Đồ gỗ Việt Nam xuất siêu 3,52 tỉ USD, chinh phục 120 quốc gia và vùng lãnh thổ

Kh.V |

Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), tổng giá trị xuất khẩu lâm sản chính trong 7 tháng năm 2018 đạt 5,025 tỉ USD, tương đương gần 56% kế hoạch năm, chiếm 22,6% tổng giá trị kim ngạch XK toàn ngành nông nghiệp. 

Giá trị xuất siêu của lâm sản chính 7 tháng ước đạt 3,77 tỉ USD, riêng giá trị xuất siêu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,52 tỉ USD.

Trong 7 tháng, giá trị xuất khẩu lâm sản chính liên tục giữ mức tăng trưởng trung bình trên 14% so với cùng kỳ năm 2017. Trong khi đó, tổng giá trị gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu 7 tháng đạt 1,24 tỉ USD, chỉ tăng nhẹ 0,4% so với cùng kỳ năm 2017.

Kim ngạch xuất khẩu lâm sản 7 tháng đầu năm 2018. Nguồn: TCLN
Kim ngạch xuất khẩu lâm sản 7 tháng đầu năm 2018. Nguồn: TCLN

Với giá trị xuất siêu lâm sản đạt 3,77 tỉ USD, XK lâm sản đã đứng đầu trong nhóm hàng “xuất khẩu tỉ đô” của ngành nông nghiệp,  thể hiện sự nỗ lực của các doanh nghiệp chế biến, XK gỗ và lâm sản ngoài gỗ, cũng như của toàn ngành lâm nghiệp trong việc phát triển trồng rừng sản xuất, đảm bảo nguồn cung gỗ chất lượng và hợp pháp phục vụ xuất khẩu.

Các mặt hàng xuất khẩu thuộc nhóm lâm sản chính gồm: Gỗ thành phẩm, dăm gỗ, các loại gỗ khác và một số mặt hàng lâm sản ngoài gỗ như mây, tre, cói, thảm, quế. Gỗ thành phẩm đã qua chế biến có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong số các mặt hàng trên, thu về trên 3,2 triệu USD trong tổng số hơn 5,025 USD xuất khẩu của toàn ngành.

Giá trị xuất khẩu 5 mặt hàng lâm sản chính. Nguồn: TCLN
Giá trị xuất khẩu 5 mặt hàng lâm sản chính. Nguồn: TCLN

Kết quả trên có được nhờ thị trường XK lâm sản đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ. Nếu như trước đây chỉ tập trung vào các thị trường trung chuyển như: Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Hàn Quốc… để tái XK sang nước thứ ba, đến nay đồ gỗ Việt Nam đã XK trực tiếp được sang 120 nước và vùng lãnh thổ.

Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc luôn là 4 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm 78,5% tổng giá trị XK gỗ và sản phẩm gỗ. Ngoài ra, các thị trường khác như Malaysia, Pháp, Australia cũng có giá trị XK gỗ tăng mạnh.

Những tháng nửa cuối năm luôn đạt giá trị tăng cao hơn so với các tháng đầu năm, với ngành gỗ và các sản phẩm từ gỗ do thói quen tiêu dùng, mua sắm, thay thế nội, ngoại thất cũng như xây dựng trong nước và thế giới. Bên cạnh đó, một số thị trường như Mỹ (với cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc) trong tương sẽ là cơ hội để sản phẩm gỗ Việt đẩy mạnh phát triển ở thị trường này.

Tổng cục Lâm nghiệp cũng đưa ra dự báo, các đơn hàng thường được hoàn thành vào cuối năm, do đó dự báo gỗ và các sản phẩm từ gỗ sẽ là nhóm hàng có những tín hiệu khả quan, là điểm sáng của xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2018. 

Kh.V
TIN LIÊN QUAN

Cà Mau: Doanh nghiệp kiến nghị tỉnh lập chợ gỗ tại rừng U MInh Hạ

Nhật Hồ |

Với diện tích 7.400 ha trồng keo lai, trung bình mỗi năm khai thác khoảng 200.000 m3 gỗ, Cà Mau có nhiều cơ hội để phát triển ngành chế biến gỗ nếu được đầu tư hợp lý.

Hàng chục doanh nghiệp gỗ kêu cứu

Đông Anh |

Gần 50 doanh nghiệp (DN), cơ sở chế biến gỗ tại phường Long Bình, TP. Biên Hòa (Đồng Nai) đã kêu trời khi bị UBND TP. Biên Hòa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Tréo ngoe ở đây, căn cứ mà chính quyền xử phạt lại… chọi nhau chan chát, khiến DN bị phạt không tâm phục, khẩu phục…

Hàng chục ngàn m3 gỗ nhập khẩu bị ùn ứ, tiếp tục bị “làm khó”

L.C.Công |

Hội Doanh nghiệp (DN) gỗ Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh) vừa có đơn gửi Chính phủ và các bộ, ngành nêu rõ những khó khăn, bất cập từ khi Thông tư 04/2017 của Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn (NNPTNT) có hiệu lực.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Cà Mau: Doanh nghiệp kiến nghị tỉnh lập chợ gỗ tại rừng U MInh Hạ

Nhật Hồ |

Với diện tích 7.400 ha trồng keo lai, trung bình mỗi năm khai thác khoảng 200.000 m3 gỗ, Cà Mau có nhiều cơ hội để phát triển ngành chế biến gỗ nếu được đầu tư hợp lý.

Hàng chục doanh nghiệp gỗ kêu cứu

Đông Anh |

Gần 50 doanh nghiệp (DN), cơ sở chế biến gỗ tại phường Long Bình, TP. Biên Hòa (Đồng Nai) đã kêu trời khi bị UBND TP. Biên Hòa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Tréo ngoe ở đây, căn cứ mà chính quyền xử phạt lại… chọi nhau chan chát, khiến DN bị phạt không tâm phục, khẩu phục…

Hàng chục ngàn m3 gỗ nhập khẩu bị ùn ứ, tiếp tục bị “làm khó”

L.C.Công |

Hội Doanh nghiệp (DN) gỗ Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh) vừa có đơn gửi Chính phủ và các bộ, ngành nêu rõ những khó khăn, bất cập từ khi Thông tư 04/2017 của Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn (NNPTNT) có hiệu lực.