Điểm sáng kinh tế: Lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát

Trà My |

"Điểm sáng nhất kinh tế của tháng 5 là lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát", chuyên gia của SSI nhận định. Tuy nhiên, dù chưa nhận thấy áp lực tăng lãi suất trong ngắn hạn, nhưng vẫn dự báo lãi suất có thể nhích tăng từ đầu quý III/2021 khi dịch bệnh được kiểm soát, tín dụng tiếp tục tăng tốc.

Bàn về lạm phát, chuyên gia phân tích của SSI nhận định mặc dù giá nguyên liệu đầu vào vẫn trên đà tăng mạnh, nhưng sự tác động của các yếu tố này lên chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam là hạn chế (do cơ cấu các chỉ số khác nhau và Việt Nam có các cơ chế làm giảm bớt độ biến động của giá cả, ví dụ như cơ chế bình ổn giá).

Bên cạnh đó thì sức tiêu thụ trong tháng 5 cũng thấp hơn kỳ vọng do có sự bùng phát trở lại của dịch COVID-19, điều này cũng ảnh hưởng tới mặt bằng giá cả.

Số liệu tháng 5 cho thấy CPI chỉ tăng 0,16% so với tháng trước và tăng 2,9% so với cùng kỳ, chủ yếu do giá xăng và vật liệu xây dựng tăng, trong khi giá thực phẩm giảm tháng thứ 2 liên tiếp. Nếu tính trung bình, CPI 5 tháng mới tăng 1,29% so với cùng kỳ, mức thấp nhất kể từ năm 2016.

Trong khi đó, hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng với mức tăng trên 30% trong 5 tháng đầu năm. Đáng chú ý, nhập khẩu đang tăng tốc và ước tính tăng 36,7%, vượt trội so với mức tăng 30,9% của xuất khẩu. Do đó, từ mức xuất siêu 1,6 tỉ USD trong 4 tháng đầu năm, tháng 5 ước tính nhập siêu 2,1 tỉ USD. Nhập khẩu tăng cao một phần do giá nhiều hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu đã tăng rất mạnh, cộng thêm hiệu ứng từ nền so sánh thấp của năm ngoái.

“Chúng tôi cho rằng mức tăng giá đầu vào này sẽ được phản ánh vào tăng trưởng xuất khẩu trong các kỳ tiếp theo và cán cân thương lại sẽ sớm quay trở lại xuất siêu trong quý III”, chuyên gia SSI cho biết.

Tín dụng. Ảnh TL
Tín dụng tăng trưởng mạnh trong nền kinh tế giai đoạn qua. Ảnh TL

Tín dụng tăng trưởng mạnh giai đoạn vừa qua đã khiến thanh khoản các ngân hàng thương mại bớt dư thừa. Tính đến ngày 21.5.2021, huy động chỉ tăng trưởng 2,68% trong khi tín dụng toàn nền kinh tế tăng trưởng 4,67% so với đầu năm, cao hơn nhiều mức tăng trưởng chỉ 2% của 5 tháng đầu năm 2020.

Chênh lệch tiền gửi-tín dụng thu hẹp khoảng 160 nghìn tỉ đồng so với cuối năm 2020, thanh khoản các ngân hàng thương mại bớt dư thừa khiến lãi suất trên liên ngân hàng tăng thêm khoảng 35-53 điểm cơ bản so với thời điểm cuối tháng 4, duy trì quanh mức 1,3%/năm với kỳ hạn qua đêm, 1,5%/năm với kỳ hạn 1 tuần.

Tuy nhiên, cung cầu VND trên liên ngân hàng vẫn rất ổn định, NHNN vẫn tạm ngừng giao dịch trên thị trường mở trong 3 tháng qua, đặc biệt sẽ có một lượng tiền đồng lớn bơm ra từ các giao dịch bán ngoại tệ có kỳ hạn sẽ được thực hiện trong tháng 7,8 tới.

“Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước vẫn cho rằng chính sách tiền tệ đang ở mức hợp lý, lãi suất (đặc biệt đối với các lĩnh vực ưu tiên) ở xu hướng giảm để hỗ trợ nền kinh tế và không có dấu hiệu cho thấy sẽ có sự thay đổi về định hướng chính sách khi mà lạm phát vẫn ở trong tầm kiểm soát. Bởi vậy chúng tôi chưa nhận thấy áp lực tăng lãi suất trong ngắn hạn, nhưng vẫn giữ nguyên dự báo lãi suất có thể nhích tăng từ đầu quý III/2021 khi dịch bệnh được kiểm soát, tín dụng tiếp tục tăng tốc”, chuyên gia SSI đánh giá.

Trà My
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế 24h: Giá xăng, giá vàng "rủ nhau" tăng

Khương Duy |

Giá xăng tăng mạnh từ chiều nay; Hàng nghìn mỹ phẩm, nước hoa giả mạo nhãn hiệu bị thu giữ; Giá vàng tiếp tục tăng, củng cố vùng giá 1.900 USD... là những thông tin kinh tế đáng chú ý trong 24h qua.

Cần bao nhiêu tiền để tiêm đủ vaccine COVID-19 giúp phục hồi kinh tế?

Trần Minh Tiến |

Trong ngân khoản 50 tỉ USD, triển vọng hơn cả là các khoản tài trợ, ít nhất 35 tỉ USD. Các chính phủ G20 đã gửi những tín hiệu tích cực bởi đã nhận ra tầm quan trọng của việc cung cấp thêm khoảng 22 tỉ USD tài trợ cho năm 2021 cho ACT-Accelerator (Quyền Truy cập các phương tiện tăng tốc chống COVID-19).

Những điểm sáng kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2021

Phong Nguyễn |

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh trên toàn cầu; tại Việt Nam, làn sóng dịch COVID-19 thứ 4 đã trở lại và tác động xấu hơn, nhưng với nỗ lực của Chính phủ, doanh nghiệp (DN) và nhân dân, nền kinh tế vẫn nhiều điểm sáng tích cực.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Kinh tế 24h: Giá xăng, giá vàng "rủ nhau" tăng

Khương Duy |

Giá xăng tăng mạnh từ chiều nay; Hàng nghìn mỹ phẩm, nước hoa giả mạo nhãn hiệu bị thu giữ; Giá vàng tiếp tục tăng, củng cố vùng giá 1.900 USD... là những thông tin kinh tế đáng chú ý trong 24h qua.

Cần bao nhiêu tiền để tiêm đủ vaccine COVID-19 giúp phục hồi kinh tế?

Trần Minh Tiến |

Trong ngân khoản 50 tỉ USD, triển vọng hơn cả là các khoản tài trợ, ít nhất 35 tỉ USD. Các chính phủ G20 đã gửi những tín hiệu tích cực bởi đã nhận ra tầm quan trọng của việc cung cấp thêm khoảng 22 tỉ USD tài trợ cho năm 2021 cho ACT-Accelerator (Quyền Truy cập các phương tiện tăng tốc chống COVID-19).

Những điểm sáng kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2021

Phong Nguyễn |

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh trên toàn cầu; tại Việt Nam, làn sóng dịch COVID-19 thứ 4 đã trở lại và tác động xấu hơn, nhưng với nỗ lực của Chính phủ, doanh nghiệp (DN) và nhân dân, nền kinh tế vẫn nhiều điểm sáng tích cực.