Doanh nghiệp ủng hộ tăng lương từ 1.7 dù tăng chi phí

Cường Ngô |

Mặc dù đang chi trả cho lao động cao hơn lương tối thiểu vùng, song, nhiều doanh nghiệp rất ủng hộ việc tăng lương thêm 6% từ 1.7 theo đề xuất của Hội đồng Tiền lương quốc gia.

Công ty TNHH Sản xuất Sanwa Việt Nam (Khu công nghiệp Đình Trám, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) có hơn 400 công nhân đang làm việc, trong đó, có khoảng 60% là người ngoại tỉnh, đa phần ở nhà thuê, mọi chi phí đều "đội" lên rất cao, cho nên, ban lãnh đạo công ty rất ủng hộ việc tăng thêm 6% từ 1.7 cho người lao động.

Ông Vũ Thanh Tùng - đại diện Công ty TNHH Sản xuất Sanwa Việt Nam (Khu Công nghiệp Đình Trám, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) cho biết, lương tối thiểu được tính toán dựa trên 7 yếu tố, gồm: mức sống tối thiểu, tương quan mức lương trên thị trường; giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

"Tôi hoàn toàn ủng hộ đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng từ ngày 1.7.2022. Hiện nay, hầu như bất cứ doanh nghiệp và vùng kinh tế nào đều có mức lương nội bộ của công ty cao hơn mức lương cơ bản. Cho nên, nếu mức lương tối thiểu dự kiến tăng 6% sẽ bằng với mức lương nội bộ của nhiều doanh nghiệp ở vùng đó chi trả cho người lao động.

Một công nhân đang làm việc tại chuyền sản xuất của Công ty Sanwa Việt Nam. Ảnh: Cường Ngô
Một công nhân đang làm việc tại chuyền sản xuất của Công ty Sanwa Việt Nam. Ảnh: Cường Ngô

Tôi lấy ví dụ, mức lương cơ bản ở Bắc Giang (vùng 3) đang là 3,4 triệu đồng, nhưng đại đa số công ty ở Bắc Giang đang trả cho người lao động từ 3,7 triệu - 4 triệu đồng. Đó là cách các công ty cạnh tranh nhau để giữ chân và đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Cho nên, nếu chính sách lương tối thiểu dự kiến tăng 6% được thông qua, thì công ty chúng tôi cũng sẽ nâng lương nội bộ cho người lao động dựa trên mức lương tối thiểu vùng đã được tăng 6%", ông Tùng nói, đồng thời chia sẻ, việc tăng thế nào sẽ được công ty họp bàn kỹ.

"Nếu việc tăng lương tối thiểu chính thức được thông qua, chúng tôi sẽ triệu tập cuộc họp nội bộ, bao gồm ban lãnh đạo công ty, kế toán tài chính, công đoàn... để quyết định điều chỉnh lương nội bộ tăng theo. Tất nhiên, việc tăng này cần có kế hoạch và lộ trình rất cụ thể", ông Tùng khẳng định.

Bà Lê Thị Ánh Tuyết - Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nhôm Đô Thành (Gia Lâm, Hà Nội) cũng đồng tình với đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng từ ngày 1.7.2022.

Bà cho rằng, hai năm dịch COVID-19, mặc dù công ty gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất, kinh doanh, nhưng người lao động còn khó khăn hơn bội phần - nhất là thời điểm này, giá cả nhiều mặt hàng "leo thang" theo giá xăng dầu.

"Hiện tại, lương nội bộ của người lao động tại công ty chúng tôi cao hơn so với mức lương tối thiểu vùng 7%. Việc tăng lương tối thiểu vùng là điều rất tốt, để bảo vệ người yếu thế, đảm bảo họ không bị trả thấp hơn mức tối thiểu.

Nếu chính sách tăng 6% lương tối thiểu được thông qua, thì ban lãnh đạo công ty cũng sẽ điều chỉnh lương nội bộ tăng theo lương tối thiểu vùng được áp dụng", bà Tuyết cho hay.

Hội đồng Tiền lương quốc gia hôm 12.4 đã thống nhất đề xuất tăng lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1.7.2022.

Nếu đề xuất này được Chính phủ thông qua, đây là lần đầu tiên kể từ khi áp dụng lương tối thiểu vùng tại doanh nghiệp (năm 2009), tiền lương tăng vào giữa năm thay vì đầu năm và dự kiến kéo dài 18 tháng thay vì 12 tháng như thường lệ.

TS Đỗ Quỳnh Chi - Trung tâm Nghiên cứu quan hệ lao động cho rằng, nếu tăng lương, người lao động lẫn doanh nghiệp đều được hưởng lợi. Bởi, sau đại dịch, việc lao động có quay lại thành phố hay không phụ thuộc vào cách họ được đối xử thế nào trong đại dịch và kể cả thời điểm này. Nếu tăng lương, thì đó là một trong những giải pháp để giữ chân người lao động.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Vật giá leo thang, người lao động ngóng tăng lương tối thiểu từng ngày

Phương Linh - Hoài Luân |

Phú Yên - Mức lương tối thiểu theo quy định thực tế đang thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung. Trước dịch COVID-19, mức lương tối thiểu vùng 3, 4 với Phú Yên cơ bản đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của CNLĐ nhưng sau dịch vật giá leo thang, thu nhập giảm nên nhiều lao động ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh mong sớm áp dụng tăng lương tối thiểu để cải thiện đời sống.

Chờ được tăng lương tối thiểu vùng trong tháng 7.2022

Thành An |

Hiện nay, nhiều người đang trông chờ thông tin Chính phủ phê duyệt tăng lương tối thiểu vùng để tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống. Trước đó, thông tin Hội đồng Tiền lương Quốc gia chốt phương án trình Chính phủ xem xét tăng 6% lương tối thiểu vùng từ 1.7.2022 đã làm ấm lòng nhiều CNLĐ tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tăng lương tối thiểu vùng: Không thể chậm trễ!

Nhóm PV |

Sau 2 phiên thương lượng, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã “chốt” mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2022 và 2023 là 6%, áp dụng từ 1.7.2022 để tư vấn, đề xuất với Chính phủ ban hành Nghị định về tăng lương tối thiểu. Để hiểu rõ hơn về lý do chọn mức tăng và thời điểm tăng lương nói trên, Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Phó Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia, Trưởng nhóm thương lượng của Công đoàn Việt Nam - tham gia Hội đồng Tiền lương Quốc gia.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Vật giá leo thang, người lao động ngóng tăng lương tối thiểu từng ngày

Phương Linh - Hoài Luân |

Phú Yên - Mức lương tối thiểu theo quy định thực tế đang thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung. Trước dịch COVID-19, mức lương tối thiểu vùng 3, 4 với Phú Yên cơ bản đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của CNLĐ nhưng sau dịch vật giá leo thang, thu nhập giảm nên nhiều lao động ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh mong sớm áp dụng tăng lương tối thiểu để cải thiện đời sống.

Chờ được tăng lương tối thiểu vùng trong tháng 7.2022

Thành An |

Hiện nay, nhiều người đang trông chờ thông tin Chính phủ phê duyệt tăng lương tối thiểu vùng để tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống. Trước đó, thông tin Hội đồng Tiền lương Quốc gia chốt phương án trình Chính phủ xem xét tăng 6% lương tối thiểu vùng từ 1.7.2022 đã làm ấm lòng nhiều CNLĐ tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tăng lương tối thiểu vùng: Không thể chậm trễ!

Nhóm PV |

Sau 2 phiên thương lượng, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã “chốt” mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2022 và 2023 là 6%, áp dụng từ 1.7.2022 để tư vấn, đề xuất với Chính phủ ban hành Nghị định về tăng lương tối thiểu. Để hiểu rõ hơn về lý do chọn mức tăng và thời điểm tăng lương nói trên, Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Phó Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia, Trưởng nhóm thương lượng của Công đoàn Việt Nam - tham gia Hội đồng Tiền lương Quốc gia.