Dù Khánh Hoà có cơ chế đặc thù, cảng, sân bay vẫn phải là sở hữu Nhà nước

Nhóm PV |

Quy định UBND tỉnh Khánh Hoà chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân bay, đầu tư bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt, song, Đại biểu Quốc hội cho rằng "phải khẳng định rất rõ, cầu cảng, sân bay là sở hữu của Việt Nam".

UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân bay 

Chiều 24.5, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ báo cáo trước Quốc hội dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, việc xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, nhằm phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, tạo đột phá về phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 như mục tiêu Bộ Chính trị đã đề ra.

Một số cơ chế đặc thù của tỉnh Khánh Hoà được ông Nguyễn Chí Dũng đưa ra, như tỉnh này được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ về cho tỉnh vay lại với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 60% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp.

Ông Nguyễn Chí Dũng trình bày báo cáo trước Quốc hội. Ảnh: Quochoi
Ông Nguyễn Chí Dũng trình bày báo cáo trước Quốc hội. Ảnh: Quochoi

Về vấn đề thu hút đầu tư trong khu Kinh tế Vân Phong, theo ông Nguyễn Chí Dũng, dự thảo Nghị quyết quy định nhà đầu tư chiến lược được hưởng chế độ ưu đãi theo hướng được trừ 150% chi phí nghiên cứu và phát triển thực tế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp và được ưu tiên về thủ tục hải quan và thủ tục về thuế.

Đồng thời, dự thảo Nghị quyết cũng quy định nghĩa vụ của nhà đầu tư chiến lược phải thực hiện các cam kết, nhất là cam kết thực hiện đúng các nội dung và tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cam kết không chuyển nhượng dự án trong thời gian thực hiện đầu tư xây dựng…

Quy định UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân bay, đầu tư bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; bến cảng, khu bến cảng, cảng tổng hợp, cảng chuyên dùng có quy mô vốn đầu tư từ 2.300 tỉ đồng trở lên thuộc cảng biển loại I của nhà đầu tư chiến lược.

Báo cáo thẩm tra về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa, bà Vũ Thị Lưu Mai - Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội lưu ý nhiều vấn đề, trong đó đặc biệt là vấn đề phát triển Khu kinh tế Vân Phong.

“Đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho rằng, chủ trương thu hút các nhà đầu tư chiến lược vào Khu kinh tế Vân Phong là phù hợp với tinh thần Nghị quyết 09. Tuy nhiên, việc lựa chọn nhà đầu tư cần bảo đảm tuân thủ các điều kiện chặt chẽ vì Khu kinh tế Vân Phong cũng như tỉnh Khánh Hòa có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh.

Cũng có ý kiến đề nghị chưa quy định chính sách ưu đãi đầu tư cho xây dựng trung tâm thương mại, khu đô thị, khu du lịch, sân golf trong Khu kinh tế Vân Phong vì đây không thuộc lĩnh vực ưu tiên đầu tư”, bà Vũ Thị Lưu Mai cho hay.

Phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia

Tại buổi thảo luận tổ về vấn đề này, ông Trần Văn Khải (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam) đánh giá cao hồ sơ của Chính phủ trình Quốc hội về Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cơ chế chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa. "Hồ sơ được chuẩn bị rất kỹ, nghiêm túc, đầy đủ; nhiều loại hồ sơ và quá trình chuẩn rất khẩn trương".

Ông Khải cũng đồng tình về sự cần thiết để Quốc hội ban hành nghị quyết và thống nhất áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn thông qua nghị quyết tại một kỳ họp trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp tháng 5.2022.

Song, ông Khải cho rằng, Nghị quyết của Quốc hội tạo cơ chế, chính sách cho tỉnh Khánh Hòa, nhưng điều quan trọng nhất cần phải phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia.

“Tôi đề nghị Quốc hội cần tiếp tục rà soát, bổ sung, đánh giá khách quan, toàn diện, chính xác, tác động chính sách, cụ thể là kinh tế - xã hội, về môi trường, đặc biệt không ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh để các nội dung của Nghị quyết của Quốc hội sau khi ban hành phải đảm bảo tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả, đi vào cuộc sống.

Đặc biệt, có lộ trình thích hợp để phát triển quần đảo Trường Sa trong hiện tại và tương lai”, ông Khải nói.

Ông
Ông Trần Văn Khải - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam. Ảnh: Quochoi.

Về 4 chính sách đặc thù riêng cho tỉnh Khánh Hòa, gồm thực hiện chuẩn bị thu hồi đất tại Khu kinh tế Vân Phong và huyện Cam Lâm; tách dự án giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công; một số chính sách đặc thù để phát triển Khu kinh tế Vân Phong; một số chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển thuộc phạm vi khu vực biển do tỉnh Khánh Hòa quản lý.

Đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải đánh giá 4 chính sách đặc thù riêng cho tỉnh Khánh Hòa chủ yếu theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, để thu hút các nguồn lực vào nguồn vốn ngoài ngân sách, tạo động lực để tỉnh Khánh Hòa phát triển nhanh trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, cần thêm một số cơ chế cho tỉnh Khánh Hoà như bên cạnh củng cố quốc phòng, bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền biển đảo, cần đưa dân ra sinh sống ngoài đảo được nhiều hơn để bảo vệ chủ quyền.

Muốn đưa dân ra đảo sinh sống thì phải có sinh kế cho người dân, sinh kế cho người dân không có gì khác hơn ngoài phát triển nghề cá ở Trường Sa.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thiện Nhân (Đoàn TPHCM) cũng lưu ý, bến cảng, sân bay là tài sản quốc gia đặc biệt. Sân bay là của Nhà nước; việc cho công ty tư nhân thuê là để vận hành, nhưng họ không phải chủ sở hữu của sân bay, cầu cảng đó.

Với yêu cầu thu hút đa dạng các nhà đầu tư vào tỉnh Khánh Hoà, nâng cao hiệu quả của các dự án, ông Nhân nhấn mạnh "phải khẳng định rất rõ, cầu cảng, sân bay là sở hữu của Việt Nam".

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Giá xăng cao kỷ lục, Bộ trưởng Công Thương khẳng định "lúc nào cũng có công cụ để hạ nhiệt giá xăng dầu"

Nhóm PV |

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên từ chối trả lời về nguồn cung xăng dầu từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn song vẫn khẳng định: “lúc nào cũng có công cụ để hạ nhiệt giá xăng dầu”.

Bất động sản có nợ xấu cao, Chính phủ kiến nghị kéo dài cơ chế xử lý

Nhóm PV |

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, nhiều doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn, không trả được nợ ngân hàng, bởi vậy nợ xấu có xu hướng tăng trong thời gian tới.

Chính phủ đề xuất loạt cơ chế chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hoà

PHẠM ĐÔNG |

Về cơ chế chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa, Chính phủ đề xuất nhiều cơ chế đặc thù về tài chính, đất đai và nhiều ưu đãi khi đầu tư dự án vào khu kinh tế Vân Phong.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Giá xăng cao kỷ lục, Bộ trưởng Công Thương khẳng định "lúc nào cũng có công cụ để hạ nhiệt giá xăng dầu"

Nhóm PV |

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên từ chối trả lời về nguồn cung xăng dầu từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn song vẫn khẳng định: “lúc nào cũng có công cụ để hạ nhiệt giá xăng dầu”.

Bất động sản có nợ xấu cao, Chính phủ kiến nghị kéo dài cơ chế xử lý

Nhóm PV |

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, nhiều doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn, không trả được nợ ngân hàng, bởi vậy nợ xấu có xu hướng tăng trong thời gian tới.

Chính phủ đề xuất loạt cơ chế chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hoà

PHẠM ĐÔNG |

Về cơ chế chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa, Chính phủ đề xuất nhiều cơ chế đặc thù về tài chính, đất đai và nhiều ưu đãi khi đầu tư dự án vào khu kinh tế Vân Phong.