Dự án đường xoá sổ hàng chục hecta rừng, đấu thầu xong mới xin ý kiến Thủ tướng

Đức Thành |

Dự án con đường dài 48 km ở Điện Biên sẽ xóa sổ hàng chục héc ta rừng. Trong khi tỉnh Điện Biên rất khẩn trương thực hiện công tác đấu thầu, giải ngân song lại chưa lại thể giải phóng mặt bằng vì còn chờ xin ý kiến Thủ tướng.

Vướng rừng, chưa có mặt bằng thi công đã tạm ứng cả trăm tỉ đồng

Ngày 29.6.2017, UBND tỉnh Điện Biên có Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình đường Na Sang – Thị trấn Huổi Mí – Nậm Mức – Thị trấn Tủa Chùa – Huổi Lóng (Dự án đường Na Sang - PV) với tổng chiều dài 48 km. 

Tuyến đường này đi qua địa bàn các huyện Tủa Chùa – Mường Chà chủ yếu là mở mới nên sẽ phải xóa bỏ hàng chục héc ta đất rừng

Dự án được chia làm 3 gói thầu, đầu tháng 9.2018, kết quả lựa chọn nhà thầu cho dự án này được thông báo và Chủ đầu tư là Ban quản lý các dự án giao thông tỉnh Điện Biên đã nhanh chóng giải ngân tạm ứng hơn 133 tỉ đồng cho các nhà thầu. Trong khi đó, toàn tuyến đường vẫn chưa thể triển khai giải phóng mặt bằng do dự án chạy qua sẽ xóa bỏ hàng chục héc ta đất rừng nên UBND tỉnh Điện Biên phải được sự đồng ý của Thủ tướng về việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.

Cho dù Chỉ thị số 13 của Ban Bí thư đã chỉ đạo rất rõ ràng, song khi UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt dự án  có thể “xóa sổ” hơn 21 héc ta rừng lại chưa thực hiện nghiêm túc về việc xin phép các cấp theo đúng thẩm quyền. Cụ thể, tại Quyết định số 591/QĐ – UBND ngày 29.6.2017, tỉnh Điện Biên phê duyệt Dự án nhưng phải hơn 1 năm sau, sau khi mở thầu, địa phương này mới tiến hành các bước xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tại văn bản văn bản số 2596/UBND - KTN do ông Lò Văn Tiến, Phó chủ tịch UBND tỉnh ký ngày 14.9.2018 gửi Bộ NN&PTNT về việc đề nghị Bộ NN & PTNT xem xét trình Thủ tướng Chính phủ cho các dự án được chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2020 (đợt I).  

“Tiền trảm hậu tấu”?

Cách làm của tỉnh Điện Biên từ việc phê duyệt dự án cho tới triển khai các bước đều thể hiện rất rõ việc “tiền trảm hậu tấu”. Tuy nhiên, trao đổi với PV Báo Lao Động, các vị lãnh đạo hàng đầu của Điện Biên đều rất tin tưởng vào việc “Thủ tướng sẽ sớm phê duyệt”. 

Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Văn Sơn cho biết: “Hôm trước họp Thường vụ tôi đã yêu cầu điều chỉnh lại  tổng thể và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tôi cũng chỉ đạo tại sao lại đưa rừng phòng hộ, rừng đặc dụng vào… hành lang an toàn giao thông là không được tính để khi nhỡ có sạt lở hay mở rộng đường người ta còn có điều kiện nâng cấp. Hiện Thủ tướng chưa ký phê duyệt điều chỉnh. Tôi nghĩ chắc nhanh thôi” – ông Sơn nói.

Trong khi đó, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên – ông Mùa A Sơn khẳng định: “Thực chất là tỉnh đã báo cáo Thủ tướng rồi nhưng hiện liên quan đến một số nội dung các bộ phải trình. Ở đây chúng ta phải hiểu mục đích đầu tư, Thủ tướng, Bộ Chính trị quy định không lấy đất rừng để đầu tư, giao cho các doanh nghiệp xây dựng công trình dịch vụ nhưng lấy đất rừng tự nhiên đó để làm các công trình phục vụ lợi ích nhân dân (đường giao thông) thì trong trường hợp này tôi nghĩ Thủ tướng sẽ đồng ý…  Không có quy định phê duyệt dự án trước xin ý kiến thủ tướng sau hay ngược lại xin ý kiến thủ tướng được đồng ý rồi mới phê duyệt dự án. Nhưng phải phê duyệt dự án thì mới có thể xác định được diện tích rừng cần thiết phục vụ cho dự án là bao nhiêu để xác định cơ sở có cần báo cáo hay không.  Còn thủ tục thì việc đầu tiên là phải thực hiện phương án giải phóng mặt bằng, trên cơ sở đó xác định được giá thành, giá trị đền bù… Từ  đó mới đưa ra phương án điều chỉnh, xin ý kiến Thủ tướng…”.

Ông Mùa A Sơn cho rằng việc cắt rừng là giải pháp hiệu quả nhất đối với dự án này bởi nếu không sẽ phải xây dựng tuyến đường vòng hơn 100 km, nhưng nếu cắt rừng thì chỉ 50km  nên buộc tỉnh phải đưa vào quy hoạch như đã nêu. “Như vậy rõ ràng là chúng ta phải hi sinh một số lợi ích nhỏ để phục vụ lợi ích chung” – ông Mùa A Sơn nói.

Ngoài các vấn đề về quy trình thủ tục, hiện đang có dư luận "thông thầu", "công ty sân sau" và các đơn vị trúng thầu có hồ sơ dự thầu không đảm bảo tiêu chuẩn trong Dự án này. Trao đổi với PV Báo Lao Động, cả Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên đều khẳng định công tác đấu thầu minh bạch và nghiêm túc, không có chuyện ưu ái cho doanh nghiệp thân quen.

Lao Động sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.

Đức Thành
TIN LIÊN QUAN

Phá rừng ở Bình Phước: Xử lý rất khó hiểu!

HOÀNG HƯNG |

Báo chí những ngày qua đã phanh phui vụ phá rừng nghiêm trọng xảy ra tại khoảnh 7, tiểu khu 363, thuộc Nông – lâm trường Tân Lập (Công ty TNHH MTV cao su Bình Phước). Nông – lâm trường Tân Lập đã từng xử lý các cá nhân liên quan đến vụ phá rừng này. Nhưng, xử lý như... trò đùa.

Bình Phước: Bất thường quanh vụ phá rừng

CAO NGUYỄN HOÀNG HƯNG |

Tận mắt chứng kiến cảnh tàn phá rừng, chúng tôi không khỏi xót xa, bàng hoàng... Không chỉ những cây rừng to cỡ một vòng ôm; hơn thế, một số gốc cây cày cổ thụ, chu vi từ 2 - 8m, cũng bị cưa hạ một cách tàn nhẫn.

Cận cảnh vụ phá rừng nghiêm trọng xảy ra ở tỉnh Bình Phước

HOÀNG HƯNG |

Ngày 1.10, Lao Động đăng bài: "Phát hiện một vụ phá rừng lấy gỗ ở tỉnh Bình Phước", phản ánh vụ phá rừng nghiêm trọng được lực lượng kiểm lâm và cơ quan chức năng huyện Đồng Phú phát hiện, xảy ra tại khoảnh 7, tiểu khu 363, Nông - lâm trường Tân Lập, thuộc Cty TNHH MTV caosu Bình Phước. Mới đây, PV Báo Lao Động đã vào tận hiện trường vụ phá rừng này.

Phát hiện một vụ phá rừng lấy gỗ trái phép ở Bình Phước

HOÀNG HƯNG |

Ngày 1.10, nguồn tin từ Hạt kiểm lâm huyện Đồng Phú, thuộc Chi cục kiểm lâm tỉnh Bình Phước cho biết: Một vụ phá rừng lấy gỗ nghiêm trọng đã xảy ra trên địa bàn huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. Thủ phạm đã lấy đi phần lớn thân gỗ có giá trị, chỉ còn lại một số lóng gỗ nhỏ...

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Thực phẩm online ngày Tết tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngọc Chi - Đức Trung |

Cận Tết, việc mua sắm thực phẩm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để có một cái Tết trọn vẹn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy là người tiêu dùng thông minh.

Phá rừng ở Bình Phước: Xử lý rất khó hiểu!

HOÀNG HƯNG |

Báo chí những ngày qua đã phanh phui vụ phá rừng nghiêm trọng xảy ra tại khoảnh 7, tiểu khu 363, thuộc Nông – lâm trường Tân Lập (Công ty TNHH MTV cao su Bình Phước). Nông – lâm trường Tân Lập đã từng xử lý các cá nhân liên quan đến vụ phá rừng này. Nhưng, xử lý như... trò đùa.

Bình Phước: Bất thường quanh vụ phá rừng

CAO NGUYỄN HOÀNG HƯNG |

Tận mắt chứng kiến cảnh tàn phá rừng, chúng tôi không khỏi xót xa, bàng hoàng... Không chỉ những cây rừng to cỡ một vòng ôm; hơn thế, một số gốc cây cày cổ thụ, chu vi từ 2 - 8m, cũng bị cưa hạ một cách tàn nhẫn.

Cận cảnh vụ phá rừng nghiêm trọng xảy ra ở tỉnh Bình Phước

HOÀNG HƯNG |

Ngày 1.10, Lao Động đăng bài: "Phát hiện một vụ phá rừng lấy gỗ ở tỉnh Bình Phước", phản ánh vụ phá rừng nghiêm trọng được lực lượng kiểm lâm và cơ quan chức năng huyện Đồng Phú phát hiện, xảy ra tại khoảnh 7, tiểu khu 363, Nông - lâm trường Tân Lập, thuộc Cty TNHH MTV caosu Bình Phước. Mới đây, PV Báo Lao Động đã vào tận hiện trường vụ phá rừng này.

Phát hiện một vụ phá rừng lấy gỗ trái phép ở Bình Phước

HOÀNG HƯNG |

Ngày 1.10, nguồn tin từ Hạt kiểm lâm huyện Đồng Phú, thuộc Chi cục kiểm lâm tỉnh Bình Phước cho biết: Một vụ phá rừng lấy gỗ nghiêm trọng đã xảy ra trên địa bàn huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. Thủ phạm đã lấy đi phần lớn thân gỗ có giá trị, chỉ còn lại một số lóng gỗ nhỏ...