EC gia hạn thêm 6 tháng: Thủy sản Việt có gỡ được “thẻ vàng” năm 2019?

KHÁNH VŨ |

Sau 10 ngày trực tiếp sang Việt Nam kiểm tra công tác khắc phục thẻ vàng (15-24.5.2018) đối với thủy sản IUU (khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định), đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) ghi nhận những nỗ lực và tiến bộ của Việt Nam đối với việc thực hiện các cảnh báo khai thác IUU.

Tuy nhiên, việc khắc phục các tồn tại vẫn chưa đạt yêu cầu và EC gia hạn thêm thời gian để Việt Nam tiếp tục thực hiện các giải pháp. Sau đó, tháng 1.2019, EC sẽ quay lại và tiếp tục xem xét.

Hàng loạt yêu cầu chưa khắc phục xong

Theo Bộ NNPTNT, sau 10 ngày sang Việt Nam tổ chức đợt kiểm tra, EC đã ghi nhận những kết quả mà Việt Nam đạt được trong việc khắc phục “thẻ vàng” và các khuyến nghị mà EC đưa ra. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số vấn đề cần phải tiếp tục khắc phục như: Việc kiểm soát đánh bắt, truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác còn nhiều lỗ hổng.

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 133.000 tàu cá, với gần 33.000 tàu cá đánh bắt xa bờ với công suất 90CV trở lên, nhưng chỉ khoảng 3.000 tàu được lắp thiết bị định vị vệ tinh Movimar. Thiếu thiết bị này, việc kiểm soát các tàu cá này có vi phạm vùng đánh bắt không là rất khó.

Với con số 33.000 tàu nhưng chỉ mới gắn thiết bị được 3.000 tàu, đây là con số rất ít ỏi, lượng tàu cần lắp các thiết bị định vị vệ tinh còn lại rất lớn, cần khẩn trương thực hiện để giám sát việc tuân thủ các quy định về vùng đánh bắt.

Bên cạnh đó, việc chứng nhận hải sản khai thác còn nhiều bất cập; các địa phương chưa sát sao trong việc chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện các biện pháp khắc phục... Trong quá trình kiểm tra, trao đổi, phía Việt Nam đã công bố thông tin thể hiện sự minh bạch, không giấu giếm và chia sẻ với đoàn thanh tra của EC là Việt Nam đang thiếu kinh phí lắp đặt thiết bị cho tàu cá và nỗ lực khắc phục trong thời gian tới.

Trao đổi với PV trưa ngày 28.6, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường thẳng thắn cho biết: “Chúng ta đã nỗ lực tập trung mọi giải pháp, như hoàn thiện về văn bản pháp luật, lần đầu tiên 9 nội dung của EC đã được chúng ta đưa vào Luật Thủy sản sửa đổi. Đây là 1 cố gắng rất cao để hình thành khung pháp luật.

Thứ hai, về chỉ đạo, cơ quan cao nhất là Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 15 và hàng loạt văn bản chỉ đạo để tập trung các giải pháp đồng bộ. Các địa phương gồm 28 tỉnh duyên hải, bà con ngư dân, các lực lượng quản lý của chúng ta đã tích cực vào cuộc. Tuy nhiên, 6 tháng không phải là thời gian đủ nhiều để chúng ta xoay chuyển tình thế từ “nghề cá nhân dân” sang “nghề cá khai thác có trách nhiệm bền vững”, cần tiếp tục cố gắng.

Việc trang bị thiết bị cho lực lượng tàu thuyền khai thác của chúng ta với số lượng 133.000 tàu thuyền là câu chuyện hoàn toàn không đơn giản. Thứ hai, chúng ta phải chuyển từ tập quán đánh bắt tự nhiên sang hình thức khai thác trách nhiệm (có khai báo sổ sách, ngư trường); những bất cập về cơ sở hạ tầng từ bến cảng, khu neo đậu, bến cá… tất cả những mặt đó không chỉ cố gắng vượt bậc về chính trị (các văn bản pháp luật-PV) của chúng ta, mà đòi hỏi cả về vật lực và thời gian, tới đây chúng ta sẽ phải quyết liệt hơn nữa” - Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định.

Theo đánh giá của EC, dù Việt Nam đã lồng các khuyến nghị của EC vào Luật Thủy sản 2017, đã ban hành các nghị định, văn bản hướng dẫn nhưng cần đẩy mạnh việc thực thi ở các địa phương. Ngoài ra, các cơ sở hạ tầng như: Cảng cá, tàu cá, phương tiện đánh bắt… đều cần phải được nâng cấp theo đúng tiêu chuẩn.

Để tạo điều kiện cho Việt Nam đạt được các yêu cầu này, hai bên thống nhất: Tháng 1.2019, đoàn công tác của EC sẽ quay lại để kiểm ta và xem xét vấn đề “thẻ vàng” thủy sản của Việt Nam. “Vừa rồi chúng tôi đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ để tới đây tiếp tục ra các văn bản - nhất là các chương trình hành động để các tỉnh, đặc biệt là 28 tỉnh duyên hải phải vào cuộc quyết liệt hơn, nâng cao trách nhiệm của ngư dân, trách nhiệm của DN, trách nhiệm của cơ quan quản lý phải rõ và quyết liệt hơn nữa thì chúng ta mới sớm mong muốn tháo gỡ được thẻ vàng”-Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói thêm.

Thủy sản của Việt Nam được EC gia hạn xem xét thẻ vàng đến tháng 1.2019 (ảnh minh họa). Ảnh: P.V
Thủy sản của Việt Nam được EC gia hạn xem xét thẻ vàng đến tháng 1.2019 (ảnh minh họa). Ảnh: P.V

Có gỡ được thẻ vàng vào năm 2019?

Như đã nói ở trên, để thực hiện các khuyến nghị của EC, Việt Nam phải triển khai hàng loạt vấn đề một cách căn cơ và bền vững. “Đây là một đòi hỏi tất yếu, các quốc gia khác xung quanh chúng ta cũng vậy, khi EC rút thẻ vàng cũng không có nước nào trong 1-2 năm có thể ra khỏi trạng thái này (thẻ vàng-PV). Mặc dù chúng ta không ỷ lại vào điều này, mà cần phải nhận thức và cố gắng nhiều hơn.

Vừa rồi đoàn kiểm tra của phái bộ chuyên môn của EC cho thấy EC cũng ghi nhận những cố gắng vượt bậc của chúng ta. Tuy nhiên, với khối lượng công việc còn rất lớn, khai thác của ngư dân, tổ chức thực thi theo các văn bản pháp luật… thì chúng ta đều phải tiếp tục cố gắng” - Bộ trưởng Cường bày tỏ.

Trước đó, ngày 23.10.2017, EC thông báo áp dụng biện pháp cảnh báo thẻ vàng đối với sản phẩm hải sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EC. Đồng thời, EC đưa ra 9 khuyến nghị Việt Nam cần phải thực hiện ngay trong 6 tháng (từ 23.10.2017 đến 23.4.2018).

Ngay sau khuyến nghị của EC, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ NNPTNT đã chỉ đạo Tổng cục Thủy sản và chính quyền địa phương 28 tỉnh ven biển triển khai quyết liệt các biện pháp để thực hiện và bước đầu đã đạt kết quả, được EC ghi nhận.

Quy định IUU của EC nhằm đảm bảo không có sản phẩm khai thác nào bị đánh bắt bất hợp pháp xâm nhập được vào thị trường EC. Theo đó, các nước sở tại phải xác nhận nguồn gốc và tính hợp pháp của các hải sản, đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm hải sản vào EC. Đây là biện pháp nhằm đảm bảo các nước phải tuân thủ các quy định về bảo tồn và quản lý nguồn lợi của mình cũng như các quy định quốc tế đã cam kết.

* XK thủy sản 6 tháng cuối năm có bị “nghẽn” bởi thẻ vàng?

“EC cảnh báo như vậy, chúng ta không lo thị phần xuất khẩu thủy sản bị tổn thương vì hiện nay chúng ta còn rất nhiều thị trường khác. Hơn nữa, đây mới chỉ là cảnh báo. Tuy nhiên, ngành thủy sản xác định được là phải phấn đấu để có 1 nghề cá bền vững, nghề cá chuỗi giá trị, nghề cá khai thác có trách nhiệm.

Phải xác định: Không thể để ngư dân của chúng ta khai thác không bền vững, không thể để tồn tại một nghề cá hiệu quả không cao, đầy rẫy rủi ro. Chúng ta phải tái cơ cấu lại ngành này, một mặt tổ chức lại sản xuất, nhưng một mặt phải đi sâu vào chế biến để chuỗi giá trị nhiều hơn.

Cùng với đó, trong thời gian tới, tìm giải pháp tập trung nuôi xa, tái cơ cấu lại việc làm của ngư dân trên bờ. Chúng ta không thể chỉ ra khơi khai thác tài nguyên hải sản, mà chúng ta phải phối hợp nhiều giải pháp đồng bộ để xây dựng một nghề khai thác biển hay nói rộng ra là nghề kinh tế biển đúng tiềm năng”. (Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường)

KHÁNH VŨ
TIN LIÊN QUAN

Chuyến tàu quốc tế đầu tiên, đưa hơn 2.000 du khách đến Bà Rịa - Vũng Tàu

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngày 26.1, Tàu MEIN SCHIFF 5 đã an toàn cập cảng SP-PSA tại TX.Phú Mỹ, đưa 2.370 du khách quốc tế (trong đó 95% là người Đức) đến tham quan du lịch tại Việt Nam.

Những điểm du lịch tâm linh hút khách đầu xuân ở miền Tây

Văn Sỹ |

Quan âm Phật đài, Miếu Bà Chúa Xứ và Chùa Quan Âm Linh Ứng là những điểm có hàng nghìn khách đến mỗi ngày ở miền Tây.

Huấn luyện viên Park có thể ngẩng cao đầu sau khi chia tay bóng đá Việt Nam

AN NGUYÊN |

Liên đoàn bóng đá Châu Á (AFC) đã đăng tải bài viết tri ân huấn luyện viên Park Hang-seo sau những đóng góp to lớn cho bóng đá Việt Nam nói riêng và bóng đá Châu Á nói chung trong 5 năm qua.

Tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn trên đường Hồ Chí Minh ngày đầu xuân

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) đã tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn tại tuyến đường Hồ Chí Minh.

Bộ trưởng Công Thương: Năm 2023 sẽ có nhiều khó khăn với kinh tế Việt Nam

Cường Ngô |

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, năm 2023 tiếp tục là năm có nhiều khó khăn, thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, do kinh tế thế giới có xu hướng tăng chậm lại. Do đó, cần thực hiện tổng thể các giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Săn tour du lịch giá rẻ, coi chừng rơi vào bẫy lừa đảo

Quang Việt |

Dịp Tết Nguyên đán, nhiều người du xuân, tìm kiếm các tour du lịch giá rẻ hợp với túi tiền, song cơ quan chức năng cảnh báo cần cẩn trọng để tránh sập bẫy tội phạm lừa đảo.

Vỡ mộng làm giàu, nhà đầu tư tìm cách bán nhanh đất nền

ANH HUY |

Khi thị trường khó khăn, mọi giao dịch gần như đóng băng, không ít các nhà đầu tư đất nền đang có dấu hiệu “xuống sức” do chịu cảnh chôn vốn, gồng mình trả lãi, buộc phải rao bán nhanh để thu tiền về dù phải chịu lỗ.

Giới chuyên môn nói gì về thành tích phim Nhà bà Nữ của Trấn Thành?

DI PY |

Với doanh thu gần 120 tỉ đồng của "Nhà bà Nữ" sau 4 ngày công chiếu, giới chuyên môn đặt nhiều kỳ vọng về một cú hích đưa điện ảnh Việt trở lại mạnh mẽ sau khoảng thời gian khó khăn năm 2022.