DN caosu than khó vì chuẩn môi trường, Bí thư Bình Phước chỉ đạo gỡ

ĐÔNG ANH |

Ngày 6.4, Báo Lao Động đã có bài phản ánh việc 12 doanh nghiệp (DN) chế biến mủ cao su ở tỉnh Bình Phước kêu khó, vì không thể đáp ứng tiêu chuẩn xả thải ra môi trường, theo quy định của địa phương…

Xem xét tháo gỡ cho DN

Thông tin từ UBND tỉnh Bình Phước ngày 1.5 cho hay: Sau khi báo chí phản ánh sự vụ trên, ông Nguyễn Văn Lợi – Bí thư Tỉnh uỷ Bình Phước - đã có cuộc họp với các DN. Theo đó, Bí thư Nguyễn Văn Lợi cho biết có nắm được sự việc của 12 DN chế biến caosu “kêu khó” trong thời gian qua.

Ông Lợi phát biểu: “Tỉnh Bình Phước không đánh đổi phát triển kinh tế với ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, Sở TNMT cần kiểm tra, xem lại môi trường pháp lý, báo cáo lãnh đạo tỉnh để xem xét tháo gỡ cho DN”.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước, trước đây, nhiều người dân phản ánh việc xả thải của các nhà máy chế biến mủ caosu. Tuy nhiên, xét về mặt đóng góp ngân sách cho địa phương của các DN khá lớn nên UBND tỉnh đưa ra giải pháp: Trong 3 năm, các DN phải cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải đảm bảo quy chuẩn về nước xả thải cột A.

Tốn kém rất nhiều để xây dựng hệ thống xử lý nước thải, nhưng Công ty Thuận Lợi vẫn than khó. Ảnh: H.H
Tốn kém rất nhiều để xây dựng hệ thống xử lý nước thải, nhưng Công ty Thuận Lợi vẫn than khó. Ảnh: H.H

Tới nay, sau 3 năm, các DN cũng có thực hiện, nhưng chưa thể đạt được; trong đó có một phần lý do là giá mủ caosu thế giới ảm đạm, khiến DN gặp khó khăn...

Ông Nguyễn Văn Lợi khẳng định sẽ giao Sở TNMT kiểm tra tính pháp lý. Nếu Bộ TNMT quy định cho DN chế biến caosu xả thải cột B, thì báo cáo lãnh đạo tỉnh để xem xét tháo gỡ cho các DN.

Nghịch lý cột A và cột B

Như Báo Lao Động phản ánh: 12 DN chế biến mủ caosu ở tỉnh Bình Phước từ trước đến nay, sản xuất và xả thải vẫn tuân thủ quy định của luật pháp và Bộ TNMT. Trong đó, theo quy định chung áp dụng cho cả nước, nước thải từ chế biến caosu xả thải ra môi trường, dùng cho tưới tiêu phải đạt cột B. Còn nước thải xả ra dùng cho cấp nước sinh hoạt, bắt buộc phải đạt cột A.

Tuy nhiên, Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 31.3.2017 của Tỉnh ủy Bình Phước về tăng cường công tác bảo vệ môi trường, yêu cầu, đến hết năm 2017, 100% các cơ sở chế biến caosu, tinh bột mì có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo cột A của QCVN (quy chuẩn Việt Nam) theo quy định.

Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt cột A tại Công ty Long Trường, nhưng DN vẫn khó hoàn thành. Ảnh: H.H
Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt cột A tại Công ty Long Trường, nhưng DN vẫn khó hoàn thành. Ảnh: H.H

Sau đó, Sở TNMT có Công văn số 1495/STNMT-VP ngày 7.7.2017 gia hạn thời gian hoàn thành việc nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý nước thải đạt cột A của các nhà máy chế biến caosu đến hết năm 2018. Nếu trì hoãn việc cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải đạt loại A, thì DN buộc phải dừng hoạt động…

“Tối hậu thư” của cơ quan chức năng tỉnh Bình Phước vấp phải sự phản ứng của các DN caosu. Ông Võ Quang Thuận - Giám đốc Công ty TNHH Caosu Thuận Lợi - cho rằng, đề nghị trên không khả thi, không phù hợp với quy định của pháp luật và “làm khó” DN.

Ông Võ Quang Thuận nói: “Cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến mủ caosu không đơn giản. Rất có thể, chúng tôi phải đập bỏ hệ thống cũ và xây mới lại hoàn toàn. Ngoài chuyện phát sinh chi phí cực lớn (hơn 20 tỉ đồng/hệ thống) thì DN bị ngừng trệ sản xuất, gián đoạn đơn hàng xuất khẩu”.

Xử lý nước thải tại một nhà máy cao su ở Bình Phước. Ảnh: H.H
Xử lý nước thải tại một nhà máy caosu ở Bình Phước. Ảnh: H.H

Nước thải phần lớn cho mục đích tưới tiêu thuỷ lợi, thì nước thải chuẩn B là tương thích nhất cho cây cối, thuỷ sinh trong môi trường tự nhiên. “Tại sao DN phải bỏ tiền ra xử lý nước thải đạt chuẩn cột A (dùng cấp nước sinh hoạt) ? Chưa kể, để ra chuẩn cột A, chúng tôi cần phải dùng nhiều hoá chất”- ông Thuận nói.

Trong khi đó, theo ông Lê Hoàng Lâm - Giám đốc Sở TNMT tỉnh Bình Phước: “Đây là chủ trương của Tỉnh ủy, DN phải thực hiện. Quan điểm của tỉnh là nước thải từ nhà máy chế biến mủ caosu phải đạt chuẩn cột A, vì địa phương là đầu nguồn sông Đồng Nai, sông Bé và sông Sài Gòn. Sở TNMT sẽ tổ chức hội thảo với các chuyên gia môi trường và báo cáo với UBND tỉnh, rồi sẽ đối thoại với DN”.

ĐÔNG ANH
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Đã có 50 cơ sở lắp đặt thiết bị tách dầu mỡ bảo vệ môi trường

Phạm Đông |

Để khắc phục tình trạng dầu mỡ xả thải xuống sông, hồ, Công ty Thoát nước Hà Nội đang lập phương án lắp đặt thiết bị tách dầu mỡ tại các trường học, cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn các quận sau một đã được lắp đặt thử nghiệm.

Trẻ có thể bị tâm thần nếu sống trong môi trường ô nhiễm không khí

H.A |

Theo nghiên cứu, trẻ em sống trong khu vực ô nhiễm không khí có khả năng mắc bệnh tâm thần cao hơn 72% so với bình thường.

Sẽ có một đất nước Việt Nam thân thiện với môi trường

LÊ THANH PHONG |

Những ngày diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, Hà Nội quá đẹp, đẹp đến ngỡ ngàng trong mắt người Hà Nội.

Tạo mọi điều kiện để tỉnh Quảng Bình phát triển, bảo vệ môi trường

LÊ PHI LONG |

Ngày 26.2, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường (TNMT) Trần Hồng Hà đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Bình liên quan đến các vấn đề tài nguyên và môi trường.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Hà Nội: Đã có 50 cơ sở lắp đặt thiết bị tách dầu mỡ bảo vệ môi trường

Phạm Đông |

Để khắc phục tình trạng dầu mỡ xả thải xuống sông, hồ, Công ty Thoát nước Hà Nội đang lập phương án lắp đặt thiết bị tách dầu mỡ tại các trường học, cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn các quận sau một đã được lắp đặt thử nghiệm.

Trẻ có thể bị tâm thần nếu sống trong môi trường ô nhiễm không khí

H.A |

Theo nghiên cứu, trẻ em sống trong khu vực ô nhiễm không khí có khả năng mắc bệnh tâm thần cao hơn 72% so với bình thường.

Sẽ có một đất nước Việt Nam thân thiện với môi trường

LÊ THANH PHONG |

Những ngày diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, Hà Nội quá đẹp, đẹp đến ngỡ ngàng trong mắt người Hà Nội.

Tạo mọi điều kiện để tỉnh Quảng Bình phát triển, bảo vệ môi trường

LÊ PHI LONG |

Ngày 26.2, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường (TNMT) Trần Hồng Hà đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Bình liên quan đến các vấn đề tài nguyên và môi trường.