Diễn biến nền kinh tế Việt Nam trong nhóm ASEAN 6 có gì mới?

Thế Lâm |

Thống kê vừa được cập nhật từ ASEAN Urbanist, tổng kết năm 2020 trong số 6 nền kinh tế hàng đầu khu vực ASEAN, Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng dương duy nhất.

Theo đó, nền kinh tế Philippines suy giảm 9,5% trong năm 2020, kéo theo qui mô GDP giảm dưới 367 tỉ USD, trong khi đó GDP trên đầu người của quốc gia này giảm xuống mức 3.372 USD (nguồn IMF).

Năm 2020, nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng âm 6,1%, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1998 là thời điểm xảy ra khủng hoảng tài chính Châu Á.

Nền kinh tế Malaysia tăng trưởng âm 5,6% và không vượt qua được bẫy thu nhập trung bình tong năm 2020. Năm 2019, GDP của Malaysia đạt 364 tỉ USD, GDP bình quân đầu người đạt hơn 11.000 USD. Tuy nhiên, năm 2020 do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 dẫn đến tăng trưởng âm khiến GDP của Malaysia giảm xuống khoảng 336 tỉ USD (nguồn IMF), GDP đầu người theo đó cũng bị kéo giảm xuống còn 10.192 USD.

Nền kinh tế có GDP bình quân đầu người cao nhất trong nhóm là Singapore vừa điều chỉnh tăng trưởng GDP từ âm 5,8% xuống âm 5,4 %, GDP qui đổi từ đôla Singapore sang đôla Mỹ (tỉ lệ qui đổi 1 USD = 1,34 SGD) ước tính đạt 350 tỉ USD.

Nền kinh tế Indonesia tăng trưởng âm 2,07% năm 2020, GDP giảm còn khoảng 1.053 tỉ USD, GDP bình quân đầu người giảm xuống mức 3.911 USD (nguồn: Indonesia BPS).

Việt Nam là nền kinh tế duy nhất trong nhóm ASEAN 6 tăng trưởng dương trong năm 2020 với mức 2,91%, theo đó GDP quốc gia tăng lên 343 tỉ USD, GDP bình quân trên đầu người dự kiến đạt khoảng 3.521 USD.

Ngoài điểm sáng là nền kinh tế duy nhất trong nhóm tăng trưởng dương, Việt Nam còn có được điểm sáng thứ 2 là có mức GDP bình quân đầu người vượt Philippines (3.521 USD so với 3.372 USD). Điểm sáng thứ 3 là xét về tổng GDP quốc gia, Việt Nam với 343 tỉ USD cũng vượt qua Malaysia với 336 tỉ USD.

Biểu đồ về tăng trưởng kinh tế năm 2020 của các quốc gia trong nhóm ASEAN 6.

Cùng với đó, tổng GDP quốc gia của Việt Nam cũng thu hẹp cách biệt với Singapore (350 tỉ USD) và chỉ còn kém khoảng 2%. Đây là mức hoàn toàn có thể san lấp trong năm 2021 trong trường hợp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh hơn nền kinh tế Singapore.

Còn về GDP bình quân đầu người, Việt Nam cũng thu hẹp khoảng cách với Indonesia. Theo đó, mức GDP bình quân đầu người của Việt Nam còn kém Indonesia khoảng 390 USD, tương ứng khoảng 10%.

Như vậy, nếu xét về qui mô GDP trong năm 2020, GDP của Việt Nam xếp thứ 5, sau Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore. Về GDP bình quân đầu người, Việt nam xếp sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế Việt Nam năm 2021 sẽ ra sao khi tình hình thế giới khó đoán định?

Phạm Dung - Cường Ngô - Tuấn Anh |

Dù dự đoán năm 2021 là một năm khó khăn với kinh tế Việt Nam, song ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng cho rằng, Việt Nam đã có thể quyết định được tới 60% tình hình kinh tế của đất nước.

Doanh nghiệp tin tưởng kinh tế Việt Nam sẽ vươn lên trong năm 2021

Huân Cao - Duy Tú |

Năm 2020 đã đi qua với nhiều thăng trầm của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Tuy nhiên, nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19, Việt Nam là một trong số ít quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng dương, trong đó có đóng góp lớn của đội ngũ doanh nhân. Nhiều doanh nghiệp tin tưởng, nền kinh tế Việt Nam sẽ sớm phục hồi và tăng trưởng cao trong năm 2021.

Chuyên gia quốc tế: Nội lực của nền kinh tế Việt Nam ngày càng được củng cố

HẢi LINH |

Các chuyên gia quốc tế đang làm việc tại Việt Nam như: Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam - bà Caitlin Wiesen; Giám đốc Quốc gia Quỹ Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam - GS.TS Andreas Stoffers; Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Việt Nam - ông Andrew Jeffries đều đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong năm 2020, đồng thời tin tưởng về triển vọng phục hồi sớm của kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Kinh tế Việt Nam năm 2021 sẽ ra sao khi tình hình thế giới khó đoán định?

Phạm Dung - Cường Ngô - Tuấn Anh |

Dù dự đoán năm 2021 là một năm khó khăn với kinh tế Việt Nam, song ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng cho rằng, Việt Nam đã có thể quyết định được tới 60% tình hình kinh tế của đất nước.

Doanh nghiệp tin tưởng kinh tế Việt Nam sẽ vươn lên trong năm 2021

Huân Cao - Duy Tú |

Năm 2020 đã đi qua với nhiều thăng trầm của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Tuy nhiên, nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19, Việt Nam là một trong số ít quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng dương, trong đó có đóng góp lớn của đội ngũ doanh nhân. Nhiều doanh nghiệp tin tưởng, nền kinh tế Việt Nam sẽ sớm phục hồi và tăng trưởng cao trong năm 2021.

Chuyên gia quốc tế: Nội lực của nền kinh tế Việt Nam ngày càng được củng cố

HẢi LINH |

Các chuyên gia quốc tế đang làm việc tại Việt Nam như: Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam - bà Caitlin Wiesen; Giám đốc Quốc gia Quỹ Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam - GS.TS Andreas Stoffers; Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Việt Nam - ông Andrew Jeffries đều đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong năm 2020, đồng thời tin tưởng về triển vọng phục hồi sớm của kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.