Dự báo ngành dệt may vẫn "đói" đơn hàng trong 2 tháng cuối năm

Vũ Long |

Dự báo kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam năm 2020 chỉ đạt 32 tỉ USD, giảm 20% so với mục tiêu đề ra.

Thích ứng để tồn tại, vượt qua COVID-19

Theo Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) Vũ Đức Giang, năm 2020, mục tiêu xuất khẩu của toàn ngành dệt may là 40 tỉ USD, nhưng theo dự tính chỉ có thể đạt 32 tỉ USD. Trong đó, mặt hàng truyền thống của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam là veston, sơmi giảm 70%, thậm chí tới 80%.

Mới đây, tại Hội thảo "Triển vọng kinh tế - thương mại Việt Nam: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam và Vương quốc Anh", ông Trương Văn Cẩm - Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết: Dịch COVID-19 gây thiệt hại kép đối với ngành dệt may Việt Nam bởi sự đứt gãy nguồn cung nguyên liệu và làm giảm sức mua trên toàn thế giới.

Thông tin về tác động của dịch bệnh COVID-19 lên hoạt động sản xuất kinh doanh, ông Phí Ngọc Trịnh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn May Hồ Gươm cho biết, dịch bệnh khiến những đơn hàng đồ veston, hàng cao cấp gần như bị ngưng trệ. Những xưởng may veston của doanh nghiệp phải chuyển sang may hàng vest nữ loại thời trang thông thường cho các hãng Mango, Zara, Walmart và các loại quần áo cơ bản cho các thương hiệu may mặc trung bình khác.

Báo cáo tình hình sản xuất, thương mại 10 tháng đầu năm, theo ông Nguyễn Ngọc Thành - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), dệt may là một trong những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi dịch bệnh COVID-19. Nếu như năm 2019, kim ngạch nhập khẩu dệt may thế giới là 775 tỉ USD, do COVID-19 diễn biến phức tạp, kéo dài, ước tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2020 chỉ đạt 600-640 tỉ USD, giảm 15-20% so với 2019, thậm chí có thể giảm tới 25%.

Thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam trong 10 tháng năm 2020 ước đạt 24,76 tỉ USD, giảm 9,3% so với cùng kỳ.

Nguy cơ tiếp tục "đói" đơn hàng

Cũng theo Bộ Công Thương, mặc dù nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã tiến hành triển khai thúc đẩy chuyển đổi nhanh kết cấu mặt hàng truyền thống sang hàng có khả năng thích ứng nhanh. Cụ thể, chuyển từ mặt hàng veston cao cấp, sơ mi cao cấp... sang đồ bảo hộ lao động, may đồ dệt kim, sơ mi truyền thống để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, giữ được việc làm cho người lao động, nhưng thực tế, đây là những mặt hàng có giá trị không cao và nguồn việc không nhiều.

Dự báo trong 2 tháng cuối năm 2020 nhiều doanh nghiệp dệt may khó có được đơn hàng mới do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Ảnh minh họa.
Dự báo trong 2 tháng cuối năm 2020 nhiều doanh nghiệp dệt may khó có được đơn hàng mới do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Ảnh minh họa: LĐO

Chưa kể, sự đứt gãy nguồn cung nguyên liệu vẫn tiếp tục khó được cải thiện bởi dịch COVID-19 vẫn có nguy cơ kéo dài trong mùa đông năm nay. “So sánh giữa sản xuất các mặt hàng veston, sơ mi cao cấp với các mặt hàng may mặc thông thường, rõ ràng giá trị lợi nhuận hoàn toàn khác hẳn” – Chuyên gia kinh tế Nguyễn Liên Phương - Giám đốc Học viện Doanh Nhân LP Việt Nam nhận định.

Trước thực tế này, Bộ Công Thương đã tham mưu, trình Chính phủ một số nội dung tháo gỡ khó khăn về tiêu thụ sản phẩm. Lãnh đạo Bộ Công Thương đã trực tiếp điện đàm với các cơ quan, doanh nghiệp nước ngoài để kết nối giao thương, tìm kiếm nguồn cung mới với đối tác mới, thị trường mới.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng tổ chức nhiều đợt kết nối cung - cầu giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước bằng hình thức trực tuyến, trực tiếp.

Tuy nhiên, dự báo trong 2 tháng cuối năm 2020, thậm chí nửa đầu quý I/2021, ngành dệt may vẫn tiếp tục đối mặt với khó khăn do thiếu đơn hàng.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Ngành dệt may Châu Á - TBD chịu tác động nặng nề do COVID-19

Linh Nguyên |

Nghiên cứu mới của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã đưa ra các đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng gây nên bởi đại dịch COVID-19 đối với các chuỗi cung ứng, các nhà máy và người lao động tại 10 nước sản xuất hàng dệt may lớn nhất trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó bao gồm Việt Nam.

CNLĐ ngành Dệt May: Thay đổi để đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0

Lê Nho Thướng - Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam |

Sự đột phá của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) sẽ tạo ra nhiều đổi mới, sáng tạo trong quá trình sản xuất kinh doanh, đặt ra cho giai cấp công nhân Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động (CNLĐ) ngành Dệt May những yêu cầu, thách thức cần phải thay đổi. Vì vậy, nhiệm vụ hàng đầu hiện nay là phải xây dựng được một đội ngũ CNLĐ Dệt May đủ nhận thức, trình độ, kỹ năng đáp ứng được các yêu cầu của vị trí việc làm trong điều kiện cuộc CMCN 4.0.

Ngành dệt may lại thêm khó khăn trước làn sóng dịch COVID-19 mới

Vũ Long |

Làn sóng thứ 2 của dịch bệnh COVID-19 đang đặt ngành dệt may Việt Nam trước những thách thức mới.

Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Vương Trần |

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Mai Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Sớm nghiên cứu nguồn kinh phí hỗ trợ đoàn viên, người lao động mất việc làm

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ nêu yêu cầu này nhằm hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị mất việc làm, đặc biệt là người lao động có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo sớm ổn định cuộc sống, đón Tết đầm ấm.

Nam ca sĩ sưu tầm 120 lá cờ khi du lịch vòng quanh thế giới

Chí Long |

Nhân dịp đầu năm mới 2023, ca sĩ Đoan Trường chia sẻ về hành trình du lịch vòng quanh thế giới và sưu tầm 120 lá cờ từ các nước mà anh từng đi qua.

Tài chính thông minh: Kế hoạch chi tiêu để Tết không liêu xiêu

Nhóm PV |

Nếu thiếu kinh nghiệm, bạn rất dễ bội chi và cháy túi vì tiêu xài quá nhiều trong dịp Tết. Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) này, bà Nguyễn Thùy Chi - Chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ bật mí bí quyết để có thể cùng gia đình tiết kiệm mà vẫn đón Tết ấm áp và trọn vẹn.

Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn: Cục Quản lý thị trường HN lên tiếng

NHÓM PV |

Liên quan đến loạt bài phản ánh “Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn”, trao đổi với Lao Động, Cục phó Cục Quản lý thị trường Hà Nội - Trần Việt Hùng - thừa nhận: thực tế việc các đơn vị kinh doanh thực phẩm chỉ nhập một lượng nhỏ hàng hoá có hóa đơn, chứng từ rồi trà trộn thực phẩm bẩn sau đó bán ra thị trường là có tồn tại.

Ngành dệt may Châu Á - TBD chịu tác động nặng nề do COVID-19

Linh Nguyên |

Nghiên cứu mới của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã đưa ra các đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng gây nên bởi đại dịch COVID-19 đối với các chuỗi cung ứng, các nhà máy và người lao động tại 10 nước sản xuất hàng dệt may lớn nhất trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó bao gồm Việt Nam.

CNLĐ ngành Dệt May: Thay đổi để đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0

Lê Nho Thướng - Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam |

Sự đột phá của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) sẽ tạo ra nhiều đổi mới, sáng tạo trong quá trình sản xuất kinh doanh, đặt ra cho giai cấp công nhân Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động (CNLĐ) ngành Dệt May những yêu cầu, thách thức cần phải thay đổi. Vì vậy, nhiệm vụ hàng đầu hiện nay là phải xây dựng được một đội ngũ CNLĐ Dệt May đủ nhận thức, trình độ, kỹ năng đáp ứng được các yêu cầu của vị trí việc làm trong điều kiện cuộc CMCN 4.0.

Ngành dệt may lại thêm khó khăn trước làn sóng dịch COVID-19 mới

Vũ Long |

Làn sóng thứ 2 của dịch bệnh COVID-19 đang đặt ngành dệt may Việt Nam trước những thách thức mới.