Doanh nghiệp đối mặt rủi ro do tỷ giá biến động

Gia Miêu |

Thị trường ngoại hối đang có nhiều biến động mạnh kể từ đầu năm, khi có 2 đợt sóng tăng tỷ giá VND/USD vào nửa cuối tháng 5 và nửa cuối tháng 6, biến động mỗi đợt tăng vào khoảng 100 - 150 đồng/USD. Ngân hàng Nhà nước nhanh chóng phát đi thông điệp, giá USD tăng chủ yếu do yếu tố tâm lý. Đồng thời, nhà quản lý khẳng định cơ quan này sẵn sàng bán USD để can thiệp. Tuy vậy, với nhiều doanh nghiệp nhập khẩu hoặc doanh nghiệp có vay vốn ngoại tệ, những diễn biến của tỷ giá trong thời gian qua thật sự là một sức ép không nhỏ đối với họ.

Doanh nghiệp lo lắng

Những người lo lắng với sự biến động của tỷ giá ai cũng hiểu đó chính là các doanh nghiệp nhập khẩu. Anh Nguyễn Ninh, Giám đốc Cty Kiến Ninh chuyên nhập khẩu một số nguyên liệu cho ngành nhựa ở quận Tân Bình, cho biết, trong những ngày qua, việc tỷ giá biến động tăng ít nhiều ảnh hưởng đến các đơn hàng nhập khẩu nguyên liệu của công ty. Điều này khiến doanh nghiệp khó trở tay vì đơn giá bán ra chưa thể điều chỉnh. Tính đến hiện tại, công ty có khả năng thiệt hại hơn 200 triệu đồng (tiền chênh lệch do tỷ giá tăng) cho một đơn hàng trị giá một triệu USD ký kết đầu tháng 6. “Tỷ giá tăng dẫn đến chi phí đầu vào của các doanh nghiệp trong ngành nhựa đi lên, bởi lượng hàng nhập khẩu chiếm tới 50%, trong khi đầu ra chưa kịp tăng giá, dẫn tới lợi nhuận bị ảnh hưởng. Ước tính tỷ giá tăng khoảng 1% mà sản phẩm chưa kịp tăng giá tương ứng sẽ giảm lợi nhuận khoảng 0,5%. Do vậy, nếu tỷ giá tiếp tục leo dốc, các doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh giá đầu ra cho phù hợp”, anh Ninh cho biết.

Hiệu ứng dây chuyền cũng đang tác động tới các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu cho dù về lý thuyết việc tỷ giá tăng trong thời gian qua là rất có lợi đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu. Nếu các công ty có khoản vay bằng USD, thì khi bán hàng ra nước ngoài cũng sẽ nhận về đồng tiền này, sau khi bù trừ vẫn được hưởng lợi.

Tuy nhiên, vẫn có những nỗi lo không hề nhỏ. Một số doanh nghiệp lĩnh vực thép cho biết, giá USD tăng cao gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp thời gian tới, nhất là trong bối cảnh sức mua tại thị trường nội địa không cao như hiện nay.

Đại diện của Công ty Cổ phần Thép Việt - Ý cho biết, hiện mỗi tháng, công ty xuất khẩu 10.000 tấn thép nhưng phải nhập khẩu tới 30.000 tấn phế liệu, quặng. Vì vậy, trường hợp USD tăng giá mạnh, doanh nghiệp phải tính tới phương án tăng giá thép. Nếu tỷ giá tăng, giá thành của sản phẩm thép sẽ tăng cao tương ứng do phôi thép hoàn toàn là nhập khẩu. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhìn xa hơn, tỷ giá tăng sẽ ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa nói chung của nền kinh tế, có thể dẫn đến lạm phát cao, tạo nên nỗi lo chung của các doanh nghiệp.

Tương tự, một số doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc cũng đang than thở với việc doanh nghiệp cung ứng nguyên liệu trong nước dựa vào việc USD tăng để "té nước theo mưa" tăng giá nguyên liệu cao hơn tốc độ tăng tỷ giá. Trong khi đó, khoản lợi từ việc xuất khẩu sản phẩm khó có thể bù nổi khoản thiệt hại từ việc tăng giá của nguyên liệu đầu vào.

Rủi ro do biến động tỷ giá

Sở dĩ, tỷ giá theo xu hướng tăng trong thời gian qua, bởi có nhiều yếu tố hỗ trợ khá mạnh. Theo một nghiên cứu của Ban Kinh doanh vốn và tiền tệ BIDV, các yếu tố tác động nhìn chung đã và đang theo hướng đẩy tỷ giá lên cao. Cụ thể, cung - cầu ngoại tệ có xu hướng bớt thuận lợi khi cán cân thương mại trong quý II chỉ đạt thặng dư 100 triệu USD, thấp hơn nhiều so với mức 2,73 tỷ USD trong quý I. Trong khi đó, nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp gia tăng mạnh, nhất là trong nửa cuối tháng 6 với hoạt động chuyển lợi nhuận về nước của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nhu cầu mua ngoại tệ kỳ hạn của các tổ chức nhằm bảo hiểm tỷ giá. Đồng thời, nhà đầu tư nước ngoài đã và đang bán ròng trên thị trường chứng khoán, ước đạt 300 - 400 triệu USD trong quý II. Chưa kể, chênh lệch tỷ giá trên thị trường tự do - liên ngân hàng mở rộng mạnh, có thời điểm chênh lệch tới 100 - 150 đồng. Với sự liên thông nhất định, chênh lệch tỷ giá giữa hai thị trường cũng là yếu tố gây áp lực lên tỷ giá.

Báo cáo của Ngân hàng HSBC về rủi ro tỷ giá mới đây cho thấy, biến động tỉ giá không phải là cảnh báo, mà thiệt hại về doanh thu là bức tranh hiện thực với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.

Theo nhận định của chuyên gia kinh tế - TS Trương Huy Mai (RMIT), việc tăng tỉ giá có thể kéo dài, vì vậy doanh nghiệp cần có các giải pháp ứng phó phù hợp. Để chủ động trong hoạt động quản trị doanh nghiệp, quản trị dòng tiền và kiểm soát rủi ro hiệu quả, các doanh nghiệp cần chủ động trong công tác phòng vệ rủi ro tỉ giá, rủi ro lãi suất, thông qua việc nâng cao nhận thức về rủi ro thị trường và các công cụ phòng vệ rủi ro. Trong thời gian qua, mặc dù NHNN đã triển khai các giải pháp can thiệp cần thiết, góp phần quan trọng trong việc ổn định thị trường ngoại hối, bao gồm giải pháp truyền thông và bán ngoại tệ, chưa kể, cung - cầu ngoại tệ cơ bản trong quý III/2018 được dự báo có thể tích cực hơn trong quý II, nhưng theo các chuyên gia tài chính, vẫn còn những yếu tố hỗ trợ tỷ giá tăng trong thời gian tới mà NHNN khó có thể can thiệp.

Với đặc thù của một nền kinh tế có độ mở lớn, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 200% GDP, cộng với vị trí địa lý là quốc gia láng giềng của Trung Quốc - tâm bão trong cuộc chiến tranh thương mại, Việt Nam chắc chắn sẽ đối mặt với không ít thử thách. Trong đó, tác động ngắn hạn đối với tỷ giá VND/USD có thể đến từ các khía cạnh như tâm lý lo ngại gia tăng, xu hướng leo dốc của USD, xuống dốc của nhân dân tệ trên thị trường quốc tế.

Gia Miêu
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.