Doanh nghiệp đang phải đối đầu với 8 thách thức lớn trong dịch bệnh

Vũ Long |

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành khảo sát và chỉ rõ 8 thách thức lớn đang khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh.

8 thách thức lớn doanh nghiệp phải đối diện

Sáng 8.8, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc làm việc với đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) đã nêu rõ 8 thách thức lớn mà doanh nghiệp (DN) phải đối diện.

Thông tin tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, vấn đề đầu tiên phải nói đến là tổng cầu giảm mạnh khiến cho các đơn hàng, hợp đồng, sản lượng đều sụt giảm. Trung bình nhu cầu trong các ngành giảm từ 40-50%, nặng nề nhất là ngành hàng không, vận chuyển hành khách, du lịch, nhà hàng, khách sạn nhu cầu bị giảm đến 70-80%.

Thứ hai, ngoài vấn đề “đau đầu” hiện nay là ngành du lịch không phát sinh doanh thu, doanh thu của DN các nhóm ngành khác đều giảm mạnh trên diện rộng. Trong đó, các nhà hàng, khách sạn bị ảnh hưởng nặng nề đặc biệt từ tháng 4 năm 2021 trở lại đây, doanh thu ngành hàng không sụt giảm trung bình 61% so với 2019, đợt dịch cao điểm đầu năm 2021 giảm 80% so với cùng kỳ năm 2020.

Dòng tiền trong các doanh DN đang thiếu hụt nghiêm trọng, khiến cho các DN rất khó khăn để có thể trang trải các khoản chi phí nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. DN khó có thể xoay xở trả lãi vay ngân hàng đúng hạn, dẫn đến tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn, khó có thể tiếp cận các khoản vay mới…

Thứ ba, chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển ngày một tăng cao dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên, vật liệu đầu vào, làm đội chi phí giá thành sản xuất. Tình trạng thiếu nghiêm trọng container rỗng, giá thuê container tăng 5-10 lần, chi phí vận chuyển logistics tăng từ 2-4 lần, có thời điểm lên đến 5 lần so với trước khi có dịch. Bên cạnh đó, nhiều chi phí liên quan đến dịch bệnh cũng phát sinh (xét nghiệm, trang thiết bị phòng chống dịch)…

Thứ tư, do dịch bệnh COVID-19, chuỗi cung ứng sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu bị gián đoạn, đình trệ cục bộ, nguy cơ mất đơn hàng, mất thị trường khi đối tác chuyển hướng sang thị trường khác.

Thứ năm, lưu thông hàng hóa gặp khó khăn, kể cả lưu thông trong nước, giữa một số tỉnh, thành phố do áp dụng các chính sách phòng, chống dịch bệnh chưa thống nhất và hợp lý.

Thứ sáu, nguy cơ thiếu hụt lao động sau khi phục hồi dịch bệnh do hiện tại nhiều DN đã phải thu hẹp quy mô, cắt giảm lao động.

Thứ bảy, khó khăn về chuyên gia, đặc biệt là tại các DN có vốn đầu tư nước ngoài do vấn đề nhập cảnh.

Thứ tám, khó khăn về tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Hiện nay, việc triển khai của một số chính sách còn khá chặt chẽ, cứng nhắc, thiếu thống nhất ở một số địa phương, gây khó khăn cho đối tượng hỗ trợ, chưa bao quát hết các tình huống phát sinh trong thực tế, công tác thực thi có lúc, có nơi còn chưa chủ động, linh hoạt.

4 giải pháp cấp bách trước mắt cần thực hiện ngay

Trong 8 nhóm giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn để hỗ trợ DN, Bộ KHĐT đã nêu 4 nhóm giải pháp chủ yếu và cấp thiết cần triển khai ngay. Cụ thể là, thực hiện các biện pháp, phòng chống dịch COVID-19 linh hoạt, hiệu quả, tạo điều kiện cho DN ổn định và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh; Ưu tiên tiêm vaccine ở những khu vực có nguy cơ dịch bệnh cao, tập trung cho các chuỗi cung ứng, công nhân trong các khu, cụm công nghiệp, lao động trong một số lĩnh vực có tiếp xúc cao; Cho DN tự mua dụng cụ tự xét nghiệm để chủ động hơn; đẩy mạnh việc công nhận hộ chiếu vaccihe; áp dụng chứng chỉ tiêm vaccine…

Đảm bảo lưu thông hàng hoá thông suốt, không để chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị bị gián đoạn. Thực hiện “luồng xanh” hàng hóa quốc gia, liên tỉnh, liên vùng, kiểm soát bằng công nghệ và áp dụng quy tắc vận tải an toàn phòng chống dịch COVID-19 để lưu thông nhanh nhất, thuận lợi nhất; Thống nhất các quy tắc phân loại chống dịch COVID chung trên cả nước, tránh tình trạng địa phương hoá quá mức, gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp.

Hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về dòng tiền cho doanh nghiệp.

Tháo gỡ khó khăn về lao động, chuyên gia như đã nêu ở trên.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp, "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ"

VƯƠNG TRẦN |

Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ thấu hiểu, chia sẻ, cảm thông những khó khăn chồng chất khó khăn của các doanh nghiệp trong thời gian vừa qua. Chính phủ luôn đồng hành, quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ doanh nghiệp lúc khó khăn, trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

Doanh nghiệp đề xuất chủ động chống dịch với quy tắc "1 ổ khóa có 4 chìa"

Vũ Long |

Các doanh nghiệp đề xuất cho phép họ được chủ động phương pháp chống dịch theo quy tắc "1 ổ khóa 4 chìa".

Hỗ trợ vốn, xây dựng kịch bản mới để doanh nghiệp ổn định sản xuất

Vũ Long |

Các doanh nghiệp đang đối mặt với nguy cơ đứt gãy nguồn cung, cần kịch bản mới để ổn định sản xuất, kinh doanh khi dịch COVID-19 kéo dài.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp, "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ"

VƯƠNG TRẦN |

Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ thấu hiểu, chia sẻ, cảm thông những khó khăn chồng chất khó khăn của các doanh nghiệp trong thời gian vừa qua. Chính phủ luôn đồng hành, quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ doanh nghiệp lúc khó khăn, trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

Doanh nghiệp đề xuất chủ động chống dịch với quy tắc "1 ổ khóa có 4 chìa"

Vũ Long |

Các doanh nghiệp đề xuất cho phép họ được chủ động phương pháp chống dịch theo quy tắc "1 ổ khóa 4 chìa".

Hỗ trợ vốn, xây dựng kịch bản mới để doanh nghiệp ổn định sản xuất

Vũ Long |

Các doanh nghiệp đang đối mặt với nguy cơ đứt gãy nguồn cung, cần kịch bản mới để ổn định sản xuất, kinh doanh khi dịch COVID-19 kéo dài.