Đi tìm “cỗ máy” cắt xén điều kiện kinh doanh

PHAN ĐỨC HIẾU - PHÓ VIỆN TRƯỞNG, VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ T.Ư |

Ngày 18.10 tới đây, Báo Lao Động sẽ tổ chức buổi Tọa đàm với chủ đề “Kiên quyết loại bỏ các điều kiện kinh doanh “trói” doanh nghiệp”. Tham dự buổi tọa đàm sẽ có đại diện của các bộ, ban, ngành trung ương; đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI; đại diện Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư -CIEM; các chuyên gia về kinh tế, chính sách và đại diện các doanh nghiệp.

Quy định về điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh là một công cụ quản lý nhà nước, tồn tại ở mọi quốc gia trên thế giới. Các quy định về điều kiện kinh doanh hợp lý sẽ góp phần bảo vệ được những lợi ích chung của xã hội, duy trì trật tự và cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. Ngược lại, những quy định không hợp lý sẽ tạo rào cản, gia tăng chi phí và rủi ro cho hoạt động kinh doanh, tạo cạnh tranh không lành mạnh, cản trở sự phát triển.

Thế giới thực hiện từ thập kỷ 70 thế kỷ XX

Chính vì lý do này, ngay từ những năm 1970 đến nay, nhiều nước trên thế giới đã tiến hành các cuộc cải cách quy định về điều kiện kinh doanh mạnh mẽ nhằm loại bỏ những quy định gây cản trở cho hoạt động kinh doanh.

Theo tài liệu của OECD, vào năm 1980, Thụy Điển ban hành một “đạo luật cắt xén”, giúp bãi bỏ hàng trăm quy định về điều kiện kinh doanh. Ví dụ, ở lĩnh vực giáo dục, đã bãi bỏ gần 90% các quy định. Đồng thời đạo “luật cắn xén” với cơ chế đăng ký quy định còn giúp làm giảm tốc độ ban hành quy định mới.

Ở Hàn Quốc, vào giai đoạn 1997-1998, Ủy ban Cải cách pháp luật đã áp dụng phương pháp “máy chém” (dưới hình thức một sắc lệnh của Tổng thống) để cắt giảm quy định; họ buộc các cơ quan nhà nước phải chứng minh sự cần thiết của quy chế hành chính, nếu không chứng minh được thì quy chế đó sẽ đương nhiên bị hủy bỏ. Nhờ một cuộc triệt để như vậy, trong vòng gần hai năm, Hàn Quốc đã hủy bỏ gần một phần hai số quy chế hành chính, từ số lượng 11.125 quy chế vào đầu năm 1998 đã giảm xuống còn 6.308 quy chế vào cuối năm 1999, chưa kể 2.411 quy chế được sửa đổi.

Cần ngay bộ công cụ rà soát

Ở nước ta, trong 15 năm qua, Chính phủ đã và đang có rất nhiều nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp mạnh mẽ nhằm cải thiện chất lượng quy định về điều kiện kinh doanh; nhưng kết quả đạt được còn hạn chế, chưa đáp ứng mục tiêu đặt ra và mong muốn của cộng đồng doanh nghiệp, xã hội. Kết quả đáng ghi nhận nhất đó là việc bãi bỏ khoảng 160 giấy phép kinh doanh vào giai đoạn 2000-2003 được thực hiện trong quá trình triển khai thực hiện Luật doanh nghiệp. Kể từ đó đến nay, hầu như chưa có thêm một kết quả đáng kể nào về cải cách quy định về điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh.

Do đó, chất lượng quy định về điều kiện kinh doanh hầu như chưa có thay đổi đáng kể, vẫn tương tự như hơn 10 năm trước đây. Tác động tiêu cực và bất cập của quy định về điều kiện kinh doanh vẫn luôn luôn là bức xúc lớn của doanh nghiệp và trăn trở của chuyên gia cải cách.

Chính phủ nhận thức được đầy đủ vấn đề và đã có quyết tâm cải cách mạnh mẽ. Nghị quyết 83/NQ-CP ngày 31.8.2017 đã nêu rõ: Giao các bộ, cơ quan ngang bộ: Chủ động đề xuất bãi bỏ các điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, không phù hợp; tăng cường lấy ý kiến, đối thoại với doanh nghiệp, hiệp hội để tạo sự đồng thuận, tính minh bạch trong việc ban hành các điều kiện đầu tư kinh doanh. Tiếp theo đó, Nghị định 98/NQ-CP ngày 3.10.2017 đã giao chỉ tiêu cải cách cho các bộ, ngành: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tiếp tục, rà soát, đánh giá, đề xuất bãi bỏ ít nhất từ 1/3 đến 1/2 số điều kiện kinh doanh hiện hành trong lĩnh vực quản lý và thủ tục hành chính, đang gây cản trở, khó khăn cho hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đáng mừng hơn là trong hai nghị quyết này, đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng nghị định về kiểm soát điều kiện đầu tư kinh doanh, trình Chính phủ trong tháng 12.2017.

Đây chính là “cỗ máy” cắt xén quy định về điều kiện kinh doanh của nước ta. Chúng ta đang thiếu một bộ công cụ rà soát, cắt giảm quy định về điều kiện kinh doanh, dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật, như kinh nghiệm ở nhiều nước nêu trên. Để đảm bảo Nghị định về kiểm soát điều kiện kinh doanh trở thành một công cụ hiệu quả trong cải cách về điều kiện kinh doanh, thì phải đảm bảo một số nội dung sau đây:

Thứ nhất, phải xây dựng được một tiêu chí thế nào là một quy định về điều kiện kinh doanh tốt. Bộ tiêu chí này phải đủ chi tiết, đủ cụ thể để mọi bên đều có thể dễ dàng áp dụng và đánh giá được, xác định được ngay đâu là điều kiện kinh doanh không cần thiết. Theo thông lệ quốc tế tốt, thì quy định về điều kiện kinh doanh tốt phải là không hạn chế cạnh tranh, không tạo rào cản ra nhập thị trường, không hạn chế sáng tạo, không tác động bất lợi đến doanh nghiệp nhỏ và vừa và rõ ràng, chính xác, dễ hiểu.

Thứ hai, cần áp dụng thêm quy trình soạn thảo, thẩm tra, thẩm định dự thảo về điều kiện kinh doanh chặt chẽ hơn so với soạn thảo văn bản thông thường. Cuối cùng, cần xem xét áp dụng một số nguyên tắc kiểm soát ban hành mới điều kiện kinh doanh, như nguyên tắc “một đổi một” ở Canada - nếu đưa ra một điều kiện mới thì phải bãi bỏ một điều kiện hiện hành; hay nguyên tắc miễn áp dụng điều kiện kinh doanh mới làm tăng chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp hiện hành hoặc nhà nước phải hỗ trợ cho doanh nghiệp chi phí tuân thủ tăng lên.

Cộng đồng doanh nghiệp và xã hội cũng đang rất mong ngóng cỗ máy “cắt xén” điều kiện kinh doanh sớm được triển khai và phát huy kết quả.

PHAN ĐỨC HIẾU - PHÓ VIỆN TRƯỞNG, VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ T.Ư
TIN LIÊN QUAN

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Điểm lại dàn nghệ sĩ gắn bó suốt 20 năm Táo Quân

Linh Chi - Dương Anh |

Trước khi Táo Quân 2023 lên sóng hãy cùng điểm lại những gương mặt đã "dành cả thanh xuân" để gắn bó và đem lại tiếng cười cho khán giả.

Nghề vận chuyển hoa, cây cảnh hốt bạc ngày giáp Tết

THÙY DƯƠNG - TÙNG GIANG |

Càng gần tết, những người làm nghề vận chuyển hoa cây cảnh càng tất bật. Tất tả ngược xuôi, những ngày làm việc hết công suất, thu nhập của những shipper này có thể đạt được 1 triệu đồng/ ngày.

Hoàn thiện hạ tầng giao thông, tạo sức bật cho Hà Nội phát triển

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc phát triển và đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông. Để góp phần giảm ùn tắc giao thông, thành phố tập trung đẩy mạnh phát triển một hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, đa dạng, xứng tầm với vị thế trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của cả nước.

Ukraina không có xe tăng Leopard sau cuộc họp của NATO

Thanh Hà |

Mỹ và các đồng minh không đồng ý cung cấp xe tăng chiến đấu của Đức cho Ukraina khi Nga cảnh báo chiến sự có thể leo thang ở Châu Âu.

Những bệnh nhi chạy thận xuyên Tết

NGUYỄN LY - PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM - Tết là khoảng thời gian sum họp bên gia đình, người thân. Điều tưởng chừng đơn giản đó, nhưng lại là mong ước xa xỉ của những đứa trẻ mang trong mình căn bệnh suy thận mãn vì phải chạy thận xuyên Tết.

7 sự kiện thể thao quan trọng trong năm 2023

Thanh Vũ |

Thể thao thế giới được kỳ vọng sẽ diễn ra sôi nổi trong năm 2023, trong đó 2 sự kiện nhận nhiều sự quan tâm của người hâm mộ Việt Nam là World Cup nữ 2023 và Asian Cup 2023.

Công nghệ số Make in Vietnam - niềm tin làm được điều phi thường

Trần Tuấn |

Không chỉ dừng lại ở gia công phần mềm, nhiều doanh nghiệp công nghệ số đã dấn thân, tạo ra các sản phẩm, giải pháp Make in Vietnam chinh phục thị trường toàn cầu. Theo thống kê, hiện có hơn 1.400 sản phẩm Make in Vietnam có mặt tại nhiều nước trên thế giới, tạo ra doanh thu xuất khẩu của ngành công nghệ số năm 2022 đạt 136 tỉ USD...