Dừng “đổi đất lấy hạ tầng”, ngăn chặn đầu tư chui, “núp bóng”

VƯƠNG TRẦN |

Ngày 10.7, Văn phòng Chủ tịch Nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước công bố 10 luật được Quốc hội khoá XIV thông qua tại kỳ họp thứ 9 vừa qua. Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là ba trong số các luật nói trên, có tác động lớn đến môi trường đầu tư, kinh doanh.

Ngăn chặn đầu tư chui, núp bóng

Liên quan tới Luật Đầu tư, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Vũ Đại Thắng cho biết, Luật đã sửa đổi, bổ sung 10 nhóm quy định trong luật cũ để đảm bảo tính thống nhất với các luật liên quan đến đất đai, thuế... Đặc biệt về quản lý nhà nước, đảm bảo an ninh quốc phòng, luật đã quy định rõ việc xem xét các điều kiện an ninh, quốc phòng trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp tại các doanh nghiệp ở đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển hoặc các khu vực nhạy cảm về an ninh, quốc phòng. Cùng với đó, luật cũng bổ sung quy định về giám định vốn đầu tư trong trường hợp cần thiết để tính thuế, hạn chế chuyển giá, trốn thuế...

Liên quan đến ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, theo ông Thắng, Luật lần này đã bổ sung “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” vào danh mục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh. Sửa đổi, bổ sung quy định cấm đầu tư kinh doanh các chất ma túy; hóa chất, khoáng vật độc hại và động, thực vật hoang dã cho phù hợp với tình hình thực tế.

Liên quan tới nội dung này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng cho biết: Đối với các doanh nghiệp đang được cấp phép dịch vụ kinh doanh đòi nợ sẽ được tiếp tục hoạt động từ nay tới ngày 1.1.2021. “Từ 1.1.2021 doanh nghiệp sẽ chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê. Đối với các doanh nghiệp có nhiều ngành nghề, dịch vụ kinh doanh thì chấm dứt hoạt động kinh doanh đòi nợ thuê, các lĩnh vực khác vẫn hoạt động theo quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp đang thực hiện dịch vụ kinh doanh đòi nợ từ nay tới 1.1.2021 có trách nhiệm thanh, quyết toán liên quan tới dịch vụ này” - ông Thắng cho biết.

Từ 15.8, dừng thực hiện dự án BT chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư

Về Luật PPP, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng nhấn mạnh, Luật PPP hoàn thiện các cơ chế tổng thể bao gồm các hình thức hỗ trợ, ưu đãi và đảm bảo đầu tư từ phía nhà nước cho nhà đầu tư để tăng tính hấp dẫn của dự án, thu hút đầu tư mạnh mẽ cũng như bảo đảm việc thực hiện dự án thành công.

Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng giới thiệu những nội dung cơ bản của Luật PPP. Cụ thể, về lĩnh vực đầu tư, Luật PPP khu biệt 5 lĩnh vực thiết yếu để đầu tư theo phương thức PPP nhằm tập trung nguồn lực, bao gồm: Giao thông, lưới điện (trừ nhà máy thuỷ điện và trường hợp nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực); thủy lợi, cung cấp nước sạch, thoát nước, xử lý nước thải, chất thải; y tế, giáo dục - đào tạo; hạ tầng công nghệ thông tin.

Về quy mô đầu tư, Luật PPP quy định quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu để đầu tư theo phương thức PPP là 200 tỉ đồng. Đối với một số dự án ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn hoặc trong lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, giá trị này là 100 tỉ đồng. Một điều luật quan trọng được ông Thắng nhấn mạnh là phần vốn nhà nước sử dụng để hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng và giải phóng mặt bằng, hạn mức tham gia trong dự án PPP không quá 50% tổng mức đầu tư.

10 Luật được công bố

Tại buổi họp báo, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch Nước Đào Việt Trung đã đọc Lệnh công bố 10 Luật. Cụ thể, đó là các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); Luật Đầu tư; Luật Thanh niên; Luật Doanh nghiệp; Luật Hoà giải, đối thoại tại Toà án; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định Tư pháp. Đây là 10 đạo luật đã được thông qua tại Kỳ họp 9, Quốc hội khoá XIV.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Kiểm toán dự án PPP: Có rút ra được bài học từ Nhà máy nước mặt sông Đuống?

TS Lê Đình Thăng, Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành III |

Khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đang nóng thì xảy ra chuyện lùm xùm tại Nhà máy nước mặt sông Đuống với giá nước cao “ngất trời”. Chuyện lùm xùm về giá nước lẽ ra sẽ đơn giản hơn nếu ngay từ đầu TP.Hà Nội quyết định mọi thứ công khai minh bạch: Nhà đầu tư hưởng ưu đãi gì, như thế nào, giá nước bán ra khi hoàn thành dự án là bao nhiêu... để công chúng cùng giám sát.

2 phương án chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và doanh nghiệp

VƯƠNG TRẦN - CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG |

Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp 9, ngày 28.5, Quốc hội khóa XIV đã tiến hành thảo luận về một số ý kiến khác nhau của dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Vấn đề cơ chế chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước với doanh nghiệp nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu.

Đại biểu Quốc hội tranh luận việc kiểm toán các dự án PPP

Đặng Chung - Cao Nguyên - Trần Vương |

Liên quan đến hoạt động Kiểm toán Nhà nước trong đầu tư theo phương thức đối tác công tư - PPP, các đại biểu Quốc hội còn có ý kiến khác nhau về việc nên kiểm toán toàn bộ dự án, hay chỉ kiểm toán phần vốn công.

Thu hút đầu tư PPP: Không có chính sách chia sẻ rủi ro sẽ khó tạo sức hút

Vương Trần |

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, dự luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) nếu không có chế định chia sẻ rủi ro thì khó tạo sức hút, tạo động lực, thu hút đầu tư.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Kiểm toán dự án PPP: Có rút ra được bài học từ Nhà máy nước mặt sông Đuống?

TS Lê Đình Thăng, Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành III |

Khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đang nóng thì xảy ra chuyện lùm xùm tại Nhà máy nước mặt sông Đuống với giá nước cao “ngất trời”. Chuyện lùm xùm về giá nước lẽ ra sẽ đơn giản hơn nếu ngay từ đầu TP.Hà Nội quyết định mọi thứ công khai minh bạch: Nhà đầu tư hưởng ưu đãi gì, như thế nào, giá nước bán ra khi hoàn thành dự án là bao nhiêu... để công chúng cùng giám sát.

2 phương án chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và doanh nghiệp

VƯƠNG TRẦN - CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG |

Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp 9, ngày 28.5, Quốc hội khóa XIV đã tiến hành thảo luận về một số ý kiến khác nhau của dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Vấn đề cơ chế chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước với doanh nghiệp nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu.

Đại biểu Quốc hội tranh luận việc kiểm toán các dự án PPP

Đặng Chung - Cao Nguyên - Trần Vương |

Liên quan đến hoạt động Kiểm toán Nhà nước trong đầu tư theo phương thức đối tác công tư - PPP, các đại biểu Quốc hội còn có ý kiến khác nhau về việc nên kiểm toán toàn bộ dự án, hay chỉ kiểm toán phần vốn công.

Thu hút đầu tư PPP: Không có chính sách chia sẻ rủi ro sẽ khó tạo sức hút

Vương Trần |

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, dự luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) nếu không có chế định chia sẻ rủi ro thì khó tạo sức hút, tạo động lực, thu hút đầu tư.