Doanh nghiệp "đau đầu" vì thiếu nguyên liệu trả đơn hàng xuất khẩu

Vũ Long |

Dịch bệnh COVID-19 đã phá vỡ kế hoạch sản xuất của các doanh nghiệp, nhất là giai đoạn từ nay đến cuối năm. Nhiều ngành hàng thiếu nguyên liệu nghiêm trọng.

Ngành da giày, gỗ, chế biến thủy sản... đang "đói" nguyên liệu

“Chúng tôi rất lo trong tháng 10-11 không có nguyên liệu để chế biến xuất khẩu trả các đơn hàng phục vụ cho mùa Noel, đón mừng năm mới. Nếu lúc đó hết dịch, công nhân được đi làm 100% thì lại không có nguyên liệu để làm. Đây là khó khăn rất lớn với doanh nghiệp” – “Vua tôm Minh Phú” Lê Văn Quang - Chủ tịch Tập đoàn Minh Phú lo lắng chia sẻ.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho hay, bài toán nguyên liệu đang làm “đau đầu” các doanh nghiệp chế biến thủy sản, đặc biệt là nhóm hàng: Tôm, cá tra, khi thời gian trả đơn hàng cuối năm đang gây áp lực. Trong khi đó hiện nay, ảnh hưởng của dịch bệnh làm đứt gãy chuỗi cung ứng khiến nguồn nguyên vật liệu chỉ tạm thời đủ cung cấp cho hoạt động sản xuất cầm chừng trong thời gian ngắn. Khó khăn trong cung ứng vật tư, nguyên liệu, phương tiện, thiết bị chế biến là vấn đề không nhỏ, bởi hầu hết các nhà máy bao bì carton, PA, PE, tem nhãn, thiết bị dụng cụ,… cũng đang thiếu nghiêm trọng do các cơ sở sản xuất nguyên vật liệu cũng trong chuỗi cung ứng thiếu nguyên liệu đầu vào.

Lĩnh vực chế biến, xuất khẩu gỗ cũng đang giai đoạn nước rút để trả các đơn hàng, nhưng bài toán nguyên liệu cũng khá nan giải. Ông Lê Minh Thiện - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định, cho biết: Nỗi lo lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay là nếu bị đứt gãy chuỗi sản xuất, sẽ không giao hàng đúng hạn cho khách hàng, đồng nghĩa sẽ phải bồi thường hợp đồng.

Theo bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam, hiện các doanh nghiệp khu vực phía bắc dù vẫn hoạt động nhưng với công suất chỉ 50% vì thiếu nguyên phụ liệu từ các nhà máy phía nam. Trong khi đó, việc nhập khẩu từ Trung Quốc không được đảm bảo do việc di chuyển gặp khó khăn. Vì vậy, nhiều đối tác đã dần chuyển đơn hàng sang các nước khác.

Ông Nguyễn Nam Hải – Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết, mặc dù không bị thiếu nguyên liệu, nhưng ngành hồ tiêu cũng gặp khó khăn do ảnh hưởng của COVID-19.

“Nói chung các vùng nguyên liệu vẫn cung cấp cho các nhà máy chế biến và doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 tại TPHCM và các tỉnh tập trung nhiều nhà máy chế biến như: Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu... nên việc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy từ các vùng nguyên liệu bị chậm, làm ảnh hưởng đến thời gian giao hàng và thời  gian chế biến” – ông Hải cho hay.

Ứng biến linh hoạt để đưa sản xuất ổn định trở lại

Ông Phạm Văn Việt - Tổng giám đốc Công ty TNHH Việt Thắng Jean (VitaJean) - Phó Chủ tịch Hội Dệt May Thêu Đan TPHCM, cho biết: Từ ngày 16.9, doanh nghiệp trở lại sản xuất với 40% công nhân. Đối tác quốc tế có nhu cầu cao, nhà máy muốn tăng công suất nhưng rất khó bởi diện tích đáp ứng “3 tại chỗ” (3T) chỉ được 50% tổng số công nhân của nhà máy, dù công nhân của VitaJean đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine. Ông Việt cho rằng, khi đã xác định "sống chung" với COVID-19 thì cần linh hoạt vấn đề 3T, lưu thông thẻ xanh… để nhà máy tăng công suất hoạt động.

Trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng Giám đốc Công ty Vina T&T (TPHCM), chia sẻ, việc linh hoạt ứng xử với tình hình mới của dịch bệnh rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Thực tế đã chứng minh là nếu như trong tháng 8 tình hình lưu thông hàng hóa, nguyên liệu khó khăn khiến công suất của doanh nghiệp giảm tới 40% - 50%, thì khi nới lỏng giãn cách, hoạt động của nhà máy đã tốt hơn.

“Doanh nghiệp chúng tôi dù tự chủ được lực lượng lao động nhưng thời gian làm việc bị rút ngắn nên năng suất giảm mạnh, không kịp tiêu thụ hết trái cây tươi cho nông dân. Bên cạnh đó, trong tháng trước, việc vận chuyển trái cây từ vùng nguyên liệu tới nhà máy cũng như đến nơi tiêu thụ gặp nhiều khó khăn khi mỗi địa phương lại áp dụng một quy định phòng, chống dịch khác nhau. Rất may là gần đây Bến Tre đã nới lỏng giãn cách, chỉ áp dụng Chỉ thị 15 nên tình hình có cải thiện hơn” – ông Nguyễn Đình Tùng nói.

Các doanh nghiệp cũng kiến nghị: Chính phủ đẩy nhanh và mạnh tốc độ "phủ" vaccine để 100% người lao động được đi làm trong tình hình mới, đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại nhịp độ bình thường.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Dự báo lạm phát năm 2021 chỉ trên 2% dù giá nguyên liệu "phi mã"

Vũ Long |

Mặc dù giá nguyên liệu đầu vào tăng, lạm phát xuất hiện tại một số nước nhưng khả năng lạm phát vượt 4% ở Việt Nam là rất thấp.

Thức ăn chăn nuôi Việt Nam lệ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập ngoại

Vũ Long |

Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 10 thế giới và số 1 khu vực Đông Nam Á về sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp.

Nhập khẩu gỗ nhiệt đới làm nguyên liệu: Cảnh giác với nguồn cung rủi ro

Vũ Long |

Do nguồn cung thiếu hụt, hằng năm, Việt Nam phải nhập khẩu gỗ nguyên liệu để phục vụ sản xuất. Nguy cơ rủi ro từ gỗ nhập khẩu rất lớn.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Dự báo lạm phát năm 2021 chỉ trên 2% dù giá nguyên liệu "phi mã"

Vũ Long |

Mặc dù giá nguyên liệu đầu vào tăng, lạm phát xuất hiện tại một số nước nhưng khả năng lạm phát vượt 4% ở Việt Nam là rất thấp.

Thức ăn chăn nuôi Việt Nam lệ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập ngoại

Vũ Long |

Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 10 thế giới và số 1 khu vực Đông Nam Á về sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp.

Nhập khẩu gỗ nhiệt đới làm nguyên liệu: Cảnh giác với nguồn cung rủi ro

Vũ Long |

Do nguồn cung thiếu hụt, hằng năm, Việt Nam phải nhập khẩu gỗ nguyên liệu để phục vụ sản xuất. Nguy cơ rủi ro từ gỗ nhập khẩu rất lớn.