Đón sóng đầu tư nước ngoài từ 3 dòng vốn dịch chuyển

Vũ Long |

Để bắt cơ hội từ dòng vốn dịch chuyển, doanh nghiệp Việt cần nâng tầm để bắt tay sòng phẳng với các nhà đầu tư nước ngoài.

Đánh giá và tận dụng 3 dòng vốn dịch chuyển

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Nguyễn Văn Toàn, về làn sóng dịch chuyển vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới, hiện nay dòng vốn dịch chuyển so với tổng vốn đầu tư nước ngoài cao hơn trước đây rất nhiều.

Hiện có 3 dòng vốn dịch chuyển: Đơn hàng, luồng vốn đầu tư ra nước ngoài, dịch chuyển trực tiếp.

Về dịch chuyển đơn hàng, hiện nay, Việt Nam cũng có các doanh nghiệp sẵn sàng dịch chuyển các đơn hàng, nhưng không có nhiều.

“Đơn hàng rất nhanh, nghĩa là chúng ta đáp ứng 80-90%, chỉ cần cố gắng thêm về mặt năng lực kỹ thuật, quản lý thì chúng ta có thể tiếp cận được các đơn hàng dịch chuyển” – ông Nguyễn Văn Toàn nói.

Cùng với đó, luồng vốn đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư ngoại và dòng vốn dịch chuyển trực tiếp (tức là chuyển một bộ phận hoặc toàn bộ một nhà máy từ nước A sang nước B) cũng rất quan trọng. Nhìn nhận được 3 luồng vốn này, Việt Nam cần chia từng phân khúc để có thể tiếp thu được từng luồng một cách hiệu quả.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu trong liên kết để cùng tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTAs), dù nước ta đang trong giai đoạn hội nhập rất rộng và khá sâu.

Chúng ta có rất nhiều FTAs nhưng doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được. "Theo tôi, doanh nghiệp Việt Nam trước hết phải nâng cao được tâm thế và tư thế của mình, phải quyết tâm, phải có tầm nhìn.

Muốn nâng được tư thế của mình lên để bắt tay sòng phẳng với các nhà đầu tư nước ngoài thì chúng ta phải nâng trình độ doanh nghiệp và phải liên kết các doanh nghiệp trong nước” – ông Nguyễn Văn Toàn khẳng định.

Nhân lực Việt Nam làm việc rất linh hoạt

Với 10 năm kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ông Nguyễn Văn Toàn cũng đánh giá: Nguồn nhân lực Việt Nam yếu là tính kỷ luật, nhưng ngược lại, nhân lực Việt Nam làm việc rất linh hoạt.

“Samsung có đánh giá, sau khi được đào tạo cơ bản, những công nhân kĩ thuật Việt Nam sau một thời gian 3 tháng, 6 tháng đã bắt kịp tương đối sát với các công nhân từ Hàn Quốc, trong khi đó, lương của công nhân Hàn Quốc cao gấp từ 2-3 lần” – ông Toàn cho biết.

Doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng nguồn nhân lực cốt lõi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Ảnh: Vũ Long
Doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng nguồn nhân lực cốt lõi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Ảnh: Vũ Long

Với điểm mạnh này từ nguồn nhân lực có khả năng làm việc linh hoạt, giá rẻ, đây chính là lợi thế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, trong tương lai, lợi thế này sẽ dần mất đi. Do đó, Chính phủ cần tiếp tục cải cách mạnh mẽ về chính sách, thủ tục hành chính… để các nhà đầu tư nước ngoài mạnh dạn, yên tâm đầu tư, bắt tay với doanh nghiệp Việt Nam theo nguyên tắc “win-win” (đôi bên cùng có lợi-PV).

Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng được một nguồn nhân lực cốt lõi bởi doanh nghiệp có thành công hay không thì nhân lực cốt lõi là quan trong nhất.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Thu hút đầu tư nước ngoài, cần xem xét năng lực địa phương

Vũ Long |

Thu hút đầu tư nước ngoài chất lượng cao trong giai đoạn mới là hợp tác "win-win", do đó, không thể làm đại trà, mà phải theo năng lực từng địa phương.

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bắt đầu khởi sắc

Vũ Long |

Tính đến ngày 20.8.2020, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 19,54 tỉ USD, bằng 86,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Thu hút có chọn lọc dòng vốn đầu tư nước ngoài mới

PHẠM ĐÔNG - VƯƠNG TRẦN |

Ngày 23.7, Tổ Công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài đã tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Tổ trưởng Tổ Công tác.

Công đoàn tiếp tục nỗ lực vì đoàn viên, người lao động

Thu Trà (thực hiện) |

Năm 2022, các cấp Công đoàn đã nỗ lực vượt khó, đạt nhiều kết quả, mang lại niềm tin cho đoàn viên, người lao động. Năm 2023, chủ đề hoạt động của tổ chức Công đoàn là “Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở”.  Đây cũng là năm vừa tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XII, tổ chức thành công Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, vừa phải tập trung thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Trước thềm Xuân Quý Mão năm 2023, Báo Lao Động phỏng vấn đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Những người nối nhịp cầu sum họp

Minh Hạnh |

Khi những vòng quay của chiếc đồng hồ chuyển khắc sang năm mới để mọi người quây quần bên nhau cùng đón Giao thừa thì những tiếp viên, phi công vẫn miệt mài làm việc để nối những nhịp cầu đoàn viên...

Doanh nghiệp bất động sản chờ đợi tháo gỡ từ chính sách vĩ mô

Gia Miêu |

Câu chuyện năm 2023 của thị trường bất động sản sẽ phụ thuộc nhiều vào các chính sách vĩ mô, đặc biệt là về tài chính.

Arsenal thắng kịch tính Man United ở phút bù giờ

Văn An |

Arsenal giành chiến thắng kịch tính 3-2 trước Man United tại vòng 21 Premier League.

Cảnh sát giao thông TPHCM ngăn chặn gần 100 xe máy đua xe ngày mùng 1 Tết

Anh Tú |

TPHCM - Sáng mùng 1 Tết, Tổ Phòng chống đua xe trái phép thuộc Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TPHCM) phát hiện 1 tốp khoảng 100 xe tụ tập, lưu thông thành đoàn, nẹt pô, phóng nhanh lạng lách, gây rối trật tự công cộng đoạn từ đường Lý Thường Kiệt đến Thành Thái, quận 10,… nên đã tổ chức chặn bắt, xử lý.

Thu hút đầu tư nước ngoài, cần xem xét năng lực địa phương

Vũ Long |

Thu hút đầu tư nước ngoài chất lượng cao trong giai đoạn mới là hợp tác "win-win", do đó, không thể làm đại trà, mà phải theo năng lực từng địa phương.

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bắt đầu khởi sắc

Vũ Long |

Tính đến ngày 20.8.2020, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 19,54 tỉ USD, bằng 86,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Thu hút có chọn lọc dòng vốn đầu tư nước ngoài mới

PHẠM ĐÔNG - VƯƠNG TRẦN |

Ngày 23.7, Tổ Công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài đã tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Tổ trưởng Tổ Công tác.