Dư địa xuất khẩu rau quả lớn, nhưng không dễ cạnh tranh

Nguyễn Duy Nghĩa |

Mỗi năm xuất khẩu được khoảng 3 tỉ USD từ rau quả, dư địa thị trường còn rất lớn nhưng Việt Nam cần nỗ lực để đủ sức cạnh tranh.

Dư địa lớn, thời cơ gõ cửa

Hiện cả nước có 1,05 triệu hécta cây ăn quả, mỗi năm cho 12,6 triệu tấn quả. Ngoài miệt vườn Nam Bộ, đã có thêm nhiều vườn rau quả, nhất là ở miền núi và trung du phía Bắc. Cả nước có 1.749 vùng trồng trái cây được cấp mã số xuất khẩu và 1.200 mã số cho cơ  sở đóng gói trái cây tươi xuất khẩu. Các nhà xuất khẩu Việt Nam đã mang vị thơm thảo ngọt ngào của trái cây Việt tới hơn 60 quốc gia, vùng lãnh thổ. Vùng cây trái nào cũng xanh tươi trĩu quả, mùa nào thức ấy, vùng nào quả nấy, song với dăm ba tỉ USD rau quả xuất khẩu của ta thì chỉ như "gánh hàng rong" toòng teng len lỏi giữa đại siêu thị trái cây toàn cầu giá trị giao dịch mỗi năm khoảng 240 tỉ USD.

Điều đó cho hay thị phần xuất khẩu rau quả "xông xênh", song được góp mặt trong cái "xông xênh" đó không dễ. Do vậy, rất đáng trân trọng mỗi khi xuất khẩu được một loại trái cây vào thị trường cao cấp. Đó là chuyện lô xoài đầu tiên của Việt Nam chính thức được xuất khẩu sang Hoa Kỳ, trở thành loại quả tươi thứ 6 chinh phục thị trường này, sau vải, nhãn, chôm chôm, vú sữa và thanh long. Để đạt được thỏa thuận này phải mất hơn 10 năm của cơ quan nông nghiệp nước nhà đàm thảo với đối tác Hoa Kỳ.

Thanh long phong phú chủng loại, nào là vỏ đỏ ruột trắng, vỏ đỏ ruột đỏ, vỏ vàng ruột trắng, hàng năm xuất khẩu khoảng 1,1 tỉ USD, chiếm 30% giá trị xuất khẩu rau quả. Mới đây, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) chọn làm “điểm” xúc tiến trực tuyến kết nối hai vùng trọng điểm thanh long là Bình Định và Long An với các tham tán thương mại Việt Nam ở các châu lục.

Cùng với đó, trái thanh long Bình Thuận được cấp "giấy thông hành" vào Nhật Bản. Chỉ dẫn địa lý cho đặc sản của tỉnh đứng đầu về loại quả này, là chỉ dẫn địa lý thứ hai của Việt Nam được bảo hộ tại Nhật Bản, như "giấy thông hành" để vào thị trường Nhật nói riêng, thế giới nói chung.

Việt Nam đã có Hiệp định thương mại với Châu Âu, Anh và Bắc Ailen. Theo đó, xuất khẩu rau quả nói chung, trái cây nói riêng của Việt Nam được hưởng lợi nhiều nhất do 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả và các sản phẩm chế biến từ rau quả được xóa bỏ. Với Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, kim ngạch còn khiêm tốn nhưng với tốc độ tăng vừa qua hy vọng sẽ sớm bứt phá bởi Thái Lan, Malaysia, Brazil… là những vựa trái cây chưa có hiệp định tương tự với các "khách sộp" nói trên.

Khó nhọc "vượt vũ môn"

Cùng trong khu vực Á Đông, nhiều loại rau quả Việt Nam có thì bạn hữu cũng sẵn và cùng xuất khẩu, nhưng có điểm vượt trội. Trung Quốc đã trồng được thanh long ruột đỏ với diện tích xấp xỉ như Việt Nam, còn về công nghệ sinh học, năng suất, chất lượng, chính sách ưu đãi thì chưa biết “mèo nào cắn mỉu nào”. Ta chỉ còn có thể xuất khẩu sang Trung Quốc thanh long ruột trắng. Hiện nay, Trung Quốc mới đặt ra tiêu chí mới để tầm soát việc nhập khẩu trái cây trong đó có thanh long. Thái Lan, Malaysia, Đài Loan và thành viên mới là Campuchia đã tăng diện tích nhiều loại trái cây và cùng xuất khẩu sang Trung Quốc, cạnh tranh với hoa quả Việt.

Với  thị trường Mỹ, EU, Anh… dù ưu đãi thuế nhưng không châm chước về tiêu chuẩn. Ngoài ra, Việt Nam còn phải "đụng đầu" với các cường quốc hoa quả đến từ Châu Mỹ La tinh - vốn đã vững chân tại các địa bàn nói trên. Các quốc gia này đã thành thạo trồng trọt, bảo quản sau thu hoạch và những chế phẩm tinh chất từ hoa quả, sành sỏi trên thương trường.

Bên cạnh đó, hoa quả Việt Nam phải chịu sức ép từ hoa quả nhập khẩu: 9 tháng đã nhập về 1 tỉ USD trong khi xuất khẩu được  2,7 tỉ USD. Đành rằng hội nhập toàn cầu chẳng thể cản ngăn dòng hoa quả ngoại vào, nhưng hiện tượng trên nhắc nhủ rằng không khéo rau quả Việt sẽ đuối sức trên chợ nhà, nói chi đến gia tăng xuất khẩu...

Trong tình thế mới, không có sự lựa chọn nào khác, cần xây dựng vùng trồng cây trái đại điền, sản xuất theo đặt hàng của thị trường. Quản lý vùng trồng bằng số hóa, cấp mã vùng và có chế tài đối với sản phẩm tự phát và tăng diện tích ngoài quy hoạch. Tích cực đổi mới giống. Đầu tư trồng trọt theo các tiêu chuẩn an toàn. Tăng cường năng lực, kỹ thuật chế biến, không chạy theo số lượng, nâng cao chất lượng, đa dạng sản phẩm. Nâng cao hiệu quả điều hành xuất khẩu, xúc tiến thương mại, trong trạng thái bình thường mới, xây dựng thương hiệu trước mắt là các trái cây hàng đầu...

Nguyễn Duy Nghĩa
TIN LIÊN QUAN

Có 28 triệu con lợn, nhưng xuất khẩu thịt lợn "giẫm chân tại chỗ"

Vũ Long |

Có 28 triệu con lợn, hàng trăm triệu gia cầm, dê, cừu và 12 tỉ quả trứng… nhưng xuất khẩu thịt lợn và sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam quá thấp.

Hiệp định EVFTA thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang EU

Anh Tuấn |

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường trong khối Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) đã tăng trưởng khả quan trong thời gian qua.

Nâng chất lượng thanh long xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản

Duy Tuấn |

BÌNH THUẬN - Những ngày đầu tháng 10, thanh long Bình Thuận nhận tin vui khi được cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản. Tuy nhiên đây chỉ là bước đầu, để trái thanh long đạt chuẩn, xuất khẩu thành công vào thị trường Nhật Bản, hiện các ngành chức năng tỉnh Bình Thuận đang phối hợp để có phương án, chiến lược sản xuất phù hợp.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Có 28 triệu con lợn, nhưng xuất khẩu thịt lợn "giẫm chân tại chỗ"

Vũ Long |

Có 28 triệu con lợn, hàng trăm triệu gia cầm, dê, cừu và 12 tỉ quả trứng… nhưng xuất khẩu thịt lợn và sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam quá thấp.

Hiệp định EVFTA thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang EU

Anh Tuấn |

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường trong khối Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) đã tăng trưởng khả quan trong thời gian qua.

Nâng chất lượng thanh long xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản

Duy Tuấn |

BÌNH THUẬN - Những ngày đầu tháng 10, thanh long Bình Thuận nhận tin vui khi được cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản. Tuy nhiên đây chỉ là bước đầu, để trái thanh long đạt chuẩn, xuất khẩu thành công vào thị trường Nhật Bản, hiện các ngành chức năng tỉnh Bình Thuận đang phối hợp để có phương án, chiến lược sản xuất phù hợp.