Dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé: Địa phương thiết tha, nhà khoa học ủng hộ

Lục Tùng |

Tại hội nghị về Dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé (dự án) do Bộ NNPTNT tổ chức vào ngày 7.9 tại Kiên Giang, không chỉ có địa phương kiến nghị sớm triển khai, mà nhiều nhà khoa học chuyên ngành cũng thống nhất ủng hộ sau khi tính toán được - mất.

“Ngày nay, tác động của biến đổi khí hậu - nước biển dâng (BĐKH-NBD) đối với Kiên Giang không còn là dự báo, là kịch bản nữa mà đã hiện hữu rõ nét bởi sự xâm nhập mặn, sự khan hiếm nước ngọt trong mùa khô và thời tiết khắc nghiệt trong mùa mưa. Hằng năm, Kiên Giang đã phải chi khoảng 100 tỉ đồng đắp các đập ngăn mặn, giữ ngọt cho sản xuất tôm - lúa, nhưng vẫn không tránh được thiệt hại, đời sống người dân rất khó khăn, cá biệt năm 2015 - 2016 thiệt hại lên đến khoảng 2.000 tỉ đồng” - Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng cho biết.

Ông Hồng khẳng định việc đầu tư xây dựng dự án là rất cần thiết, cấp bách và sẽ có hiệu quả ngay khi hoàn thành công trình, không chỉ tỉnh Kiên Giang được hưởng lợi, mà các tỉnh, thành khác trong khu vực Bán đảo Cà Mau.

Đồng quan điểm này, Giám đốc Sở NNPTNT Hậu Giang Nguyễn Văn Đồng cho biết, nước mặn ở Hậu Giang chủ yếu là nước biển xâm nhập vào qua sông Cái Lớn. Vì vậy lâu nay, địa phương rất thiết tha có được công trình điều tiết mặn - ngọt như dự án.

Trong khi đó, qua 12 lượt ý kiến tranh luận, cân nhắc bài toán được - mất giữa công trình cho sản xuất, sinh hoạt của người dân và môi trường, sinh thái, các nhà quản lý và khoa đi đến nhận định: Với dự án này, cái được nhiều hơn cái mất nên thống nhất ủng hộ. Thậm chí ngay với đơn vị Đại học Cần Thơ - nơi thời gian qua có nhiều ý kiến phản biện, bày tỏ quan ngại nhất, tại hội nghị này cũng thống nhất ủng hộ.

“Bất cứ can thiệp nào vào tự nhiên đều có tác động. Vấn đề là nếu cái được nhiều hơn cái mất thì phải ủng hộ. Sau quá trình bàn bạc, Đại học Cần Thơ thống nhất ủng và đồng hành cùng dự án này” - PGS-TS Lê Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Đại học Cần Thơ - nhấn mạnh.

Còn TS Tô Văn Trường (chuyên gia lĩnh vực thủy lợi) dù cho rằng đây là dự án thuộc diện “đầu tư không hối tiếc” nhưng cũng lưu ý đến việc cập nhật những ý kiến đóng góp, điều chỉnh để tăng tính khả thi cho dự án. Như vậy sau thời gian ồn ào với nhiều dư luận trái chiều, Dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé hiện nhận được sự đồng thuận của địa phương và nhà khoa học.

Dự án này nằm trọn trong vùng Bán đảo Cà Mau, có tổng diện tích tự nhiên là 909.924ha, thuộc 6 địa phương (Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu và TP.Cần Thơ), được giới hạn bởi kênh Cái Sắn (phía Bắc) kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp (phía Nam và Đông Nam), sông Hậu (phía Đông Bắc) và biển Tây (phía Tây). Giai đoạn 1, dự án có tổng đầu tư hơn 3.000 tỉ đồng. 

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Các nhà khoa học lên tiếng góp ý về dự án hệ thống thủy lợi 3000 tỷ phía Nam

Lục Tùng |

Ngày 7.9, tại TP Rạch Giá, Bộ NNPTNT phối hợp cùng tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị về Dự án hệ thống thủy lợi (HTTL) Cái Lớn – Cái Bé (giai đoạn 1). Hội nghị đã thu hút hơn 100 nhà quản lý, nhà khoa học về dự nhằm tiếp thu thêm những ý kiến đóng góp để hoàn chỉnh hơn những tác động cũng như giải pháp khắc phục của dự án đã được Chính phủ phê duyệt.

Tổng cục Thủy lợi kiểm tra trước bão tại Nghệ An: Tình trạng an toàn hồ đập thật sự đáng lo ngại

ANH ĐỨC |

Thông tin được đưa ra trong ngày 16.8 cho thấy: Phần đa các cống lấy nước dưới đập của Nghệ An đều gặp sự cố (bị rò nước ở mang, bục hoặc kẹt cửa cống, sập vòm cống...), nhiều công trình hồ, đập bằng đất xây dựng đã lâu (những năm 70 – 80) nên chất lượng không đảm bảo.

Giáo sư đầu ngành Thủy lợi: Dân Hà Nội phải "lội nước khi mưa" ít nhất hàng chục năm nữa!

Phan Anh - Thảo Anh |

Mưa lớn đã giảm nhưng nhiều xã ngoại thành vẫn sống chung trong biển nước. Ngập lụt là câu chuyện "đến hẹn lại lên" của Hà Nội. Trao đổi với PV báo Lao Động GS.TS Trần Viết Ổn - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi nhận định, còn khá lâu nữa người dân ở đây mới hết cảnh ngập.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Các nhà khoa học lên tiếng góp ý về dự án hệ thống thủy lợi 3000 tỷ phía Nam

Lục Tùng |

Ngày 7.9, tại TP Rạch Giá, Bộ NNPTNT phối hợp cùng tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị về Dự án hệ thống thủy lợi (HTTL) Cái Lớn – Cái Bé (giai đoạn 1). Hội nghị đã thu hút hơn 100 nhà quản lý, nhà khoa học về dự nhằm tiếp thu thêm những ý kiến đóng góp để hoàn chỉnh hơn những tác động cũng như giải pháp khắc phục của dự án đã được Chính phủ phê duyệt.

Tổng cục Thủy lợi kiểm tra trước bão tại Nghệ An: Tình trạng an toàn hồ đập thật sự đáng lo ngại

ANH ĐỨC |

Thông tin được đưa ra trong ngày 16.8 cho thấy: Phần đa các cống lấy nước dưới đập của Nghệ An đều gặp sự cố (bị rò nước ở mang, bục hoặc kẹt cửa cống, sập vòm cống...), nhiều công trình hồ, đập bằng đất xây dựng đã lâu (những năm 70 – 80) nên chất lượng không đảm bảo.

Giáo sư đầu ngành Thủy lợi: Dân Hà Nội phải "lội nước khi mưa" ít nhất hàng chục năm nữa!

Phan Anh - Thảo Anh |

Mưa lớn đã giảm nhưng nhiều xã ngoại thành vẫn sống chung trong biển nước. Ngập lụt là câu chuyện "đến hẹn lại lên" của Hà Nội. Trao đổi với PV báo Lao Động GS.TS Trần Viết Ổn - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi nhận định, còn khá lâu nữa người dân ở đây mới hết cảnh ngập.