Dự báo sóng thoái vốn khỏi Trung Quốc: Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt

Khánh Vũ thực hiện |

Sự “tháo chạy” của các nhà đầu tư liệu có là cơ hội cho Việt Nam để đón nhận làn sóng đầu tư nước ngoài (FDI)? Cần làm gì để nắm bắt được cơ hội, thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ các nước có nền kinh tế hùng mạnh như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…?

Ông Trần Sĩ Chương. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Ông Trần Sĩ Chương. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Với trên 25 năm kinh nghiệm tư vấn kinh tế và chiến lược phát triển doanh nghiệp tại Hoa Kỳ và cho một số doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đa quốc gia đầu tư tại Việt Nam, ông Trần Sĩ Chương đã chia sẻ với Lao Động những ý kiến quý giá xung quanh vấn đề này.

* Thưa ông, trong hơn một năm cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung diễn ra, hơn 50 Cty toàn cầu, trong đó có những “người khổng lồ” như Apple, Nintendo đã công bố kế hoạch chuyển nhà máy sản xuất khỏi Trung Quốc; 25% Cty Nhật Bản cho biết họ đã lên kế hoạch thu hẹp hoạt động ở quốc gia này. Đặc biệt, từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra, dường như làn sóng rút vốn đầu tư, tháo chạy khỏi Trung Quốc càng trở nên mạnh mẽ hơn. Ông có thể cho bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này?

- Đại dịch COVID-19 thật sự chỉ là “giọt nước tràn ly”. Từ 5 năm trở lại đây các nước Mỹ và Tây Âu cùng các nước đồng minh của họ cũng đã thấy sự rủi ro khi phải lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc; họ phải đa dạng hóa nguồn cung mà không tập trung nhiều vào Trung Quốc như trước nữa. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã thúc đẩy làn sóng rút vốn khỏi Trung Quốc nhanh chóng lan rộng.

Sự trỗi dậy và thành công của Trung Quốc, trở thành một “hiện tượng kinh tế” là qua sự cổ vũ toàn cầu hóa của Mỹ và các nước đồng minh Tây Âu, với chiến lược muốn kết nạp Trung Quốc vào hệ thống tự do thương mại tư bản của các nước này.

Cần phải nói một cách công bằng, thực sự đây cũng là sự thành công của Trung Quốc khi họ đã làm quá tốt, có thể sản xuất được bất cứ thứ gì từ “thượng vàng hạ cám” với giá cạnh tranh nhất. Thế giới cũng được thu lợi từ điều này, người tiêu dùng của Mỹ, Tây Âu và các nước khác đã được hưởng lợi khi được sử dụng sản phẩm rẻ hơn từ các nhà sản xuất Trung Quốc. Nhưng cũng chính vì vậy mà thế giới ngày càng bị lệ thuộc vào Trung Quốc nhiều hơn, để rồi “vỡ” ra đây là rủi ro rất lớn khi áp  lực về chuỗi cung ứng bị lệ thuộc quá nhiều, dẫn đến nhiều hệ lụy. Về mặt chính trị, chiến lược ngoại giao, các nước Tây Âu và Mỹ đang xem Trung Quốc như là một đối thủ cả về mặt kinh tế và nhiều mặt khác. Do đó, các nước này phải có các chính sách cụ thể và tức thời để giảm sự lệ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc.

Trong tương lai, sự hợp tác quốc tế vẫn duy trì chặt chẽ, nhưng nguồn cung sẽ thay đổi rất nhiều, như tôi nói ở trên, là giảm lệ thuộc giữa các quốc gia trên thế giới. Khi các quốc gia rút khỏi Trung Quốc, lấy ví dụ  như Nhật Bản, thì xu hướng sẽ sản xuất một số mặt hàng chiến lược để tạo công ăn việc làm cho lao động trong nước. Đây cũng là một xu hướng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump cổ vũ khi vận động bầu cử cách đây 3 năm. Tổng Thống Mỹ cũng cho rằng, không phải cái gì có lợi trước mắt về mặt đầu tư kinh tế thì cứ giao cho Trung Quốc làm.

* Việt Nam cần phải làm gì để đón bắt được những nguồn đầu tư của Mỹ và các cường quốc khác khi họ rút khỏi Trung Quốc, thưa ông?

- Cần phải nhớ rằng, khi các nước rút đầu tư ra khỏi Trung Quốc, thì không có nghĩa là họ sẽ đương nhiên chuyển hướng đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khốc liệt không những với những nước đang phát triển trong khu vực cũng có lợi thế giá nhân công thấp như Bangladesh, Campuchia, Lào... cho đến những nước khác có mức độ phát triển tương đối cao hơn như Brazil, Thái Lan, Ấn Độ... Chúng ta sẽ phải thuyết phục được cho họ thấy và tin tưởng rằng giá trị đầu tư, thời gian thu hồi vốn… sẽ đạt kết quả tốt, và sự tin tưởng này phải được thể hiện bằng sự cởi trói chính sách, cơ chế, điều kiện đầu tư kinh doanh thực tiễn… chứ không phải chỉ bằng những lời hứa hẹn tốt đẹp.

Thực tế phần lớn các nhà đầu tư tầm cỡ còn đang xem Việt Nam là một môi trường đầu tư còn nhiều rủi ro vì họ rất khó khăn dự tính được tổng chi phí đầu tư, không biết phải giải trình những khoản chi phí không chính thức như thế nào, không tính được bao lâu thì họ có thể triển khai dự án đi vào hoạt động kinh doanh, thu hồi vốn...

Việt Nam đang cần những khoản đầu tư rất lớn cho các ngành năng lượng, hạ tầng giao thông vận tải, viễn thông, nông nghiệp... lên đến cả ngàn tỉ USD cho thập niên sắp tới. Chúng ta phải kịp thời cải thiện môi trường đầu tư để các nhà đầu tư lớn có thể yên tâm cam kết đầu tư lâu dài, chuyển giao công nghệ cao và đào tạo một thế hệ chuyên viên có tay nghề cao để giúp đất nước thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Đây là một vận hội trăm năm cho đất nước với tất cả các điều kiện thiên thời địa lợi nhân hoà đang thuận lợi nhất. Chúng ta đã biết phải làm gì để nắm bắt vận hội này để đổi đời. Tất cả chỉ còn tùy thuộc vào sự quyết tâm của chúng ta để đưa đất nước lên một tầm cao mới.

-  Xin cảm ơn ông!

Mới đây, Chính phủ Nhật Bản đã dành 2,2 tỉ USD nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) của Nhật Bản đang đầu tư ở Trung Quốc rút khỏi quốc gia này khi dịch COVID-19 ảnh hưởng mạnh mẽ và phá vỡ chuỗi cung ứng giữa hai nước. Hồi cuối năm ngoái, báo cáo của Phòng Thương mại Mỹ cũng cho biết: Khoảng 1/3 công ty Mỹ tại Trung Quốc xác định sẽ hủy bỏ hoặc tạm dừng đầu tư vào Trung Quốc; có tới 40% DN cho hay sẽ dịch chuyển một phần hoặc toàn bộ dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc, dự kiến đến các nước Đông Nam Á hoặc Mexico… Như vậy, đang có một “làn sóng” dịch chuyển nguồn vốn đầu tư khỏi Trung Quốc, đặc biệt là từ khi dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.

Khánh Vũ thực hiện
TIN LIÊN QUAN

Nhà đầu tư cá nhân đổ mạnh tiền vào trái phiếu bất động sản

Gia Miêu |

Hàng nghìn tỉ đồng của nhà đầu tư cá nhân đã được rót mạnh vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là của nhóm bất động sản.

Thoái vốn nhà nước để cứu dự án?

cao nguyên - cẩm hà |

Sau hơn 12 năm xây dựng, dự án đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn hai Cty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO II) hiện đang như một bãi chiến trường, cỏ mọc um tùm, sắt thép bị hoen gỉ, nhiều hạng mục xây dựng gần xong nhưng bị bỏ giữa chừng. Mỗi khi nhắc đến dự án này, không chỉ người trong cuộc mà chính những người dân biết đến đều thấy xót xa. Mới đây, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã trình phương án thoái vốn lên Thủ tướng Chính phủ để xin ý kiến các bộ, ngành. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là việc thoái vốn nhà nước có phải là cơ hội “hồi sinh” cho dự án  Tisco II.

Chủ tịch VNPT nói gì về thương vụ thoái vốn khỏi MSB?

H.M |

“Hiện Tập đoàn VNPT đang giữ khoảng 6,09% cổ phần của MSB. Tuy nhiên, theo quy định yêu cầu MSB cung cấp toàn bộ hồ sơ đất đai để định giá là điều không khả thi”, Chủ tịch Hội đồng thành viên VNPT, ông Trần Mạnh Hùng cho biết.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Nhà đầu tư cá nhân đổ mạnh tiền vào trái phiếu bất động sản

Gia Miêu |

Hàng nghìn tỉ đồng của nhà đầu tư cá nhân đã được rót mạnh vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là của nhóm bất động sản.

Thoái vốn nhà nước để cứu dự án?

cao nguyên - cẩm hà |

Sau hơn 12 năm xây dựng, dự án đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn hai Cty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO II) hiện đang như một bãi chiến trường, cỏ mọc um tùm, sắt thép bị hoen gỉ, nhiều hạng mục xây dựng gần xong nhưng bị bỏ giữa chừng. Mỗi khi nhắc đến dự án này, không chỉ người trong cuộc mà chính những người dân biết đến đều thấy xót xa. Mới đây, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã trình phương án thoái vốn lên Thủ tướng Chính phủ để xin ý kiến các bộ, ngành. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là việc thoái vốn nhà nước có phải là cơ hội “hồi sinh” cho dự án  Tisco II.

Chủ tịch VNPT nói gì về thương vụ thoái vốn khỏi MSB?

H.M |

“Hiện Tập đoàn VNPT đang giữ khoảng 6,09% cổ phần của MSB. Tuy nhiên, theo quy định yêu cầu MSB cung cấp toàn bộ hồ sơ đất đai để định giá là điều không khả thi”, Chủ tịch Hội đồng thành viên VNPT, ông Trần Mạnh Hùng cho biết.