Dự án xây Nhà hát Giao hưởng Nhạc và Vũ kịch TPHCM 1.500 tỉ đồng: Bung xung bài toán khó và một tầm nhìn

MINH THI |

20 năm chờ đợi dự án trên giấy, sau nhiều lần chuyển địa điểm và đến nay Nhà hát Giao hưởng Nhạc và Vũ kịch TPHCM vẫn chưa có trụ sở chính thức. Từ con số dự toán 1.500 tỉ đồng đến địa điểm xây dựng dời từ Công viên 23.9 sang Thủ Thiêm, giờ là những bài toán khác với cả vui mừng lẫn băn khoăn.

Mừng vì một công trình văn hóa mang tính biểu tượng sẽ được khởi động, sau khi dự án trình lên UBND TP, còn lo là lại thêm một “mảnh đất vàng” bị “tuột” khỏi tay nhà hát để “làm việc khác”, trong khi trụ sở mới lại nằm ngay dưới chân cầu Thủ Thiêm, điều tối kỵ đối với một nhà hát hàn lâm đòi hỏi rất kỹ về kết cấu hệ thống âm thanh và độ dư chấn…

Chậm 20 năm để khởi động lại

UBND TPHCM vừa trình HĐND về chủ trương đầu tư dự án xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch với tổng mức đầu tư khoảng 1.508 tỉ đồng. Nhà hát được xây dựng với quy mô 1.700 chỗ, có 2 khán phòng 1.200 chỗ và 500 chỗ, thực hiện từ 2018 - 2022 với nguồn vốn để đầu tư từ bán đấu giá khu đất 23 Lê Duẩn, quận 1. Mục tiêu là xây dựng một công trình văn hoá nghệ thuật chuyên ngành, hiện đại, xứng tầm với một trung tâm KT-VH-XH lớn của đất nước.

Ngay sau khi có thông tin trên, đã xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều. Số đông ủng hộ việc xây nhà hát nhạc hàn lâm vì đây là việc phải làm, còn hơn để quá chậm. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng số tiền 1.500 tỉ là quá cao và đặt cạnh so sánh đầu tư cho bệnh viện, trường học…

Theo Giám đốc Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TPHCM Trần Vương Thạch, với dự án mới này, tất cả phải làm lại từ đầu. Ví dụ những thiết kế cũ ở công viên 23.9 phải bỏ hết vì không phù hợp với địa điểm mới tại Thủ Thiêm. Theo ông Thạch, số tiền 1.500 tỉ đồng không phải quá đắt như dư luận đang xôn xao. Trước đây, dự án xây nhà hát tại công viên 23.9 đã lên tới hơn 2.000 tỉ đồng. Nhà thiết kế Đức thời điểm đó đã dự toán sơ bộ là 100 triệu USD và giờ có thể lên tới 150 triệu USD. Nhà hát Con Sò ở Sydney xây tốn hết 500 triệu USD, tương tự như nhà hát Esplanade ở Singapore. Sau 15 năm tranh cãi, cuối cùng Sydney có nhà hát tuyệt vời mà sự ra đời của nó chấm dứt mọi lời bàn tán. Trong khi đó, Việt Nam đã mất 20 năm mới khởi động trở lại thì là quá muộn.

“Những lo lắng là đương nhiên nhưng không vì thế mà cản trở, làm chậm tiến trình xây đáng ra phải làm từ lâu. Chúng ta phải nhìn vào thực tế, vào năng lực, khả năng để bắt đầu thực hiện những việc cụ thể để xây dựng thiết chế văn hóa cho phù hợp với ngân sách, đất đai và nhu cầu của khán giả hiện đại. Tôi ủng hộ việc xây trường, xây bệnh viện, những việc đương nhiên phải làm. Việc xây nhà hát cũng phải làm song song, xuất phát từ định hướng cách đây 20 năm” - ông Thạch nhận định.

Không phải một nhà hát mà là một tầm nhìn

Theo bà Nguyễn Thế Thanh - nguyên PGĐ Sở VHTT TPHCM, việc xây nhà hát là hết sức cần thiết, song ở đâu mới quan trọng. Vị trí dự kiến nằm sát với chân cầu Thủ Thiêm, không tránh khỏi độ rung trước tác động xe cộ qua lại. Nhà hát là nơi tuân thủ phần âm thanh cực chuẩn, nếu chọn vị trí không đúng thì sẽ rất uổng phí.

“Thời tôi còn theo làm dự án này, ban đầu TPHCM dự kiến xây nhà hát tại số 23 Lê Duẩn (trụ sở Công ty Xổ số Kiến thiết) nhưng địa điểm được chọn không phù hợp. Sau đó chọn đất ở Phú Thọ, thuận lợi là đã giải tỏa xong mặt bằng nhưng rồi lại nhường đất cho dự án cao ốc nên chuyển đến công viên 23.9 và cũng không thích hợp vì là đất dành cho cây xanh và giải trí công cộng. Năm 2003, mô hình khu đô thị mới Thủ Thiêm mà Ban dự án đưa ra rất tuyệt vời: Một quần thể văn hóa với bảo tàng, quảng trường, trên đó có nhà hát đặc trưng của TPHCM. Chúng tôi ủng hộ dự án này, rất tiếc sau thời gian dài, người ta không coi trọng quần thể văn hóa đó nữa mà phá vỡ tất cả để dành cho các dự án nhà đất.

Nói là xây một nhà hát nhưng ở đây còn là một tầm nhìn. Người ta đã phá vỡ quy hoạch và những giá trị cũ vốn tạo sự khác biệt cho một đô thị. Đầu tư cho văn hóa là để đẻ ra tiền, với điều kiện đầu tư đúng, đầu tư ra tấm ra món, đầu tư những giá trị sáng tạo chứ không phải là làm văn hóa “chỉ biết tiêu tiền” như nhiều người vẫn nghĩ”.

MINH THI
TIN LIÊN QUAN

TPHCM sẽ xây dựng nhà hát giao hưởng với kinh phí 1.500 tỷ đồng

Huân Cao |

Ủy ban Nhân dân TPHCM vừa trình Hội đồng Nhân dân TPHCM chủ trương xây Nhà hát Giao hưởng đạt tiêu chuẩn quốc tế tại trung tâm quận 2. Tổng mức đầu tư của dự án này là 1.500 tỷ đồng, được trích từ ngân sách của thành phố.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

TPHCM sẽ xây dựng nhà hát giao hưởng với kinh phí 1.500 tỷ đồng

Huân Cao |

Ủy ban Nhân dân TPHCM vừa trình Hội đồng Nhân dân TPHCM chủ trương xây Nhà hát Giao hưởng đạt tiêu chuẩn quốc tế tại trung tâm quận 2. Tổng mức đầu tư của dự án này là 1.500 tỷ đồng, được trích từ ngân sách của thành phố.