Du lịch nông thôn là "bệ đỡ" đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP

Vũ Long |

Phát triển du lịch nông thôn là điểm quan trọng của Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Đẩy mạnh lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới 2021-2025

Việt Nam hiện có 3 loại hình du lịch nông thôn, đó là du lịch cộng đồng, du lịch canh nông và du lịch sinh thái. Cả nước có khoảng 365 điểm du lịch nông thôn và hơn 2.000 làng nghề truyền thống có tiềm năng về du lịch. Việc chuyển đổi số trong du lịch nông thôn sẽ giúp thu hút được thêm du khách, hỗ trợ du khách chuẩn bị chuyến đi dễ dàng hơn, cung cấp dịch vụ tốt hơn và nắm được hành vi của khách hàng…

Hoa tam giác mạch Hà Giang được xem là điểm du dịch mới mẻ, là “điểm nhấn” của vùng núi đá tai mèo hùng vĩ vốn cuốn hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Xác định được ưu thế này, tỉnh Hà Giang đã liên tiếp tổ chức các lễ hội hoa tam giác mạch và hoạt động này đã trở thành một trong những sự kiện du lịch thu hút đông đảo du khách thập phương.

Nhờ xây dựng được nhiều tuyến điểm du lịch hấp dẫn du khách, Hà Giang là một trong các điểm du lịch cuốn hút của Việt Nam. Đầu năm 2021, Hà Giang còn nằm trong tốp 10 điểm đến tuyệt vời nên khám phá tại Việt Nam do hãng truyền thông CNN của Mỹ bình chọn.

Tại Hà Giang, du lịch nông thôn trên địa bàn tỉnh đang thực hiện với các mô hình sản phẩm cơ bản, như: Mô hình làng văn hóa du lịch tiêu biểu; làng du lịch cộng đồng gắn với phát triển dược liệu; du lịch cộng đồng theo tiêu chí phân hạng sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm). Bên cạnh đó, Hà Giang đang hướng tới xây dựng mô hình du lịch cộng đồng theo tiêu chuẩn ASEAN (hiện có 5 hộ tại thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ đã được chứng nhận giải thưởng ASEAN về homestay). Một số mô hình đang được đầu tư theo hướng chất lượng cao…

Sản phẩm OCOP  hỗ trợ để chương trình du lịch nông thôn thêm hấp dẫn. Ảnh: Vũ Long
Sản phẩm OCOP hỗ trợ để chương trình du lịch nông thôn thêm hấp dẫn. Ảnh: Vũ Long

Tại Hà Nội, mô hình du lịch nông thôn mới tại làng nghề Bát Tràng và các mô hình trang trại tại Ba Vì cho thấy quá trình tham quan, khám phá, trải nghiệm du lịch nông nghiệp sẽ tạo ra hứng thú mới  khi khách được cuộc sống sinh hoạt người dân nông thôn, văn hóa vùng miền và được hòa mình với thiên nhiên.

Tỉnh Đồng Tháp có 80 điểm du lịch nông nghiệp, cộng đồng đã được UBND tỉnh đưa vào quy hoạch và đầu tư phát triển. Đồng Tháp còn được Bộ NNPTNT chọn là điểm “Làng văn hóa du lịch”. Trong đó, Làng Văn hóa du lịch Sa Đéc sẽ được quy hoạch thành nhiều khu vực đặc trưng riêng rất hấp dẫn.

Nhiều năm qua, hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn tại Bến Tre đã được khai thác và phát huy thế mạnh với nhiều loại hình và sản phẩm du lịch như: Du lịch tham quan các vườn dừa, vườn cây ăn trái, trải nghiệm sống trong nhà dân và tham gia sinh hoạt với người dân; tham quan và trải nghiệm tại các làng nghề truyền thống… Hiện nay tỉnh Bến Tre đang triển khai thực hiện Đề án Làng Văn hóa du lịch Chợ Lách. Đây là một trong những nội dung của Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới và Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm)…

Du lịch nông thôn hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP

Theo Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, các sản phẩm OCOP mang đặc trưng của vùng đất du lịch cũng tạo nên sức hút cho các điểm du lịch, đồng thời, hoạt động du lịch cũng góp phần tiêu thụ và nâng cao giá trị của sản phẩm OCOP. Đây là quan hệ mang tính tương hỗ, ngay từ khi thực hiện chương trình, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương và các địa phương đã xác định rõ và linh hoạt lồng ghép hiệu quả vào các chương trình du lịch nông thôn.

Tại Hà Nội, mô hình du lịch nông thôn mới tại làng nghề Bát Tràng và các mô hình trang trại tại Ba Vì cho thấy quá trình tham quan, khám phá, trải nghiệm du lịch nông nghiệp sẽ tạo ra hứng thú mới  khi khách được cuộc sống sinh hoạt người dân nông thôn, văn hóa vùng miền và được hòa mình với thiên nhiên. Sự gắn kết xây dựng nông thôn mới kết hợp với du lịch mở trong bối cảnh mới còn tạo sự phát triển bền vững các vùng ngoại thành Hà Nội, giúp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, OCOP tại địa phương.

Song song với việc phát triển du lịch, UBND huyện Ba Bể (Bắc Kạn) luôn quan tâm thúc đẩy thực hiện Chương trình OCOP. Sau 3 năm triển khai thực hiện, huyện Ba Bể đã có 18 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt 3 sao, gồm: Thịt trâu khô Ba Bể, trà giảo cổ lam, chuối sấy dẻo của HTX Hoàng Huynh; rau bồ khai Ba Bể của HTX Sang Hà; lạp sườn gác bếp, khẩu mẩy vùng cao, bí xanh thơm, trà giảo cổ lam của HTX Nhung Lũy… được du khách ưa thích.

Các sản phẩm OCOP chủ lực của huyện Mèo Vạc (Hà Giang) được gắn liền với các sản phẩm du lịch của huyện và sản phẩm du lịch của tỉnh. Nhờ đó, trong những năm gần đây, các sản phẩm OCOP của huyện Mèo Vạc đã góp phần thúc đẩy du lịch của địa phương và của tỉnh. Bên cạnh đó, ngành du lịch của tỉnh cũng góp phần tiêu thụ và thúc đẩy quá trình phát triển các sản phẩm OCOP của Mèo Vạc. Vì vậy, trong những năm qua, thu nhập của người dân Mèo Vạc trực tiếp sản xuất ra sản phẩm cũng không ngừng được nâng lên.

Hiện nay, du lịch nông thôn, sinh thái chiếm khoảng 10% tỉ lệ du lịch và cho doanh thu khoảng 30 tỉ USD/năm trên toàn cầu. Ngoài ra, tỉ lệ tăng trưởng của du lịch nông thôn hàng năm từ 10-30%, trong khi du lịch truyền thống chỉ là 4%.

 
Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Những "cánh chim hứa hẹn mùa xuân" Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025

Vũ Long |

Thêm nhiều sản phẩm tiêu biểu được công nhận và cấp sao trong năm 2021, Chương trình OCOP đang đặt những bước đi chắc chắn cho giai đoạn 2021-2025.

Chương trình OCOP 2021-2025: Tạo sức bật mới cho kinh tế nông thôn

Vũ Long |

Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) giai đoạn 2021-2025 tăng sức bật tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương về  sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn.

Giai đoạn 2021-2025: Gắn OCOP với kinh tế số và phát triển xanh

Vũ Long |

Sau 3 năm triển khai, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã có nhiều kết quả đáng khích lệ. Giai đoạn 2021-2025, gắn OCOP với kinh tế số.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Những "cánh chim hứa hẹn mùa xuân" Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025

Vũ Long |

Thêm nhiều sản phẩm tiêu biểu được công nhận và cấp sao trong năm 2021, Chương trình OCOP đang đặt những bước đi chắc chắn cho giai đoạn 2021-2025.

Chương trình OCOP 2021-2025: Tạo sức bật mới cho kinh tế nông thôn

Vũ Long |

Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) giai đoạn 2021-2025 tăng sức bật tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương về  sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn.

Giai đoạn 2021-2025: Gắn OCOP với kinh tế số và phát triển xanh

Vũ Long |

Sau 3 năm triển khai, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã có nhiều kết quả đáng khích lệ. Giai đoạn 2021-2025, gắn OCOP với kinh tế số.