Đón sóng dịch chuyển đầu tư vào Việt Nam: Trải thảm đỏ nhưng không phát triển bằng mọi giá

ĐÌNH TRƯỜNG |

Một làn sóng đầu tư mới từ nước ngoài là tin vui hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển. Nhưng bên cạnh câu chuyện đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, những bài học trong quá khứ vẫn nhắc nhở chúng ta về một kim chỉ nam: Không tăng trưởng bằng mọi giá và không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế.

Thẩm định kỹ các dự án

Liên tiếp trong thời gian qua, nhiều địa phương đã phát hiện nhiều vụ việc vi phạm quy định về bảo vệ môi trường đến từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo các chuyên gia, các lỗi vi phạm của doanh nghiệp thường tập trung vào một số hành vi cụ thể như không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định; thực hiện không đúng một trong các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường; không có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường...

Bên cạnh đó, cũng có những doanh nghiệp để xảy ra các vi phạm về quản lý chất thải như: Thực hiện giám sát chất thải định kỳ không đúng, không đầy đủ theo quy định; kê khai không đầy đủ chất thải nguy hại đã chuyển giao trong chứng từ chất thải nguy hại; tự xử lý chất thải nguy hại khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận… Trong đó, những câu chuyện từng gây ồn ào một thời như của Formosa hay Vedan vẫn là bài học đáng quý cho câu chuyện tăng trưởng ở từng địa phương.

Bên cạnh vấn đề môi trường, khi xây dựng các khu công nghiệp, các dự án của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng cần phải được xem xét kỹ lưỡng. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng địa phương trở thành mảnh đất cho hoạt động sản xuất kém hiệu quả.

Những hành vi như chuyển giá, dồn thải công nghệ lạc hậu hay kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp trong nước cũng phải được ngăn chặn ngay từ trước lúc phê duyệt, tránh để xảy ra hiện tượng “mất bò mới lo làm chuồng” hoặc chỉ có thể biết xử phạt khi việc đã rồi.

Trao đổi với phóng viên về hoạt động thu hút dự án tại Bắc Giang, địa phương vừa được Foxconn đầu tư 270 triệu USD để mở nhà máy sản xuất, ông Lê Ánh Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang - khẳng định, tỉnh này sẽ không phê duyệt các dự án gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, đặc biệt là hạn chế các dự án gây thâm dụng lao động. "Nếu dự án mà sử dụng nhiều lao động chứng tỏ công nghệ của chủ đầu tư vẫn còn thấp và điều đó sẽ tạo gánh nặng cho địa phương về hạ tầng xã hội" - ông Dương nói.

Bà Bùi Thị Thu Thủy - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang - cũng cho biết, tỉnh này sẽ ưu tiên các dự án "đóng góp ngân sách cao, hàm lượng cộng nghệ cao, tiết kiệm đất và hạn chế ô nhiễm môi trường".

Theo tìm hiểu phóng viên, tại Bắc Giang, ngoài dự án 270 triệu USD của Foxconn, còn có 3 dự án khác vừa nhận giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đó là Dự án Công nghệ tế bào quang điện Ja Solar PV Việt Nam của nhà đầu tư Ja Solar Investment (Hồng Kông, Trung Quốc) Limited; Dự án Nhà máy Risesun New Material Việt Nam và Dự án Nhà máy Kodi New Material Việt Nam của nhà đầu tư Risesun Investment Pte.Ltd (Singapore). Tổng vốn đầu tư của 3 dự án này là gần 300 triệu USD.

Còn tại Hà Nam, từ một địa phương, có rất ít doanh nghiệp lớn đã vươn lên trở thành tỉnh có kết quả thu hút doanh nghiệp FDI luôn đứng trong top 10-15 của cả nước. Quan điểm của Hà Nam là không thu hút đầu tư bằng mọi giá, các dự án được lựa chọn phải có đầy đủ năng lực tài chính cũng như công nghệ tiên tiến, phù hợp với định hướng thu hút đầu tư mới, đặc biệt là thu hút các dự án thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo.

"Các dự án đều phải có ý kiến thẩm định của các bộ, ngành có liên quan. Từ tài nguyên môi trường, khoa học công nghệ đến xây dựng… đều phải có các ngành tập trung vào. Đặc biệt, phải đảm bảo môi trường thì mới được làm" - ông Nguyễn Văn Lượng - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam - cho biết.

Phải hướng tới phát triển bền vững

Nhiều ý kiến lo ngại một làn sóng đầu tư mới từ nước ngoài có thể dẫn đến hiện tượng chạy đua ở các địa phương khi "người người, nhà nhà" làm khu công nghiệp. Điều này có thể dẫn đến hệ lụy mất kiểm soát trong quy hoạch, gây áp lực lên hoạt động an sinh xã hội, môi trường.

Ngày 26.1, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, chuyên gia môi trường Đào Nhật Đình nói rằng, về vấn đề lập các khu công nghiệp, các địa phương cần phải tuân thủ chặt chẽ quy định hiện hành. "Dự án của doanh nghiệp đều phải có báo cáo đánh giá tác động và chứng nhận hoàn thiện các công trình xử lý về môi trường. Khi hoàn thiện các thủ tục về cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp mới được vận hành" - ông Đào Nhật Đình cho biết.

Ở khía cạnh quy hoạch, trao đổi với phóng viên, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, rất cần thiết có một giải pháp để các địa phương có thể hợp tác, tránh việc đầu tư dàn trải, cạnh tranh không lành mạnh khi xây dựng các khu công nghiệp trong bối cảnh một làn sóng đầu tư mới. "Khi phát triển công nghiệp, tác động môi trường là rất nhiều. Khi địa phương muốn phát triển bền vững, luôn luôn phải có sự cân đối giữa thu vào và chi ra. Thu vào thì khi mở cửa cho doanh nghiệp sẽ có nhiều nguồn thu. Nhưng việc chi ra để xử lý hệ quả khi phải làm hạ tầng, xử lý môi trường, xây dựng những công trình xử lý chất thải là vấn đề phải cân nhắc. Nó hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp thấy thu là vậy nhưng chi ra còn nhiều hơn" - kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cảnh báo.

ĐÌNH TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Công đoàn chủ động nắm bắt thời cơ khi đón làn sóng đầu tư từ nước ngoài

Vương Trần |

Sáng nay (28.1), trao đổi với báo chí bên hành lang Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho rằng tổ chức công đoàn cần chủ động thích ứng, nắm bắt thời cơ khi đón làn sóng đầu tư từ nước ngoài để ngày càng phát triển lớn mạnh.

Thường trực Chính phủ họp về biện pháp đón làn sóng đầu tư nước ngoài

THEO VGP |

Chiều nay (22.5), tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúcđã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình, triển vọng và các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài ứng phó với các thách thức toàn cầu do COVID-19 gây ra.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Công đoàn chủ động nắm bắt thời cơ khi đón làn sóng đầu tư từ nước ngoài

Vương Trần |

Sáng nay (28.1), trao đổi với báo chí bên hành lang Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho rằng tổ chức công đoàn cần chủ động thích ứng, nắm bắt thời cơ khi đón làn sóng đầu tư từ nước ngoài để ngày càng phát triển lớn mạnh.

Thường trực Chính phủ họp về biện pháp đón làn sóng đầu tư nước ngoài

THEO VGP |

Chiều nay (22.5), tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúcđã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình, triển vọng và các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài ứng phó với các thách thức toàn cầu do COVID-19 gây ra.