Doanh nghiệp kêu khó, ngân hàng xem xét sửa cơ chế hỗ trợ

Văn Nguyễn |

Qua phản ánh của nhiều doanh nghiệp, có khoảng 40% doanh nghiệp sẽ còn đối mặt với tình hình khó khăn, mất đà phát triển đến hết năm 2021 và cần ít nhất một năm nữa để khôi phục sản xuất. Trước thực tế này, Ngân hàng Nhà nước khẳng định sẽ điều chỉnh các cơ chế hỗ trợ để phù hợp hơn với diễn biến thực tiễn.

Doanh nghiệp liên tục kêu khó

Trong các ngày cuối tháng 5 và đầu tháng 6.2020, Ngân hàng Nhà nước (NHN) liên tiếp phối hợp với nhiều địa phương như TP.Hồ Chí Minh, Yên Bái, Thái Nguyên và gần đây nhất là Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức các hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp nhằm tiếp tục hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19.

Dữ liệu mới nhất vừa được ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) công bố vào đầu tháng 6.2020 cho thấy, sau hơn 2 tháng triển khai các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, đến nay các ngân hàng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho hơn 223 nghìn khách hàng với dư nợ hơn 151 nghìn tỉ đồng và miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 320 nghìn khách hàng với dư nợ  trên 1,14 triệu tỉ đồng.

Đồng thời cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế đến nay đạt trên 767 nghìn tỉ đồng cho hơn 196 nghìn khách hàng, lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5% - 2,5% so với trước dịch. Ngoài ra, hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội cũng thực hiện việc gia hạn nợ cho hơn 150 nghìn khách hàng với dư nợ hơn 3.800 tỉ đồng, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho hơn 75 nghìn khách hàng với dư nợ gần 1.600 tỉ đồng, cho vay mới đối với hơn 680 nghìn khách hàng với dư nợ hơn 25 nghìn tỉ đồng.

Tuy nhiên theo phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp, thực tế hoạt động hồi phục sản xuất kinh doanh sau dịch COVID-19 vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn và đòi hỏi các chính sách hỗ trợ cần được triển khai quyết liệt trong thời gian tới.

Theo ông Lê Văn Kháng - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hiện tại trong tỉnh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp rất nhiều khó khăn do sản xuất, lưu thông hàng hóa xã hội bị ngưng trệ. Dự báo đến cuối năm nay, khoảng 40% số doanh nghiệp thật sự khó khăn, thua lỗ, doanh nghiệp bị mất đà phát triển đến hết năm 2021 và sau một năm nữa mới khôi phục được.

“Như vậy việc trả nợ cho ngân hàng và vay vốn tiếp cho sản xuất kinh doanh cũng như  xin giãn nợ là cấp bách, cần thiết” - ông Lê Văn Kháng nhấn mạnh.

Trong khi đó tại Thái Nguyên, ông Nguyễn Văn Thời - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh cũng phản ánh, trong khi rất nhiều doanh nghiệp lớn tiếp cận được các chính sách hỗ trợ của ngành ngân hàng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là doanh nghiệp siêu nhỏ lại khó tiếp cận gói hỗ trợ do các vướng mắc trong báo cáo tài chính cũng như hạn mức vốn của những doanh nghiệp này còn hạn chế.

Với thực tế này, ông Nguyễn Văn Thời kiến nghị, NHNN có thể đưa ra các hình thức bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp có khả năng vốn chủ sở hữu ít trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch, giao thông vận tải. Ngân hàng theo đó có thể đánh giá theo hình thức bảo lãnh để các doanh nghiệp này có thể tiếp cận.

Xem xét sửa Thông tư 01

Phản ánh những vướng mắc trong quá trình vay vốn cũng như tiếp cận chính sách để cùng nhau tháo gỡ, ông Phạm Ngọc Hải - Chủ tịch Hiệp hội du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất, NHNN có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp giảm lãi suất, giãn thời gian trả nợ đến hạn cho các doanh nghiệp và không để doanh nghiệp rơi vào nhóm nợ xấu.

Đồng thời có chủ trương cho doanh nghiệp vay với mức lãi suất ưu đãi giảm hơn so với lãi suất cho vay theo quy định thông thường. Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh cũng có ý kiến đưa các khoản vay do hàng hóa ứ đọng không lưu thông vào xem xử lý khoanh, giãn nợ, giảm lãi vay cho doanh nghiệp, mong được khoanh và gia hạn lại nợ từ 6 tháng hết năm.

Do nhu cầu vốn mới cho sản xuất kinh doanh là rất lớn, cộng đồng doanh nghiệp cũng kiến nghị mong vẫn được hỗ trợ vay tiếp để ổn định phát triển sản xuất của doanh nghiệp.

Giải đáp những kiến nghị của doanh nghiệp cũng như nhằm tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế sau đại dịch, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định, ngành ngân hàng cam kết đảm bảo cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế và hỗ trợ tất cả các ngành nghề vượt qua khó khăn, ảnh hưởng của dịch bệnh.

Để tăng khả năng tiếp cận vốn của cộng đồng doanh nghiệp, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng chỉ đạo các ngân hàng thương mại tập trung đơn giản hóa quy trình, thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ cũng như có giải pháp hiệu quả kéo giảm lãi suất cho vay ở mức phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp và thị trường.

Đáng chú ý, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, các ý kiến cụ thể của cộng đồng doanh nghiệp sẽ được Vụ Tín dụng các ngành kinh tế và Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng ghi nhận, tổng hợp và trên cơ sở đó nhanh chóng đề xuất các quy định sửa đổi Thông tư 01/2020 của NHNN về cơ chế hỗ trợ nhằm phù hợp hơn với diễn biến thực tiễn và nhu cầu của doanh nghiệp trong giai đoạn sau dịch.

Văn Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Kéo dài thời hạn hỗ trợ doanh nghiệp ảnh hưởng dịch COVID-19

Đặng Luân |

Dự kiến đến hết quý 2.2020, khoảng 50% trong số hơn 20.000 doanh nghiệp đang hoạt động có doanh thu trên địa bàn Hải Phòng gặp khó khăn, đứng trước nguy cơ phá sản do dịch COVID-19.

“Hỗ trợ doanh nghiệp một cách đại trà là không hiệu quả”

Lam Duy |

Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình cho rằng, do số lượng doanh nghiệp quá lớn, việc hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ một cách đại trà là không khả thi và không hiệu quả.

Tư vấn giải pháp để doanh nghiệp phục hồi kinh doanh

Cường Phạm |

Có điểm chung trong ý kiến của các chuyên gia: Chính sách tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 cần tập trung hơn cho yêu cầu thanh khoản, chứ không hẳn tập trung ở giảm lãi suất và mở rộng tín dụng. Một khảo sát từ nhóm nghiên cứu Đại học Kinh tế Quốc dân cũng cho thấy, doanh nghiệp kỳ vọng nhiều hơn ở những điểm hỗ trợ khác, ngoài lãi suất và tín dụng.

Hỗ trợ doanh nghiệp, thu hút đầu tư để đạt tăng trưởng GDP trên 5%

Vũ Long |

Minh bạch hóa, đơn giản hoá, rút ngắn thời gian và chi phí thực hiện các thủ tục hành chính để triển khai nhanh các dự án đầu tư và kinh doanh là cứu cánh cho các doanh nghiệp.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Kéo dài thời hạn hỗ trợ doanh nghiệp ảnh hưởng dịch COVID-19

Đặng Luân |

Dự kiến đến hết quý 2.2020, khoảng 50% trong số hơn 20.000 doanh nghiệp đang hoạt động có doanh thu trên địa bàn Hải Phòng gặp khó khăn, đứng trước nguy cơ phá sản do dịch COVID-19.

“Hỗ trợ doanh nghiệp một cách đại trà là không hiệu quả”

Lam Duy |

Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình cho rằng, do số lượng doanh nghiệp quá lớn, việc hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ một cách đại trà là không khả thi và không hiệu quả.

Tư vấn giải pháp để doanh nghiệp phục hồi kinh doanh

Cường Phạm |

Có điểm chung trong ý kiến của các chuyên gia: Chính sách tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 cần tập trung hơn cho yêu cầu thanh khoản, chứ không hẳn tập trung ở giảm lãi suất và mở rộng tín dụng. Một khảo sát từ nhóm nghiên cứu Đại học Kinh tế Quốc dân cũng cho thấy, doanh nghiệp kỳ vọng nhiều hơn ở những điểm hỗ trợ khác, ngoài lãi suất và tín dụng.

Hỗ trợ doanh nghiệp, thu hút đầu tư để đạt tăng trưởng GDP trên 5%

Vũ Long |

Minh bạch hóa, đơn giản hoá, rút ngắn thời gian và chi phí thực hiện các thủ tục hành chính để triển khai nhanh các dự án đầu tư và kinh doanh là cứu cánh cho các doanh nghiệp.