Doanh nghiệp FDI lãi lớn khi làm ăn tại Việt Nam

Văn Nguyễn |

Bất chấp những tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 tới hoạt động sản xuất kinh doanh, số đông doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vẫn làm ăn có lãi tại Việt Nam trong năm qua.

Phần lớn doanh nghiệp Nhật Bản đều có lãi

Kết quả khảo sát về thực trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam vừa được Tổ chức Thương mại Nhật Bản tại Hà Nội (JETRO) công bố cho thấy, cũng như các quốc gia/khu vực khác, Việt Nam chịu ảnh hưởng do sự lây lan của dịch COVID-19, với 52,8% doanh nghiệp bị sụt giảm lợi nhuận kinh doanh năm 2020. Mặc dù vậy, 49,6% số doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam kinh doanh có lãi, 20,3% cân bằng.

Đáng chú ý, 46,8% số doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động đầu tư tại Việt Nam được hỏi cho biết sẽ mở rộng đầu tư trong 1 đến 2 năm tới. Tỉ lệ mở rộng đầu tư này dù thấp hơn so với năm trước, nhưng cao thứ 4 trong khu vực Châu Á - Châu Đại Dương.

Quá trình khảo sát được JETRO thực hiện với các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp từ phía Nhật Bản trên 10% và các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp Nhật Bản) đang đầu tư tại 20 quốc gia/khu vực. Trong năm 2020, các doanh nghiệp được khảo sát quan tâm nhiều đến các vấn đề rủi ro về môi trường đầu tư như hệ thống pháp luật, hệ thống thuế/thủ tục thuế và thủ tục hành chính, nhiều doanh nghiệp mong muốn mở rộng thu mua tại chỗ, dù ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp Nhật Bản. Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp quan tâm đến hợp tác với các doanh nghiệp khởi nghiệp trong nước.

Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KHĐT) Trần Duy Đông, do tác động của dịch COVID-19, lợi nhuận, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đều bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy, các doanh nghiệp đều kỳ vọng hoạt động kinh doanh sẽ được cải thiện và lợi nhuận sẽ trở lại vào năm 2021. Thực tế này đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam phải tiếp tục có những giải pháp linh hoạt, phù hợp để kiểm soát tốt dịch bệnh, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

45% doanh nghiệp FDI có lãi

Mới đây, theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong năm 2019, có 9.494 doanh nghiệp FDI có kết quả sản xuất kinh doanh cả năm báo lãi, chiếm tỉ lệ 45% doanh nghiệp có báo cáo, với trị giá lãi là 518.509 tỉ đồng. Số lượng doanh nghiệp báo lãi năm 2019 tăng 18% so với năm 2018.

Báo cáo cũng cho thấy, tốc độ tăng trưởng doanh thu, tài sản và vốn đầu tư của chủ sở hữu năm 2019 của nhóm doanh nghiệp vẫn duy trì ở mức cao và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI vẫn duy trì tăng trưởng ổn định.

Tuy nhiên, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian gần đây vẫn bộc lộ một số những tồn tại, hạn chế lớn như việc đầu tư nước ngoài tập trung lớn tại các tỉnh của khu vực Đông Nam Bộ và một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng trong khi lại rất hạn chế tại một số tỉnh miền núi phía Bắc cũng như một số tỉnh Tây Nguyên. Thực tế này cho thấy, các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư của Chính phủ vào địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn chưa phát huy hiệu quả trong việc thu hút các dự án đầu tư nước ngoài.

Đáng chú ý, ngoài số doanh nghiệp FDI có lãi vẫn chiếm tỉ lệ thấp, nhiều doanh nghiệp có số lỗ lớn và lỗ liên tục trong nhiều năm. Chưa kể ngoài một số dự án mang lại hiệu quả kinh tế, đóng góp ngân sách cao và tạo ra nhiều việc làm, vẫn còn nhiều dự án đầu tư kém hiệu quả, mức độ đóng góp ngân sách thấp. Đặc biệt theo đánh giá của Bộ Tài chính, hiện tượng chuyển giá, trốn thuế còn diễn ra ở khu vực FDI. Trong đó, nhiều doanh nghiệp luôn báo lỗ, thậm chí lỗ liên tục nhiều năm nhưng vẫn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, doanh thu các năm đều tăng gây thất thoát, thiệt hại cho ngân sách nhà nước.

Theo đó, để tiếp thu hút các dự án FDI hoạt động hiệu quả cao và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với khu vực này, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ KHĐT tiếp tục nghiên cứu, đánh giá thận trọng về chính sách ưu đãi đầu tư theo quy mô dự án đầu tư và theo địa bàn kinh tế - xã hội, đồng thời cần nghiên cứu và đề xuất phương pháp xây dựng chính sách thu hút trong thời gian tới phù hợp. Trong đó, cần tiếp tục rà soát, đánh giá để hoàn thiện, sửa đổi cơ chế phối hợp của các sở, ban, ngành địa phương trong việc cấp phép và quản lý các dự án FDI; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin đồng bộ, thông suốt về doanh nghiệp FDI để các cơ quan trung ương, địa phương có thể truy cập và kết xuất được tất cả các thông tin liên quan nhằm phục vụ công tác tổng hợp; từ đó giúp công tác đánh giá, giám sát được hiệu quả, kịp thời.

Văn Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Kỳ tích FDI - cú hích nâng quy mô nền kinh tế lên 13 lần

Văn Nguyễn |

Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành ngay sau chủ trương Đổi mới được đề ra tại Đại hội lần thứ VI của Đảng năm 1986 đánh dấu một bước chuyển mình căn bản về thể chế kinh tế thị trường, khơi thông các nguồn lực cũng như thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế, nhất là khu vực tư nhân, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và đóng góp quan trọng vào thành tựu nâng quy mô nền kinh tế Việt Nam lên gấp 13 lần so với năm 1986.

Doanh nghiệp FDI sẽ lựa chọn nơi “ổn định” thay vì tiết kiệm

THUỲ TRANG |

Hoạt động tại Đà Nẵng 2 năm qua, ông Lee Sungnyung - Tổng Giám đốc Cơ quan Xúc tiến Thương mại - Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) Đà Nẵng đã có những chia sẻ về cơ hội thu hút đầu tư từ doanh nghiệp FDI thời kỳ sau COVID-19 đối với Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung.

Việt Nam và những cuộc đua vào tốp đầu thế giới: Kỳ tích FDI và vị thế trong 12 quốc gia thành công nhất thế giới

Bảo Chương - Văn Nguyễn |

Nguồn lao động trẻ dồi dào song hành với một chính sách thu hút đầu tư tổng thể, thân thiện với doanh nghiệp nước ngoài, cộng hưởng với sức hấp dẫn của một nền chính trị ổn định giúp Việt Nam liên tục duy trì sức hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sau hơn 30 năm đổi mới, tạo nên nhiều đột phá vượt bậc trong những năm gần đây và đưa Việt Nam vào danh sách ít ỏi những quốc gia thành công nhất thế giới về thu hút FDI.

Xe khách đâm nhau trên cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Thực phẩm online ngày Tết tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngọc Chi - Đức Trung |

Cận Tết, việc mua sắm thực phẩm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để có một cái Tết trọn vẹn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy là người tiêu dùng thông minh.

Kỳ tích FDI - cú hích nâng quy mô nền kinh tế lên 13 lần

Văn Nguyễn |

Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành ngay sau chủ trương Đổi mới được đề ra tại Đại hội lần thứ VI của Đảng năm 1986 đánh dấu một bước chuyển mình căn bản về thể chế kinh tế thị trường, khơi thông các nguồn lực cũng như thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế, nhất là khu vực tư nhân, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và đóng góp quan trọng vào thành tựu nâng quy mô nền kinh tế Việt Nam lên gấp 13 lần so với năm 1986.

Doanh nghiệp FDI sẽ lựa chọn nơi “ổn định” thay vì tiết kiệm

THUỲ TRANG |

Hoạt động tại Đà Nẵng 2 năm qua, ông Lee Sungnyung - Tổng Giám đốc Cơ quan Xúc tiến Thương mại - Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) Đà Nẵng đã có những chia sẻ về cơ hội thu hút đầu tư từ doanh nghiệp FDI thời kỳ sau COVID-19 đối với Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung.

Việt Nam và những cuộc đua vào tốp đầu thế giới: Kỳ tích FDI và vị thế trong 12 quốc gia thành công nhất thế giới

Bảo Chương - Văn Nguyễn |

Nguồn lao động trẻ dồi dào song hành với một chính sách thu hút đầu tư tổng thể, thân thiện với doanh nghiệp nước ngoài, cộng hưởng với sức hấp dẫn của một nền chính trị ổn định giúp Việt Nam liên tục duy trì sức hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sau hơn 30 năm đổi mới, tạo nên nhiều đột phá vượt bậc trong những năm gần đây và đưa Việt Nam vào danh sách ít ỏi những quốc gia thành công nhất thế giới về thu hút FDI.