Doanh nghiệp “bình thường trở lại”, người lao động bớt khó khăn

Tường Minh |

Người lao động ở Đà Nẵng đang chờ từng ngày thành phố được bình thường trở lại để doanh nghiệp, “công ăn, việc làm” của họ cũng hoạt động bình thường trở lại.

Không thể sống mãi bằng tiền hỗ trợ

“Anh ơi cho em hỏi…”. Chúng tôi vẫn còn nhớ như in giọng nói rụt rè của chị Liên qua điện thoại dạo trước, khi thành phố Đà Nẵng vừa ban hành chính sách hỗ trợ cho mỗi hộ dân trên địa bàn 500.000 đồng để có thêm tiền đi chợ và “ai đâu ở yên đó” trong những ngày toàn thành phong toả.

Là chị Liên hỏi chúng tôi, “sao thấy nhiều nơi nhận được số tiền 500.000 đồng rồi còn chỗ em thì chưa, hay là chỗ em không có?”. Chúng tôi giải thích với chị rằng, ai cũng có cả, nhưng các phường, tổ, quận, huyện… có nơi giải ngân nhanh, có nơi giải ngân chậm bởi nhiều lý do khác nhau. Nên chị chịu khó chờ, cũng như chúng tôi cũng đang chờ vì chưa nhận được tiền như chị.

Chị Liên là công nhân của một doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu ở Khu công nghiệp Hoà Khánh. Chị kể, những ngày thành phố phong toả, công ty của chị bị khống chế chỉ 30% số lao động đi làm luân phiên nhau, có thời gian thì lên được 50% rồi 70%. Nên số tiền lương chị nhận được cũng tương ứng từ 30% đến 70% so với bình thường.

Đáng nói là chồng chị Liên lại trong tình trạng thất nghiệp hoàn toàn kể từ khi Đà Nẵng bùng phát dịch nên chẳng có phần trăm lương nào. Thế là một mình chị phải gồng gánh thêm chồng và hai con nhỏ. Vậy nên chị bảo, “500.000 đồng đối với gia đình em bình thường to một thì những ngày này to mười bởi có nó sẽ tạm thời giải quyết được cái đói trước mắt…”.

Hôm nay lại là điện thoại của chị Liên. Giọng chị trong máy nghe rất vui. Chị khoe không những đã nhận được số tiền 500.000 đồng của thành phố rồi mà tới đây, công ty chị sẽ được đi làm 100% thời gian khi thành phố mở cửa bình thường trở lại.

“Những ngày dịch cao điểm, ngoài tiền của thành phố, em còn nhận được hỗ trợ của tổ chức Công đoàn. Nhưng tất cả cũng chỉ giúp giải quyết khó khăn trước mắt. Gia đình em không thể sống mãi bằng tiền hỗ trợ. Về lâu dài, chỉ khi nào doanh nghiệp bình thường thì người lao động như em mới bớt đi được khó khăn” - chị Liên nói.

Đã sẵn sàng cho sự bình thường?

Nôn nao là cảm giác chung của các doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp của Đà Nẵng khi thành phố đang chuẩn bị các bước để có một sự “bình thường mới” vào đầu tháng 10 tới đây.

“Hiện chúng tôi đã sẵn sàng mọi thứ để người lao động được đi làm 100% khi thành phố trở lại trạng thái bình thường mới” - ông Hồ Sỹ Tân, Chủ tịch Công đoàn Công ty Vinakad-doanh nghiệp chuyên về dệt may xuất thị trường Mỹ ở khu công nghiệp Hoà Khánh cho biết.

Theo ông Tân thì đến thời điểm này, Vinakad chỉ có 70% người lao động được đi làm, nên thu nhập cũng chỉ bằng 70% so với mọi khi (khoảng hơn 4 triệu đồng/người/tháng). “Cả doanh nghiệp và người lao động đều gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian qua. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng, mọi chuyện sẽ được giải quyết khi mọi thứ trở lại bình thường” - ông Tân nói.

Tương tự, ông Huỳnh Văn Chính - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Dệt may 29.3 - cũng đang háo hức với viễn cảnh công ty mình sẽ hoạt động bình thường với 100% người lao động đi làm trở lại.

Ông Chính bảo, khi mọi thứ không bình thường thì khó khăn bủa vây tứ phía. “Ngay như những ngày này, dù hàng hoá chúng tôi đã hoàn thành kịp tiến độ theo như yêu cầu của đối tác. Nhưng chúng tôi tìm đủ mọi cách vẫn không xuất được các lô hàng đi Mỹ và Pháp do thiếu container rỗng” - ông Chính cho biết.

Lý do thiếu container rỗng, ông Chính cho rằng, những ngày này, do ảnh hưởng của dịch nên không chỉ các nhà máy ở Việt Nam mà cả nước ngoài đều giải phóng hàng hoá rất chậm. Đây là thực trạng không chỉ của riêng Công ty Cổ phần Dệt may 29.3 mà là khó khăn chung của tất cả doanh nghiệp có vận chuyển hàng hoá bằng container ở trong nước.

Và để chuẩn bị cho doanh nghiệp hoạt động bình thường thì tiêm vaccine cho người lao động là yếu tố tiên quyết. Theo Ban quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng, tính đến thời điểm này, đã có 82% người lao động tại các khu công nghiệp và công nghệ cao Đà Nẵng được tiêm vaccine COVID-19 (ít nhất 1 mũi).

Với khoảng 1.000 lao động trú tại Quảng Nam và khoảng 3.000 lao động ở các tỉnh thành khác đang bị mắc kẹt chưa quay trở lại thành phố, Ban quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp thành phố Đà Nẵng đã có kế hoạch tiêm ngay sau khi họ trở lại làm việc.

Tường Minh
TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Chưa có thiết bị kiểm soát QR code sẽ không được mở cửa hoạt động

Thùy Trang |

Mỗi người dân Đà Nẵng phải tuân thủ 5k, tiêm vaccine COVID-19 và có mã QR code mới được phép tham gia các hoạt động kinh tế xã hội.

Đà Nẵng sẽ tiêm vaccine cho 4.000 lao động ngoại tỉnh trở lại sau giãn cách

THUỲ TRANG |

Ban quản lý Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng cho biết, còn khoảng 4.000 lao động ngoại tỉnh chưa được tiêm vaccine COVID-19 do về quê, chưa trở lại TP.Đà Nẵng vì lệnh giãn cách.

Những học sinh chỉ cần được đến trường, chưa cần về Đà Nẵng

Tường Minh |

Gần 10 ngàn học sinh bị mắc kẹt bên ngoài đã và đang tìm đường về Đà Nẵng. Nhưng cũng có rất nhiều học sinh, vì muốn được đến trường thật sự chứ không phải online, đã chọn cho mình những nơi cư trú khác, tạm thời.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Đà Nẵng: Chưa có thiết bị kiểm soát QR code sẽ không được mở cửa hoạt động

Thùy Trang |

Mỗi người dân Đà Nẵng phải tuân thủ 5k, tiêm vaccine COVID-19 và có mã QR code mới được phép tham gia các hoạt động kinh tế xã hội.

Đà Nẵng sẽ tiêm vaccine cho 4.000 lao động ngoại tỉnh trở lại sau giãn cách

THUỲ TRANG |

Ban quản lý Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng cho biết, còn khoảng 4.000 lao động ngoại tỉnh chưa được tiêm vaccine COVID-19 do về quê, chưa trở lại TP.Đà Nẵng vì lệnh giãn cách.

Những học sinh chỉ cần được đến trường, chưa cần về Đà Nẵng

Tường Minh |

Gần 10 ngàn học sinh bị mắc kẹt bên ngoài đã và đang tìm đường về Đà Nẵng. Nhưng cũng có rất nhiều học sinh, vì muốn được đến trường thật sự chứ không phải online, đã chọn cho mình những nơi cư trú khác, tạm thời.