Dịch COVID-19 lần thứ 2: 76% doanh nghiệp không cân đối được thu chi

Phong Nguyễn |

Đây là cuộc khảo sát lần 3 do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ thực hiện với gần 350 DN và 15 hiệp hội nhằm nhận diện rõ hơn các khó khăn của DN khi dịch bệnh bùng phát lần 2. Kết quả cho thấy, 20% DN cho biết đã phải tạm dừng hoạt động; 76% DN không cân đối được thu chi; 2% DN đã giải thể và chỉ có 2% DN tạm thời chưa bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Thê thảm sau “đòn chí mạng” đến ngay “đòn hủy diệt”

Mới đây, thay mặt Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân, với tư cách là Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách hành chính thủ tục hành chính, ông Trương Gia Bình đã ký báo cáo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về những khó khăn của doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát lần 2 tại Việt Nam. Đây là cuộc khảo sát lần 3 do Ban IV thực hiện với gần 350 DN và 15 hiệp hội nhằm nhận diện rõ hơn các khó khăn của DN khi dịch bệnh bùng phát lần 2. Kết quả cho thấy, 20% DN cho biết đã phải tạm dừng hoạt động; 76% DN không cân đối được thu chi; 2% DN đã giải thể và chỉ có 2% DN tạm thời chưa bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Kết quả khảo sát của Ban IV cũng cho thấy, dưới tác động của đợt bùng phát dịch COVID-19 lần 2, khoảng 20% DN phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh; 47% DN phải cắt giảm lao động, tỉ lệ DN cắt giảm trên 50% lao động chiếm 33% số DN trong diện được tham khảo và có trả lời. Trong đó du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, ngành nông sản, nhựa, công nghệ thông tin... Thậm chí, những ngành vốn được coi là ít chịu ảnh hưởng nhất là bán lẻ, chủ nhiều siêu thị cũng cho biết bị giảm khoảng 50% doanh thu.

Bơm tiền chỉ ở vị trí thứ 2

Khi trao đổi, chủ các DN đều cho rằng, cái mà họ cần hàng đầu hiện nay không phải là nguồn vốn. “Có vốn, hàng sản xuất ra không bán được cũng vô nghĩa. DN được bơm tiền nhưng không có khách, thì hết tiền lại chết. Điều cần nhất là phải nới lỏng giãn cách để người dân đi lại, chi tiêu” - ông Nguyễn Quân nói.

Theo anh Vũ Tuấn Anh, đối với các DN kinh doanh nội địa, các hỗ trợ về chính sách không mấy quan trọng. “Vấn đề hiện nay là người dân thắt chặt chi tiêu, nên việc khuyến khích người dân mở hầu bao là rất quan trọng. Việc giảm chi tiêu, giảm cầu trong nước đã khiến kinh doanh nội địa của một số ngành không thuộc hàng thiết yếu tê liệt. Các DN nhỏ chúng tôi đã gần như kiệt quệ” - anh Tuấn Anh chia sẻ.

Mặc dù là DN đang “ăn nên làm ra” nhờ xuất khẩu gạo phẩm cấp cao sang Châu Âu, dù không nói cụ thể về những tác động của COVID-19 lần thứ 2 lên doanh nghiệp, nhưng ông Phạm Thái Bình - Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An cũng cho biết “DN có bị ảnh hưởng nhỏ khi đợt COVID-19 lần thứ 2 xảy ra”.

Chia sẻ với PV Lao Động, bà Nguyễn Thị Kim Dung - Giám đốc Co.op Mart Hà Nội - cũng cho biết: Doanh thu của Co.op Mart Hà Nội giảm 50%, bởi khách hàng cắt giảm các khoản mua sắm khác, chỉ mua sắm những mặt hàng thực phẩm thiết yếu. Để duy trì khách hàng, Co.op Mart Hà Nội phải chi nhiều ngân sách của DN để tổ chức các chương trình khuyến mãi, kích cầu.

Trước tình trạng hàng trăm công ty chuyên kinh doanh mảng lữ hành tại Đà Nẵng có nguy cơ phá sản, ông Cao Trí Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng đã khẩn thiết bày tỏ: Nếu ngay lập tức không có các biện pháp và những liều thuốc đủ mạnh để “cứu doanh nghiệp”, hệ lụy nhãn tiền là hàng trăm đơn vị du lịch và dịch vụ liên quan tại Đà Nẵng phải tuyên bố dừng hoạt động, phá sản ngay trong tháng 9.2020.

PGS-TS Nguyễn Thường Lạng (ĐH Kinh tế Quốc dân) cũng cho rằng, giải pháp thông qua trợ cấp thất nghiệp, chính sách miễn, giãn, hoãn thuế tại giai đoạn này là rất quan trọng, song hành cùng với hỗ trợ tư vấn DN chuyển hướng kinh doanh. ”Chính phủ cần ưu tiên cứu trợ ngành Du lịch quốc tế và vận tải quốc tế vì quy mô bị thu hẹp quá lớn. Chính phủ cũng cần có các đơn hàng chủ động với ngành này. Phát triển mô hình kinh doanh số sáng tạo, nhanh chóng nối lại đường bay, vận tải thủy và đường bộ với số chuyến tăng lên. Song song với đó cần chặt chẽ với các biện pháp kiểm soạt dịch bệnh cục bộ và hiệu quả” - PGS-TS Nguyễn Thường Lạng nói.

Các giải pháp căn cơ để DN vượt qua dịch

Từ kết quả khảo sát, Ban IV đề nghị quá trình làm chính sách phải thực sự đặt mục tiêu hỗ trợ DN là ưu tiên hàng đầu, chính sách phải nhanh ban hành và điều kiện phụ hợp thực tế, được thực thi nhanh. Theo đó, gói hỗ trợ tới đây cần tạo động lực cho doanh nghiệp. Thay vì hỗ trợ DN đã kiệt quệ, đổ vỡ thì nên hướng tới chính sách giúp DN tiết giảm dòng tiền chi ra.

Theo đề xuất của của tổ tư vấn thuộc Ban IV, sức chống chịu của phần lớn DN hiện giờ rất mỏng, đặc biệt dòng tiền để duy trì hoạt động đang là vấn đề vô cùng khó khăn, nên đề nghị miễn, giãn, hoãn, giảm các khoản chi bằng các chính sách như giảm thuế thu nhập DN 30% cho tất cả DN trong năm 2020; miễn nộp phí công đoàn trong năm 2020 và 2021. Báo cáo cũng đề cập, Quốc hội có thể giảm tối thiểu 50% các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong năm 2020, thậm chí kéo dài sang 2021, giảm 50% thuế giá trị gia tăng, giảm chi phí cho người tiêu dùng nhằm kích cầu tiêu dùng sau dịch.

Theo số liệu 8 tháng đầu năm 2020 trên Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký DN thì số DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống là 1.918 (tăng 89,7% so với cùng kỳ năm 2019), ngành nghệ thuật, vui chơi, giải trí: 248 DN (tăng 77,1%), ngành dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác: 1.927 DN (tăng 85,5%).

Phong Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Dịch COVID-19 lần 2: Nhiều doanh nghiệp nhỏ "giật gấu" không đủ "vá vai"

Vũ Long |

Dịch bệnh COVID-19 lần thứ 2 tại Việt Nam đã khiến 20% doanh nghiệp phá sản, người lao động lao đao vì giảm thu nhập.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Dịch COVID-19 lần 2: Nhiều doanh nghiệp nhỏ "giật gấu" không đủ "vá vai"

Vũ Long |

Dịch bệnh COVID-19 lần thứ 2 tại Việt Nam đã khiến 20% doanh nghiệp phá sản, người lao động lao đao vì giảm thu nhập.