Đi tìm lời giải cho bài toán mía đường

TRẦN LƯU |

Trong bối cảnh xuất khẩu nông sản đang rất ổn định và tăng trưởng thì mía đường là một nghịch lý. Giá đường trên thị trường và giá mía nguyên liệu đang giảm mạnh khiến đường trong nước sản xuất ra rất khó tiêu thụ.

Tính đến thời điểm tháng 1.2018, các nhà máy đường trong cả nước còn tồn kho khoảng 239.000 tấn. Không chỉ vậy, đường ở Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt từ đường Thái Lan, Ấn Độ (giá rất rẻ). Làm gì để cứu mía đường Việt Nam với hàng triệu nông dân?

Làm gì để người lao động không bị bán công sức với giá rẻ, hoặc sản phẩm làm ra vẫn bị ứ đọng? Báo Lao Động đã đi tìm câu trả lời.

Kỳ 1: Khi công chức bị giao khoán mua đường

Khi lượng đường tồn kho chạm mức kỷ lục, chính quyền tỉnh Hậu Giang đã phải kêu gọi nhân dân và cán bộ, công chức trong tỉnh hưởng ứng, ủng hộ tiêu thụ đường cho nhà máy. Và đằng sau câu chuyện “công chức bị giao khoán mua đường”, là vô số những bất cập của ngành mía đường với những nỗi lo thường niên vẫn “còn treo lơ lửng”…

“Chữa cháy” sẽ không ăn thua!

Tính đến tháng 1.2018, các nhà máy đường trong cả nước còn tồn kho khoảng 239.000 tấn đường; riêng Cty CP Mía đường Cần Thơ (Casuco) là hơn 30.000 tấn. Cùng với đó, tại nhiều địa phương ĐBSCL như: Kiên Giang, Trà Vinh…giá mía nguyên liệu chỉ còn ở mức 550-600 đồng/kg. Đây là mức giá thấp kỷ lục trong một vài năm trở lại đây.

Vụ việc diễn ra bức xúc đến nỗi, lãnh đạo tỉnh ủy, UBND tỉnh Hậu Giang đã kêu gọi nhân dân và cán bộ, công chức trong tỉnh hưởng ứng, ủng hộ tiêu thụ lượng đường tồn kho. Hiện Sở NNPTNT tỉnh đang phối hợp với Sở Nội vụ để nắm danh sách và xây dựng kế hoạch để kêu gọi người lao động mua, tiêu thụ đường.

Ông Lê Văn Đời - Phó Giám đốc Sở NNPTNT - tỉnh Hậu Giang, thông tin: Theo kế hoạch, mức dự kiến là các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ mua ủng hộ 20kg/người; Ban Chấp hành tỉnh 10kg/người; còn cán bộ, công chức 5kg/người. Kế hoạch này sẽ được triển khai thực hiện ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh.

Trước thông tin trên, nhiều cán bộ ở Hậu Giang bày tỏ tâm trạng đồng tình xen lẫn những lo ngại. Anh Đ (một công chức ở TP.Vị Thanh) nói: “Tôi sẵn sàng mua đường để giúp nhà máy và nông dân giảm bớt khó khăn. Thậm chí mua 20kg cũng được, bữa nay ăn không hết thì ngày mai ăn tiếp. Song, vấn đề nằm ở chỗ liệu những khó khăn này có được giải quyết dứt điểm hay chỉ mang tính tạm thời. Bởi nhiều năm qua, câu chuyện ngành mía đường gặp khó và kêu cứu cứ diễn ra như một điệp khúc”.

Theo thống kê chưa đầy đủ, tỉnh Hậu Giang khoảng 20.000 công chức, viên chức. Nếu mỗi người mua 5kg đường thì có thể giải quyết được 100 tấn đường. Trong khi đó mỗi ngày Cty Casuco sản xuất ra khoảng 600 tấn đường.

Lượng đường tồn kho lớn cũng đã khiến nông dân đứng ngồi không yên. Tại huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), với diện tích xuống giống 7.500ha vụ này, sản lượng ước đạt 735.000 tấn thì vùng mía Phụng Hiệp sẽ tạo ra trên 60.000 tấn đường trong vụ thu hoạch tới đây. Cộng với con số tồn kho của Casuco sẽ tạo ra một áp lực tiêu thụ rất lớn.

Trao đổi với PV Lao Động, đại diện Cty CP Mía đường Trà Vinh - cho biết: “Mỗi vụ, Cty mua bao tiêu 4.000ha mía cho nông dân ở huyện Trà Cú với giá khoảng 950đ/kg. Đây là mức giá “bảo hiểm” cho nông dân, để bà con có lời, gắn bó lâu dài với cây mía, nên doanh nghiệp chấp nhận mua với giá cao. Đây là một phần của nguyên nhân vì sao đường Thái Lan bán với giá rẻ hơn đường Việt Nam.

Lượng đường tồn kho tại các nhà máy đang chạm mức kỷ lục.
Lượng đường tồn kho tại các nhà máy đang chạm mức kỷ lục.

Giải cứu bằng cách nào?

Theo các chuyên gia, khi cam kết của Việt Nam về Khu vực mậu dịch tự do (AFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2018 thì hạn ngạch nhập khẩu đường được dỡ bỏ, thuế xuất nhập khẩu đường từ các nước trong khu vực ASEAN vào thị trường Việt Nam từ 30% xuống còn 5% và đến năm 2020 là bằng 0%. Chính vấn đề trên, nên đường nhập khẩu từ các nước trong khu vực, nhất là từ Thái Lan với giá rẻ hơn đường Việt Nam đã ồ ạt đổ bộ vào và đang “hạ” doanh nghiệp đường trong nước ngay trên sân nhà. Giá giảm nhưng tình hình tiêu thụ không mấy dễ dàng do đường Thái Lan có giá rẻ hơn đường trong nước gần 1.000 đồng/kg, từ đó dẫn tới tình trạng tồn kho với số lượng lớn.

ĐBSCL là vùng có diện tích mía lớn nhất của cả nước, nhưng do đặc thù về thổ nhưỡng là vùng trũng thấp và bị ngập lũ hằng năm. Đa phần người trồng mía có diện tích nhỏ lẻ, manh mún với bình quân dưới 1ha/hộ nên việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa gặp nhiều khó khăn.

Thêm vào đó, giá thuê nhân công tăng mạnh qua các năm, hiện công lao động thủ công chiếm hơn 60% tổng giá thành sản xuất mía, có khi lên đến 180.000 - 220.000 đồng/tấn. Do đa phần thương lái vận chuyển mía bằng ghe và nằm chờ tại các nhà máy nên thời gian từ lúc đốn đến khi vào nhà máy ép thường mất thời gian từ 5-7 ngày, khiến chữ đường giảm mạnh. Hiện tại, bình quân chữ đường của vùng mía Hậu Giang chỉ đạt từ 9-9,5 CCS.

Theo Viện Nghiên cứu Mía đường Việt Nam, giá thành sản xuất mía nguyên liệu chiếm đến 70% trong tổng số giá thành sản xuất ra 1kg đường. Hiện các nhà máy đường ở Thái Lan mua mía nguyên liệu của người dân chỉ dao động từ 700-750 đồng/kg, trong khi các nhà máy đường trong nước mua mía nguyên liệu của nông dân dao động 950-1.000 đồng/kg. Đồng thời, năng lực sản xuất của các nhà máy đường trong nước nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng còn rất hạn chế. Hiện công suất ép mía của các nhà máy đường vùng ĐBSCL chỉ dao động từ 2.000-3.500 tấn mía/ngày đêm, lượng đường hằng năm của cả nước đạt khoảng 1,5 triệu tấn. Trong khi Thái Lan, mỗi năm nước này sản xuất đến 12 triệu tấn đường, nhưng nhu cầu tiêu thụ đường trong nước chỉ 2,5 triệu tấn.

Theo các chuyên gia, ngành mía đường đang cần một cuộc tái cơ cấu mạnh mẽ. Trước mắt là cần tính toán giúp nông dân hạ giá thành sản xuất. Như tỉnh Hậu Giang vừa đưa ra lộ trình đến năm 2020 sẽ hạ giá thành từ 750 đồng/kg mía xuống còn 500 đồng/kg; ở đó sẽ tập trung đưa cơ giới vào các khâu trong sản xuất mía nhằm giảm giá thành cũng như giải quyết bài toán về thiếu hụt nhân công lao động nông thôn. Để đối phó với đường Thái Lan giá rẻ thì cần đổi mới thiết bị, đổi mới công nghệ nhằm sản xuất ra đường có giá thành thấp hơn đường Thái Lan...

TRẦN LƯU
TIN LIÊN QUAN

Hiệp hội Mía đường kêu cứu vì hàng trăm nghìn tấn "chết" trong kho

KHÁNH VŨ |

Hiệp hội Mía đường vừa có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị không gia hạn cho các giấy phép tạm nhập tái xuất (TNTX) đường đã hết hạn. Ngành mía đường đã bước vào niên vụ mới được 2 tháng, 100 nghìn tấn đường mới ra lò, trong khi hàng trăm nghìn tấn đường của niên vụ cũ còn tồn đọng trong kho không thể bán nổi vì bị đường lậu “đè bẹp”, thì việc gia hạn TNTX đường không khác gì đòn chí mạng bồi thêm, khiến nhiều DN sản xuất mía đường trong nước “chết hẳn” thay vì thoi thóp như hiện nay.

Cháy 100ha mía tại vùng nguyên liệu Đắk Lắk

H.L |

Do thời tiết hanh khô, gió lớn nên ngọn lửa đã bùng phát, thiêu cháy 100ha mía nguyên liệu tại Đắk Lắk.

Mùa "mía đắng" ở Sóc Trăng

HUỲNH MAI |

Nông dân tại huyện Mỹ Tú đang bước vào thu hoạch rộ mía niên vụ 2017 - 2018. Niềm hy vọng một mùa mía thắng lợi như mấy niên vụ trước... tan biến do năng suất giảm, chi phí thu hoạch tăng, giá mía sụt giảm, lại bị triều cường đe dọa... 

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Hiệp hội Mía đường kêu cứu vì hàng trăm nghìn tấn "chết" trong kho

KHÁNH VŨ |

Hiệp hội Mía đường vừa có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị không gia hạn cho các giấy phép tạm nhập tái xuất (TNTX) đường đã hết hạn. Ngành mía đường đã bước vào niên vụ mới được 2 tháng, 100 nghìn tấn đường mới ra lò, trong khi hàng trăm nghìn tấn đường của niên vụ cũ còn tồn đọng trong kho không thể bán nổi vì bị đường lậu “đè bẹp”, thì việc gia hạn TNTX đường không khác gì đòn chí mạng bồi thêm, khiến nhiều DN sản xuất mía đường trong nước “chết hẳn” thay vì thoi thóp như hiện nay.

Cháy 100ha mía tại vùng nguyên liệu Đắk Lắk

H.L |

Do thời tiết hanh khô, gió lớn nên ngọn lửa đã bùng phát, thiêu cháy 100ha mía nguyên liệu tại Đắk Lắk.

Mùa "mía đắng" ở Sóc Trăng

HUỲNH MAI |

Nông dân tại huyện Mỹ Tú đang bước vào thu hoạch rộ mía niên vụ 2017 - 2018. Niềm hy vọng một mùa mía thắng lợi như mấy niên vụ trước... tan biến do năng suất giảm, chi phí thu hoạch tăng, giá mía sụt giảm, lại bị triều cường đe dọa...