đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch covid-19

Doanh nghiệp thay đổi để thích ứng vươn lên

Cẩm Văn |

Không chỉ trông chờ vào các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ và các bộ ngành, nhiều doanh nghiệp đang chuyển sang nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm với kênh cung ứng hàng hóa mới thích ứng với bối cảnh ảnh hưởng của dịch COVID-19 ngày càng lan rộng.

Sản phẩm mới bắt “trend” COVID-19

Thích ứng với những tác động tiêu cực do COVID-19 gây ra, bà Phạm Nguyên Hạnh - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ và các bộ ngành đang triển khai hiện nay mang lại tác động rất tốt với doanh nghiệp. Chính sách hỗ trợ này thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia của Chính phủ trong thời đoạn khó khăn, thách thức nhất của doanh nghiệp dệt may Việt Nam, là nguồn động viên giúp doanh nghiệp vượt qua, tránh được phá sản và duy trì việc làm cho người lao động trong và sau dịch, đảm bảo an sinh xã hội.

Bên cạnh các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ, bản thân các doanh trong Vinatex cũng đang triển khai nhiều giải pháp tự thân nhằm duy trì doanh nghiệp có thể hoạt động sản xuất kinh doanh và vượt qua khó khăn do đại dịch.

Bà Phạm Nguyên Hạnh dẫn chứng, bên cạnh việc tập trung giải quyết gọn các đơn hàng chưa bị hủy, doanh nghiệp cũng chủ động tìm kiếm phục vụ đơn hàng phục vụ thị trường nội địa và đáng chú ý là sản xuất các mặt hàng phòng dịch. Tập đoàn cũng giữ liên lạc thường xuyên và chặt chẽ với khách hàng để kêu gọi khách hàng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và tiếp tục thanh toán những khoản trong khả năng, tiếp tục đặt hàng khi đại dịch qua đi. Đồng thời kêu gọi cổ đông chia sẻ giải pháp tài chính để duy trì hoạt động của doanh nghiệp.

“Trên tinh thần không sa thải người lao động, chúng tôi thực hiện giảm giờ làm, nghỉ luân phiên và kêu gọi tinh thần đoàn kết, chung tay của người lao động cùng doanh nghiệp vượt qua thách thức đại dịch bởi doanh nghiệp có tồn tại, người lao động còn việc làm và còn nguồn sống” - bà Hạnh nhấn mạnh.

Từ phía các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, nhằm thích ứng với tác động do dịch bệnh, ông Nguyễn Kim Hùng - Giám đốc Verco, Phó Viện trưởng Viện Khoa học quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa đưa ra đề án “Chuyển đổi số hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam” nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường mức độ, phạm vi tương tác giữa các thành viên trên môi trường điện toán đám mây. Qua đó thiết lập môi trường trao đổi thông tin giữa các thành viên một cách nhanh chóng, thuận tiện, giúp chủ doanh nghiệp có những thông tin, số liệu chính xác, kịp thời. Đồng thời hỗ trợ, đào tạo, hướng dẫn sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, sản xuất, kinh doanh và chăm sóc khách hàng tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Còn ông Lê Thanh - người sáng lập ShoeX, AirX cho hay, bắt đầu từ tháng 1.2020 - khi những tin tức về dịch bệnh từ Vũ Hán - Trung Quốc lan ra với tốc độ kinh khủng khiếp và khắp thế giới (trong đó có Việt Nam) bắt đầu nhận ra áp lực khủng khiếp mà nó tác động lên hệ thống y tế, ông Thanh đã bắt đầu nghĩ tới chuyện sản xuất khẩu trang nhằm đón đầu nhu cầu “siêu lớn” của thế giới trong tương lai.

Tuy nhiên, thay vì nhảy vào mảng khẩu trang theo kiểu “ăn xổ” hay sản xuất khẩu trang y tế đơn giản để “đánh quả” như nhiều người khác, ông Thanh và ShoeX lại nghiêm túc ngồi lại để nghiên cứu và làm ra cho bằng được loại khẩu trang vừa kháng khuẩn, vừa thời trang lại thân thiện với môi trường.

Nhờ sự nhạy cảm với nhu cầu thị trường cũng như tư duy thích nghi bền vững, sản phẩm mới - khẩu trang cà phê thời trang mang tên AirX được khách hàng đón nhận nhiệt tình, giúp startup này không giảm doanh thu trong mùa dịch và không phải sa thải nhân sự để tồn tại như nhiều đồng nghiệp khác tại Việt Nam.

Loại khẩu trang này có 2 lớp, lớp ngoài được dệt bằng sợi cà phê, sử dụng công nghệ PowerKnit, có thể giặt mỗi ngày. Mỗi chiếc màng lọc có thể sử dụng tối đa 30 ngày không cần giặt, với hiệu quả được chứng nhận tiêu chuẩn bởi Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (QUATEST 3). Ngoài ra, theo ông Thanh, công ty cũng liên kết đưa sản phẩm bán trên các sàn thương mại điện tử như Tiki, Shopee và qua kênh đại lý.

Về chiến lược xuất khẩu, ông Thanh cho biết, đã nhận được đơn hàng đặt qua Mỹ, Singapore, Đức và Châu Âu.

Cần đơn giản thủ tục giấy tờ

Nhìn nhận dịch bệnh COVID-19 sẽ còn diễn biến nhanh và phức tạp, TS Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, do Việt Nam là nền kinh tế nhỏ, độ mở cao và xuất nhập khẩu phụ thuộc tương đối nhiều vào một số thị trường truyền thống như Trung Quốc, Mỹ và Châu Âu nên tác động của dịch bệnh đối với doanh nghiệp không thể tránh khỏi và thậm chí sẽ còn hiện hữu hơn.

Cho rằng việc hỗ trợ cho nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp, người lao động và người dân là rất cần thiết, tuy nhiên TS Trần Thị Hồng Minh lưu ý, tư duy hỗ trợ cần bảo đảm kịp thời, tập trung và đúng liều lượng. Hiệu quả hỗ trợ cho doanh nghiệp, người lao động và người dân sẽ giảm bớt nếu các gói hỗ trợ chậm đi vào cuộc sống hoặc đòi hỏi quá nhiều thủ tục, giấy tờ.

Bên cạnh đó, các gói hỗ trợ cần bảo đảm tập trung, để vừa hỗ trợ vừa tạo tác động lan tỏa, tránh trùng lặp nhau. Bối cảnh lạm phát cao và tăng trưởng thấp cũng đòi hỏi lưu lượng hỗ trợ phải ở liều lượng hợp lý, bởi hỗ trợ quá mức có thể làm tăng áp lực lạm phát và hỗ trợ quá ít thì không đủ tác động thúc đẩy hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng lưu ý, bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực có thể còn những diễn biến phức tạp - dịch bệnh chỉ là một tác nhân; do đó các giải pháp chính sách ứng phó với tình hình cần đảm bảo sự thận trọng cần thiết nhằm giữ được dư địa chính sách cần thiết để vận dụng trong các kịch bản kinh tế trong tương lai.

Chính ở đây, việc cân nhắc thực hiện và theo dõi thực hiện các gói, biện pháp hỗ trợ càng phải dựa trên cơ sở cân nhắc rộng hơn các kịch bản diễn biến kinh tế và tương tác giữa chính sách của các nền kinh tế chủ chốt - điều mà Việt Nam đã thực hiện hiệu quả trong những năm qua.

“Đặc biệt, đón đầu sự dịch chuyển của chuỗi giá trị là rất cần thiết, song cần xử lý hài hòa để vừa giữ ổn định tâm lý nhà đầu tư nước ngoài vừa giảm được sự phụ thuộc vào một/một vài thị trường. Những yêu cầu này là không mới và đã được thực hiện nhất quán trong nhiều năm qua; vấn đề là làm sao bảo đảm được bước chuyển hài hòa, gắn với duy trì đồng thuận xã hội, từ chính sách ứng phó với đại dịch COVID-19 sang những yêu cầu cải cách căn bản” - TS Trần Thị Hồng Minh nhấn mạnh.

Theo đó trong thời gian tới đây, bên cạnh việc thực thi các chính sách tài khóa nới lỏng có kiểm soát, đồng bộ và phối hợp hiệu quả với chính sách tiền tệ, lãi suất, tỉ giá phù hợp với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế để hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích.

Ngoài ra, TS Trần Thị Hồng Minh cho rằng, cần tiếp tục đơn giản hóa thủ tục, tăng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên và kiểm soát tín dụng ở một số ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Cẩm Văn
TIN LIÊN QUAN

Cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch: Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu kinh tế

Nhóm phóng viên |

Các biện pháp nới lỏng tiền tệ, tài khóa, tăng chi tiêu Chính phủ và hỗ trợ tài chính trực tiếp tới người dân đang được triển khai hiện nay có tác động tích cực hỗ trợ doanh nghiệp và người sản xuất tồn tại trong giai đoạn trước mắt dưới ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 gây ra. Còn về lâu dài, doanh nghiệp và người sản xuất đang mong chờ những giải pháp hỗ trợ dài hơi hơn...

VCCI đề nghị Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó trong dịch COVID-19

Khánh Vũ (ghi) |

Trong các kiến nghị gửi Chính phủ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị Chính phủ hỗ trợ để doanh nghiệp ổn định sản xuất, người lao động nghỉ việc do COVID-19 không bị mất việc làm.

Đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID-19: Quyết liệt hỗ trợ doanh nghiệp, chặn đà suy giảm

Đặng Tiến |

Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh quý I/2020 vừa được Bộ Công Thương công bố cho thấy, hàng loạt ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam đang trong tình trạng suy giảm đáng báo động vì chịu tác động kéo dài của đại dịch COVID-19. Trước thực trạng này, Chính phủ và các bộ, ngành đang vào cuộc quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ cùng các chính sách an sinh xã hội, các gói hỗ trợ hàng chục ngàn tỉ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua đại dịch...

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch: Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu kinh tế

Nhóm phóng viên |

Các biện pháp nới lỏng tiền tệ, tài khóa, tăng chi tiêu Chính phủ và hỗ trợ tài chính trực tiếp tới người dân đang được triển khai hiện nay có tác động tích cực hỗ trợ doanh nghiệp và người sản xuất tồn tại trong giai đoạn trước mắt dưới ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 gây ra. Còn về lâu dài, doanh nghiệp và người sản xuất đang mong chờ những giải pháp hỗ trợ dài hơi hơn...

VCCI đề nghị Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó trong dịch COVID-19

Khánh Vũ (ghi) |

Trong các kiến nghị gửi Chính phủ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị Chính phủ hỗ trợ để doanh nghiệp ổn định sản xuất, người lao động nghỉ việc do COVID-19 không bị mất việc làm.

Đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID-19: Quyết liệt hỗ trợ doanh nghiệp, chặn đà suy giảm

Đặng Tiến |

Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh quý I/2020 vừa được Bộ Công Thương công bố cho thấy, hàng loạt ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam đang trong tình trạng suy giảm đáng báo động vì chịu tác động kéo dài của đại dịch COVID-19. Trước thực trạng này, Chính phủ và các bộ, ngành đang vào cuộc quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ cùng các chính sách an sinh xã hội, các gói hỗ trợ hàng chục ngàn tỉ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua đại dịch...