Đông Nam Á: 2/3 Doanh nghiệp nhỏ và vừa khó vay vốn kinh doanh

PV |

Báo cáo “Doanh nghiệp nhỏ, tăng trưởng lớn” đã khảo sát hơn 1.000 chủ DNNVV trên toàn cầu và cho thấy, hơn hai phần ba (68%) DNNVV đã không thể đảm bảo có đủ hay bất kỳ khoản vay nào ít nhất một hoặc nhiều lần trong 5 năm qua.

Bất chấp sự bùng nổ của các DNNVV mới được thành lập trong hai năm qua, khả năng tiếp cận nguồn vốn vẫn là một rào cản bất biến, khi 32% trong số các doanh nghiệp này gặp khó khăn trong việc đảm bảo lượng vốn khởi đầu. Con số này tăng lên 33% đối với số DNNVV sắp khai trương.

Tại Đông Nam Á, gần một nửa (48%) DNNVV phải dựa vào bạn bè và gia đình để vay vốn. Trong số các DNNVV không thể đảm bảo đủ nguồn vốn, 40% gặp vấn đề về dòng tiền, 38% không thể tung ra sản phẩm hoặc dịch vụ mới và 36% không thể thuê nhân công hiệu quả.

 
 
Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp nhiều khó khăn vướng mắc trong tiếp cận nguồn vốn.

Còn trên toàn cầu, đối với các DNNVV lớn hơn từ 101-250 nhân viên, việc không thể tiếp cận nguồn vốn đã hạn chế khả năng tuyển dụng (40%), mở rộng quy mô (36%) hoặc chi trả cho việc nâng cấp hoặc cải tiến vận hành (36%).

Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến cuối 2020 có khoảng 800.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó 98% là DNNVV, thu hút hơn 5,6 triệu lao động. Vai trò của DNNVV là rất quan trọng với nền kinh tế quốc gia.

Nhưng các DNNVV hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Theo ông Phạm Quang Minh - Tổng Giám đốc Mambu Việt Nam: “Thời gian qua đã có hàng chục nghìn DNNVV phải tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể. Năm 2020, số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2019. Còn 2 tháng đầu năm 2022, 32.700 doanh nghiệp đã tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 51,3% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân chủ yếu vẫn là họ không có đủ vốn để tiếp tục kinh doanh. Trong khi khả năng tiếp cận nguồn vốn thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng cũng vẫn gặp khó do chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện. Các DNNVV cần một hình thức cho vay mới để lấp đầy được khoảng trống tín dụng này”.

Quan điểm của Mambu được đưa ra trong bối cảnh hình thức cho vay thay thế đang gia tăng, khi các DNNVV chuyển sang vay vốn từ các ngân hàng thuần số (challenger banks) và các công ty tài chính công nghệ (fintechs) để vượt qua các rào cản chung.

Cơ hội cho các DNNVV mới thành lập là rất rõ ràng vì đại đa số (92%) các chủ doanh nghiệp này cho biết, họ sẵn sàng hợp tác với các công ty tài chính mới cung cấp nhiều dịch vụ số mới và đơn giản hơn. Con số này ở Đông Nam Á lớn hơn (94%).

Ông Minh cũng cho biết: “Việc sẵn sàng thay đổi đối tác tài chính này cũng đến từ số lượng ngày càng gia tăng của các fintech trên thị trường tài chính. Ngay ở Việt Nam, theo số liệu của NHNN, số lượng các fintech tham gia cung ứng dịch vụ trên thị trường Việt Nam tăng khoảng gần 4 lần, từ 40 lên tới 150 công ty (2016-2020). Hoạt động của fintech trên nhiều lĩnh vực tài chính như thanh toán, chuyển tiền, cho vay, tài chính cá nhân…; mang đến cho DNNVV nhiều cơ hội tín dụng và dịch vụ mới.

Các công ty tài chính cho vay kinh doanh cần khai thác sức mạnh của công nghệ mới và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ khách hàng muốn và cần, để duy trì sự thích ứng và cạnh tranh”.

Báo cáo còn chỉ ra rằng, gần một nửa (55%) DNNVV ở Đông Nam Á cho rằng lý do hàng đầu để thay đổi đối tác cho vay tài chính là các ưu đãi mới. Trong đó, 52% sẽ chuyển sang vay từ các công ty có giải pháp tài chính tốt hơn và 42% chọn các công ty cung cấp dịch vụ số tốt hơn.

Trong khi đó, trên toàn cầu, nhu cầu tăng cao về các lựa chọn dịch vụ số có gắn liền đến đại dịch. Hai phần ba (66%) các DNNVV thành lập sau tháng 3 năm 2020, và những doanh nghiệp sẽ ra mắt tới đây cho biết, dịch vụ số là tiêu chí quan trọng khi đi vay vốn, so với chỉ 53% doanh nghiệp thành lập trước ngày này. Các tổ chức tài chính cần nỗ lực hơn nữa để đơn giản hoá quy trình duyệt vay - vốn còn tồn đọng rất nhiều thách thức. Nghiên cứu cho thấy thời gian đăng ký khoản vay có ảnh hưởng lớn đến việc DNNVV lựa chọn đơn vị cho vay. 86% các DNNVV ở Đông Nam Á cho rằng quy trình đăng ký đơn giản là một trong những tiêu chí quan trọng để đảm bảo nguồn tài chính bên ngoài, trong khi đó, lãi suất thấp vẫn là một yếu tố quan trọng hàng đầu (90%).

Khi nói đến việc cải thiện quy trình đăng ký khoản vay, phần lớn các DNNVV ở Đông Nam Á quan tâm đến việc xử lý quyết định cho vay nhanh hơn (87%), các điều kiện vay linh hoạt hơn (87%), các ưu đãi và dịch vụ phù hợp (86%), và yêu cầu tài sản thế chấp thấp hoặc không cần tài sản đảm bảo (86%).

PV
TIN LIÊN QUAN

Nghỉ việc không lương tại doanh nghiệp có được tham gia BHYT?

QUANG MINH |

Cơ quan Bảo hiểm xã hội giải đáp thắc mắc của bạn đọc liên quan đến việc đóng Bảo hiểm y tế tại doanh nghiệp.

Vận động người lao động đồng hành, chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp

Kiều Vũ |

Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội cho biết các cấp Công đoàn sẽ tăng cường tuyên truyền người sử dụng lao động tích cực quan tâm, hỗ trợ, duy trì việc làm ổn định cho người lao động, đồng thời tuyên truyền, vận động đoàn viên, công nhân lao động sẵn sàng đồng hành, chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch.

Kinh tế 24h: Người mua vàng lỗ nặng; Doanh nghiệp vận tải chật vật

Phương Duy |

Vì mức chênh lệch mua vào - bán ra khiến nhiều nhà đầu tư đang lỗ nặng sau một tuần đầu cơ; Ngành du lịch ở miền Trung đã sẵn sàng đón đón khách quốc tế; Giá nguyên, nhiên liệu "nhảy múa", doanh nghiệp than thở... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Nghỉ việc không lương tại doanh nghiệp có được tham gia BHYT?

QUANG MINH |

Cơ quan Bảo hiểm xã hội giải đáp thắc mắc của bạn đọc liên quan đến việc đóng Bảo hiểm y tế tại doanh nghiệp.

Vận động người lao động đồng hành, chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp

Kiều Vũ |

Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội cho biết các cấp Công đoàn sẽ tăng cường tuyên truyền người sử dụng lao động tích cực quan tâm, hỗ trợ, duy trì việc làm ổn định cho người lao động, đồng thời tuyên truyền, vận động đoàn viên, công nhân lao động sẵn sàng đồng hành, chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch.

Kinh tế 24h: Người mua vàng lỗ nặng; Doanh nghiệp vận tải chật vật

Phương Duy |

Vì mức chênh lệch mua vào - bán ra khiến nhiều nhà đầu tư đang lỗ nặng sau một tuần đầu cơ; Ngành du lịch ở miền Trung đã sẵn sàng đón đón khách quốc tế; Giá nguyên, nhiên liệu "nhảy múa", doanh nghiệp than thở... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.