Dư thừa triệu tấn nông sản, làm sao đưa được đến người tiêu dùng?

Vũ Long |

1,5 triệu tấn rau củ, 1,7 triệu tấn trái cây cùng nhiều nông sản khác tại các tỉnh phía Nam đang dư thừa, cần tiêu thụ.

Nguồn cung ổn định, thiếu đầu ra do dịch bệnh

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), mặc dù dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng các mặt hàng nông sản, thực phẩm vẫn rất dồi dào, đặc biệt là tại các vựa nông sản của cả nước là đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ.

Hiện tại, nguồn cung sản phẩm chăn nuôi vẫn duy trì đa dạng và không có biến động. Tổng sản lượng thịt lợn của khu vực Nam Bộ khoảng 4.200 tấn/ngày; trong tháng 9 là 120.000 tấn. Về thịt gia cầm, tổng sản lượng của khu vực Nam Bộ trong tháng 9 là 50.000 tấn. Tổng sản lượng thịt bò của khu vực Nam Bộ khoảng 348,3 tấn/ngày, trong tháng 9 có khoảng 10.000 tấn. Về trứng gia cầm, có khoảng 19,6 triệu quả/ngày, trong tháng 9 khoảng 590 triệu quả. 

Tổng sản lượng 13 cây ăn quả chính vùng Nam Bộ từ tháng 9-12.2021 là 1.744,6 nghìn tấn. Dự kiến tổng sản lượng tháng 9 toàn vùng là 405,9 nghìn tấn. Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam, trái cây là mặt hàng cần khuyến khích tiêu dùng mạnh trong mùa dịch khi có gần 400 nghìn tấn cần được tiêu thụ trong tháng 9 và gần 1.300 triệu tấn cần tiêu thụ đến tháng 12.2021 nếu tình hình xuất khẩu gặp khó khăn.

Tại các tỉnh phía Nam, tổng sản lượng rau các loại rau cung ứng từ tháng 8-12.2021, khoảng 3.180 nghìn tấn. Trong đó, khu vực Đông Nam Bộ là 698 nghìn tấn và đồng bằng sông Cửu Long là 2.481 nghìn tấn. Như vậy, ngoài 158 nghìn tấn cung ứng cho nhu cầu rau của vùng Đông Nam Bộ bị thiếu, khu vực đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn gần 1.500 ngàn tấn rau củ các loại cần được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Điều tiết từ vùng thừa sang vùng thiếu

Theo khảo sát của Tổ Công tác 970 của Bộ NNPTNT, tổng nhu cầu về thịt tại 3 địa phương đang bị dịch COVID-19 nặng là TPHCM, Bình Dương và Đồng Nai là 67.900 tấn/tháng (TPHCM: 48.000 tấn/tháng; Bình Dương 8.800 tấn/tháng; Đồng Nai: 11.100 tấn/tháng).

Trong khi đó, tổng sản lượng cung ứng thịt của các tỉnh Nam Bộ là 200.000 tấn/tháng, trong đó Đồng Nai 30.000 tấn/tháng (lợn, gà, vịt); Bình Dương 14.000 tấn/tháng (lợn, gà); Bình Phước, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh 15.000 tấn/tháng…

Như vậy, xét về năng lực tự cung ứng, TPHCM rất cần sự bổ trợ nông sản, thực phẩm từ các địa phương khác hiện đang thừa ứ.

Cung ứng nông sản cho người lao động nghèo tai TPHCM. Ảnh: Cao Trần
Cung ứng nông sản cho người lao động nghèo tại TPHCM. Ảnh: Cao Trần

Về các loại nông sản khác, xét trên diện rộng, năng lực sản xuất, các tỉnh phía Nam hoàn toàn tự chủ. Tuy nhiên, cần có sự điều tiết từ tỉnh thừa sang tỉnh thiếu. Tránh tình trạng rau xanh, trái cây, thịt gia cầm ở nhiều nơi khác “rẻ như cho”, thậm chí phải đổ bỏ do không tiêu thụ được, trong khi tại TPHCM giá rau củ bị thổi "trên trời", thậm chí tại nhiều khu vực người tiêu dùng TPHCM không mua nổi rau ăn lá.

Từ nay đến cuối năm, dự báo tình hình dịch bệnh rất khó lường. Về nguồn cung nông sản, thực phẩm không đáng lo ngại, nhưng vấn đề quan trọng là phải đưa được đến tay người tiêu dùng.

Sau một thời gian kết nối, đến nay đã có tổng 1.218 đầu mối cung cấp nông sản và thực phẩm đăng ký với Tổ Công tác 970, trong đó có 334 đầu mối rau củ; 316 đầu mối trái cây; 438 đầu mối thủy, hải sản; 75 đầu mối lương thực và 55 đầu mối các mặt hàng khác. Đây là nỗ lực của Tổ công tác, tuy nhiên, so với nhu cầu thực tế thì chỉ đạt được một phần rất nhỏ.

“Tổ công tác đang thí điểm gói combo 10kg/túi nông sản, được nhiều tỉnh, thành tham gia nhằm giúp nông dân tiêu thụ được nông sản đang ùn ứ tại tỉnh và giúp người tiêu dùng tại các khu cách ly, khu nhà trọ công nhân tiếp cận được nông sản tươi giá rẻ bình quân 10.000 đồng/kg” – ông Trần Cao – Thư ký Tổ công tác 970 của Bộ NNPTNT, cho biết.

Với hình thức này, khả năng cung cấp về TPHCM khoảng 80.000 túi/tuần, tương đương 800 tấn/tuần. Nếu có hỗ trợ vận chuyển thì khả năng cấp của 1.200 đầu mối theo hình thức combo 10kg/túi có khả năng đạt khoảng 1.200-1.500 tấn/tuần. Bằng hình thức này, có thể vừa hỗ trợ tiêu thụ nông sản tại các vùng thừa ứ, bổ sung thực phẩm cho những vùng thiếu hụt nông sản bởi giãn cách xã hội.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Kết nối tiêu thụ nông sản giúp nông dân Hà Nội vượt qua đại dịch

Hạ Nguyên |

Đồng hành cùng cả hệ thống chính trị và Nhân dân Thủ đô chung tay đẩy lùi dịch COVID-19, các cấp Hội Nông dân Thành phố Hà Nội đã có nhiều việc làm ý nghĩa, thiết thực, tạo sức lan tỏa rộng đối với cộng đồng. Nổi bật là hoạt động hỗ trợ kết nối tiêu thụ nông sản và tích cực tham gia phòng, chống dịch COVID-19.

Nỗ lực giải cứu nông sản cho vùng ĐBSCL

TRẦN LƯU - TẠ QUANG |

Trước tình trạng nông sản bị ùn ứ do dịch bệnh COVID-19, các bộ, ngành Trung ương và địa phương đang nỗ lực triển triển các giải pháp để tháo gỡ. Cùng với tấm lòng chia sẻ, tương thân tương ái của người dân, đến nay đã có hàng trăm ngàn tấn nông sản được giải cứu. Ở đó, dịch bệnh dù đã tạo nên sự ngăn cách, nhưng tấm lòng của mọi người luôn hướng về nhau để cùng vượt qua khó khăn trong cơn đại dịch COVID-19…

Giúp nông dân tiêu thụ nông sản, hỗ trợ người dân ở TP. Hồ Chí Minh

LỆ THỦY |

Trong 2 ngày 17-18.8, Công ty cổ phần Tấn Phát, tỉnh Kon Tum cùng Công ty cổ phần đầu tư Năng lượng Đại Trường Thành Holdings (TP.Hồ Chí Minh) đã phối hợp thu mua gạo, cá, gửi vào hỗ trợ cho người dân ở TP.Hồ Chí Minh đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Kết nối tiêu thụ nông sản giúp nông dân Hà Nội vượt qua đại dịch

Hạ Nguyên |

Đồng hành cùng cả hệ thống chính trị và Nhân dân Thủ đô chung tay đẩy lùi dịch COVID-19, các cấp Hội Nông dân Thành phố Hà Nội đã có nhiều việc làm ý nghĩa, thiết thực, tạo sức lan tỏa rộng đối với cộng đồng. Nổi bật là hoạt động hỗ trợ kết nối tiêu thụ nông sản và tích cực tham gia phòng, chống dịch COVID-19.

Nỗ lực giải cứu nông sản cho vùng ĐBSCL

TRẦN LƯU - TẠ QUANG |

Trước tình trạng nông sản bị ùn ứ do dịch bệnh COVID-19, các bộ, ngành Trung ương và địa phương đang nỗ lực triển triển các giải pháp để tháo gỡ. Cùng với tấm lòng chia sẻ, tương thân tương ái của người dân, đến nay đã có hàng trăm ngàn tấn nông sản được giải cứu. Ở đó, dịch bệnh dù đã tạo nên sự ngăn cách, nhưng tấm lòng của mọi người luôn hướng về nhau để cùng vượt qua khó khăn trong cơn đại dịch COVID-19…

Giúp nông dân tiêu thụ nông sản, hỗ trợ người dân ở TP. Hồ Chí Minh

LỆ THỦY |

Trong 2 ngày 17-18.8, Công ty cổ phần Tấn Phát, tỉnh Kon Tum cùng Công ty cổ phần đầu tư Năng lượng Đại Trường Thành Holdings (TP.Hồ Chí Minh) đã phối hợp thu mua gạo, cá, gửi vào hỗ trợ cho người dân ở TP.Hồ Chí Minh đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.