Doanh nghiệp cần được "bơm tiền" để vượt qua khủng hoảng do dịch COVID-19

Anh Tuấn - Cường Ngô |

Trước sự tác động của dịch COVID-19 đối với các doanh nghiệp (DN), chuyên gia cho rằng, Chính phủ cần phải có biện pháp mạnh tay, như “bơm tiền” vào cho các doanh nghiệp, giúp họ vượt qua khủng hoảng, giúp họ có tiền để trả lương công nhân, trả nợ ngân hàng, mua nguyên vật liệu.

Đâu là gánh nặng của DN trong dịch COVID-19?

Theo kết quả khảo sát ý kiến 510 DN của nhóm chuyên gia Đại học Kinh tế Quốc dân, tính đến ngày 1.4, có đến 93,9% DN đánh giá dịch COVID-19 có tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ, khiến DN cùng một lúc phải đối mặt với nhiều khó khăn.

 
Nguồn: Kết quả khảo sát của Đại học Kinh tế Quốc dân.

Theo đó, nhiều DN đang phải đối mặt với việc sụt giảm nguồn thu để bù đắp cho các chi phí khác; hoạt động sản xuất kinh doanh vận hành dưới mức bình thường.

Sụt giảm doanh thu đang là khó khăn lớn nhất mà nhiều DN gặp phải trong thời kỳ dịch bệnh. Cụ thể, 20,2% DN chịu ảnh hưởng tiêu cực cho rằng doanh thu của họ sụt giảm từ 80% trở lên.

 
Ước tính của các doanh nghiệp về giảm sút doanh thu do ảnh hưởng của Covid-19.
Ước tính của các doanh nghiệp về giảm sút doanh thu do ảnh hưởng của COVID-19.

Trong khi doanh thu bị sụt giảm nặng nề, các DN vẫn phải gánh chịu nhiều khoản chi phí lớn. Kết quả khảo sát cho thấy, chi phí nhân công lao động đang là gánh nặng lớn nhất của DN. Tiếp theo là khoản chi trả lãi vay ngân hàng, chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí thuê mặt bằng.

 

Đề xuất giảm, miễn một số loại thuế với quy mô hợp lý

Từ thực trạng trên, nhóm chuyên gia kiến nghị một số giải pháp để gỡ khó cho DN như Ngân hàng nhà nước trợ giúp trực tiếp về thanh khoản cho những ngân hàng có hỗ trợ thiết thực và cụ thể đối với DN gặp khó khăn, thông qua đó trợ giúp thanh khoản cho hệ thống DN. Đồng thời tăng cường các biện pháp ổn định tỉ giá hối đoái trong ngắn hạn.

Các tổ chức tín dụng cần thống nhất và thông báo tới các DN “chuẩn chung” cho công cuộc “giải cứu” nếu không muốn bị lạm dụng và dòng vốn đi sai mục tiêu ban đầu.

Bộ Tài chính cần giảm, miễn một số loại thuế với quy mô hợp lý, đẩy mạnh xúc tiến triển khai dịch vụ thuế điện tử eTax. Phối hợp với Bộ Kế hoạch đầu tư có kế hoạch giải ngân chi tiết cụ thể các dự án, chương trình lớn.

Hỗ trợ về bảo hiểm xã hội cho nhóm các DN chịu ảnh hưởng bởi đại dịch. Như xem xét giải quyết chế độ trợ cấp thất nghiệp cho người lao động nhanh chóng, kịp thời để họ ổn định cuộc sống khi bị mất việc do tác động của dịch bệnh. Thậm chí, hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp đặc biệt mà không cần chấm dứt hợp đồng lao động.

Cho những người lao động (có hợp đồng lao động), tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp, nhưng chưa đủ 12 tháng, do điều kiện bất khả kháng của dịch bệnh COVID-19 phải dừng công việc vẫn được hưởng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

Đề xuất những giải pháp gỡ khó cho DN, chuyên gia kinh tế Nguyễn Chí Hiếu cho Lao Động biết, hiện Chính phủ đã có gói hỗ trợ nền kinh tế 285.000 tỉ - gói cứu trợ này được thực hiện sau khi Chính phủ có chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ để gỡ khó cho nền kinh tế, bao gồm 2 gói nhỏ là 35.000 tỉ do Bộ Tài Chính quản lý để giảm thuế, giãn thuế và gói 250.000 tỉ của phía Ngân hàng Nhà nước chủ trì để yêu cầu các ngân hàng sử dụng vốn của mình để giãn nợ, giảm nợ, giảm lãi suất, tái cơ cấu lại các gói nợ.

Chính phủ cũng cần phải có biện pháp mạnh tay như “bơm tiền” cho các DN, để giúp họ vượt qua khủng hoảng, giúp họ có tiền trả lương công nhân, trả nợ ngân hàng, mua nguyên vật liệu.

Thậm chí, hỗ trợ về mặt tài chính, có nhiều cơ chế để hỗ trợ doanh nghiệp, như thông qua và bổ sung nguồn vốn cho Quỹ bảo lãnh tín dụng, từ quỹ đó bảo lãnh cho các ngân hàng để cho DN vay, trong trường hợp doanh phá sản, không trả được nợ thì quỹ bảo lãnh đó sẽ bồi thường cho các ngân hàng.

Anh Tuấn - Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Sốt đất ảo ở Hoà Lạc là hành vi tạo hỗn loạn trong thị trường bất động sản

Anh Tuấn |

Nói về vụ "sốt đất ảo" ở khu vực Quan Giai, Thạch Thất, Hà Nội, lãnh đạo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, đây là hành vi tạo sự hỗn loạn trong thị trường bất động sản nhằm mục đích trục lợi của một số đối tượng.

Kinh doanh theo trend: "Sống tốt" trong dịch bệnh COVID-19

Anh Tuấn - Cường Ngô |

Nhiều doanh nghiệp đã chuyển đổi mô hình kinh doanh để phục vụ nhu cầu phát sinh mùa dịch. Một số tận dụng cơ hội này để xây dựng hình ảnh thương hiệu. Số khác thì "bám trend" để cho ra các sản phẩm độc đáo. Nhờ thế mà họ vẫn "sống tốt" giữa dịch COVID-19.

Huỷ hợp đồng thuê nhà vì dịch COVID-19, làm gì để đòi được tiền cọc?

Anh Tuấn |

Dịch COVID-19 khiến nhiều doanh nghiệp điêu đứng, phải trả mặt bằng; nhiều hợp đồng dân sự được ký kết trước khi bùng phát dịch đã không thể thực hiện được. Trong bối cảnh đó, một vấn đề pháp lý được đặt ra: COVID-19 có thể xem là sự kiện bất khả kháng để các bên tham gia hợp đồng được miễn trừ trách nhiệm?

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Sốt đất ảo ở Hoà Lạc là hành vi tạo hỗn loạn trong thị trường bất động sản

Anh Tuấn |

Nói về vụ "sốt đất ảo" ở khu vực Quan Giai, Thạch Thất, Hà Nội, lãnh đạo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, đây là hành vi tạo sự hỗn loạn trong thị trường bất động sản nhằm mục đích trục lợi của một số đối tượng.

Kinh doanh theo trend: "Sống tốt" trong dịch bệnh COVID-19

Anh Tuấn - Cường Ngô |

Nhiều doanh nghiệp đã chuyển đổi mô hình kinh doanh để phục vụ nhu cầu phát sinh mùa dịch. Một số tận dụng cơ hội này để xây dựng hình ảnh thương hiệu. Số khác thì "bám trend" để cho ra các sản phẩm độc đáo. Nhờ thế mà họ vẫn "sống tốt" giữa dịch COVID-19.

Huỷ hợp đồng thuê nhà vì dịch COVID-19, làm gì để đòi được tiền cọc?

Anh Tuấn |

Dịch COVID-19 khiến nhiều doanh nghiệp điêu đứng, phải trả mặt bằng; nhiều hợp đồng dân sự được ký kết trước khi bùng phát dịch đã không thể thực hiện được. Trong bối cảnh đó, một vấn đề pháp lý được đặt ra: COVID-19 có thể xem là sự kiện bất khả kháng để các bên tham gia hợp đồng được miễn trừ trách nhiệm?