh có 22 triệu hộ) sẽ không dùng điện một giá vì phải trả tiền cao hơn nhiều so với biểu giá bậc thang.

Đề xuất điện một giá 2.703 đồng/kWh: Chưa thấy lợi ích cho người sử dụng

Nhóm PV |

Bộ Công Thương chính thức đưa ra đề xuất về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện với hai phương án. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, vẫn còn những băn khoăn chưa thể giải đáp, đặc biệt là căn cứ nào để xây dựng các phương án giá điện cụ thể như vậy.

Đề xuất tính điện một giá: Giá bán lẻ bình quân còn có ý nghĩa?

CAO NGUYÊN |

Trao đổi với Lao Động, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh – Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cho rằng, giá điện bán lẻ thì Chính phủ đã tính toán kỹ tất cả của các khâu trong quá trình sản xuất, kinh doanh, mua bán, bán buôn… vậy khi đề xuất tính điện một giá lại nâng lên 145 hay 155% thì cần phải giải thích rõ ràng. Nếu tính như vậy thì giá bán lẻ điện bình quân của Chính phủ còn có hiệu lực hay ý nghĩa không?.

Hoá đơn điện tăng sốc: Chuyên gia đề xuất tính giá điện bậc thang theo năm

Cường Ngô |

Việc áp giá điện theo tháng, cộng với việc chậm sửa biểu bậc thang đã lỗi thời được cho là nguyên nhân khiến tiền điện "nhảy" vọt mỗi khi nắng nóng. Chính vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng cần sửa biểu giá bán lẻ điện bậc thang.

Nên tạm thời bỏ cách tính giá điện bậc thang để dân bớt khổ

Minh Bằng |

Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh lại vừa tiếp tục đề xuất việc tạm thời bỏ cách tính giá điện bậc thang hiện nay cho đến khi công bố hết dịch COVID-19 để hỗ trợ trực tiếp cho người dân và doanh nghiệp.

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại đầu tiên tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại sát nút 2-3 trước Hồng Lĩnh Hà Tĩnh ngay trên sân nhà tại vòng 4 Night Wolf V.League 2023.

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng vụ bê bối sữa bột nhiễm khuẩn tại Pháp

Thuỳ Linh |

Công ty sản xuất thực phẩm Lactalis của Pháp đã bị buộc tội liên quan đến vụ bê bối toàn cầu kéo dài 5 năm qua. Hàng chục trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng sức khỏe do uống sữa công thức (sữa bột) nhiễm khuẩn đường ruột salmonella.

Theo chân những phụ nữ lái đò tại Khu du lịch sinh thái Tràng An

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày cuối tuần, khách du lịch tới tham quan tại Khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình) cũng đông hơn ngày thường. Tại bến thuyền Tràng An, hàng nghìn phụ nữ làm nghề chèo đò ở đây cũng tất bật hơn...

Điện một giá: Sẽ có 22 triệu hộ gia đình phải trả tiền cao hơn

Cường Ngô |

Mức điện một giá 2.703-2.890 đồng/kWh đang đề xuất, theo các chuyên gia, chỉ có lợi cho người dùng nhiều điện. Đối với những hộ ít điện (dưới 400kWh có 22 triệu hộ) sẽ không dùng điện một giá vì phải trả tiền cao hơn nhiều so với biểu giá bậc thang.

Đề xuất điện một giá 2.703 đồng/kWh: Chưa thấy lợi ích cho người sử dụng

Nhóm PV |

Bộ Công Thương chính thức đưa ra đề xuất về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện với hai phương án. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, vẫn còn những băn khoăn chưa thể giải đáp, đặc biệt là căn cứ nào để xây dựng các phương án giá điện cụ thể như vậy.

Đề xuất tính điện một giá: Giá bán lẻ bình quân còn có ý nghĩa?

CAO NGUYÊN |

Trao đổi với Lao Động, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh – Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cho rằng, giá điện bán lẻ thì Chính phủ đã tính toán kỹ tất cả của các khâu trong quá trình sản xuất, kinh doanh, mua bán, bán buôn… vậy khi đề xuất tính điện một giá lại nâng lên 145 hay 155% thì cần phải giải thích rõ ràng. Nếu tính như vậy thì giá bán lẻ điện bình quân của Chính phủ còn có hiệu lực hay ý nghĩa không?.

Hoá đơn điện tăng sốc: Chuyên gia đề xuất tính giá điện bậc thang theo năm

Cường Ngô |

Việc áp giá điện theo tháng, cộng với việc chậm sửa biểu bậc thang đã lỗi thời được cho là nguyên nhân khiến tiền điện "nhảy" vọt mỗi khi nắng nóng. Chính vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng cần sửa biểu giá bán lẻ điện bậc thang.

Nên tạm thời bỏ cách tính giá điện bậc thang để dân bớt khổ

Minh Bằng |

Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh lại vừa tiếp tục đề xuất việc tạm thời bỏ cách tính giá điện bậc thang hiện nay cho đến khi công bố hết dịch COVID-19 để hỗ trợ trực tiếp cho người dân và doanh nghiệp.