Đi du học, du lịch trá hình để xuất khẩu lao động "chui"

ANH THƯ |

Các chuyên gia cảnh báo trường hợp người lao động đi làm việc nước ngoài dưới hình thức du học trá hình hoặc du lịch sẽ gặp phải nhiều rủi ro, quyền lợi bị ảnh hưởng.

Năm 2018, số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 142.000 lao động. Đặc biệt, việc đưa lao động đi làm việc ở những thị trường tốt chiếm tỷ trọng lớn, với 95% lao động làm việc ở 3 thị trường tốt nhất là Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc.

Cùng với đó, người lao động đi làm việc tại các thị trường nhiều rủi ro như Malaysia, các nước Trung Đông giảm mạnh. Ngoài ra, một số thị trường mới cũng đã được mở ra như: Rumani, Bungary, CHLB Đức...

Trong năm vừa qua, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng tiếp rất nhiều đoàn của các nước đến với mong muốn ký kết hợp tác thỏa thuận xuất khẩu lao động. Với xu hướng già hóa dân số đang diễn ra, gần như các nước đều có sự thiếu hụt lao động. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này, thậm chí tiến trình già hóa của chúng ta đang diễn ra rất nhanh.

Trao đổi với PV, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Doãn Mậu Diệp cho rằng, mỗi năm có khoảng 800.000 người bước vào độ tuổi lao động, nhưng riêng số lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2018 với 142.000 người là rất cao.

"Chúng tôi ước tính trong tổng số lao động tăng thêm mỗi năm, cố gắng cũng chỉ từ 20 – 25% là nên đi làm việc nước ngoài, còn lại chúng ta cần đóng góp vào sản xuất kinh doanh trong nước. Có lẽ đã đến lúc chúng ta phải xem lại chiến lược xuất khẩu lao động, có chọn lọc thị trường tốt và lao động có chất lượng. Số lượng đưa đi cũng nên giới hạn chứ không quá nhiều", ông Diệp nói.

Trao đổi về việc những trường hợp xuất khẩu lao động chui, trá hình du học, du lịch nổi lên gần đây, ông Diệp cho biết, phần lớn người lao động đều muốn đi qua các công ty xuất khẩu lao động nhưng có thể do không đủ điều kiện và phải học ngoại ngữ, yêu cầu có tay nghề nhất định, do đó, họ lựa chọn qua con đường du học.

Về phía đối tác, hiện Nhật Bản đã rà soát vấn đề này. Một số công ty du học của Việt Nam cũng đã bị đình chỉ với tư cách đứng ra bảo lãnh xin visa cho người lao động đi.

Việt Nam cũng đang rà soát lại các diện đi theo học bổng, du học sinh, nhằm không để lọt và làm biến tướng hình thức đi du học nhưng thực chất là đi xuất khẩu lao động.

Theo ông Diệp, thực tế là những biến tướng trên xuất phát từ một phần họ muốn giảm chi phí. Chẳng hạn đi Đài Loan bình thường mất khoảng 4.000 USD nhưng nếu đi “chui” qua du lịch có thể chỉ mất tiền vé máy bay, chi phí visa... Ngược lại, họ sẽ không được đào tạo, không có ngôn ngữ và đầy rủi ro.

Do vậy, đối với người lao động khi muốn đi làm việc ở nước ngoài phải nhận thức được những rủi ro có thể xảy ra và lựa chọn cách đi tốt nhất để được bảo vệ, không vi phạm pháp luật, không bị trục xuất về nước.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên chua xót bỏ nghề đi bán hàng online, đi xuất khẩu lao động: "Em sắp thoát rồi chị ạ!"

HUYÊN NGUYỄN |

Cận kề 20.11, cô giáo Dương Thị Phương Thảo nghẹn ngào chia tay một đồng nghiệp với hàng chục năm kinh nghiệm, đạt giáo viên giỏi cấp quận đã rời bục giảng đi xuất khẩu lao động vì không thể chịu được áp lực trong nghề với lương tháng chỉ 4,1 triệu đồng. 

Vụ "nữ giảng viên" bị tố ôm tiền xuất khẩu lao động bỏ trốn: Lãnh đạo Đại học Vinh bất ngờ tiết lộ thông tin sốc

QUANG ĐẠI |

Bà Nguyễn Thị Kim Liên (số nhà 269A Trần Phú- TX Hồng Lĩnh-Hà Tĩnh), người tự xưng là “giảng viên đại học” đang bị nhiều người vây đòi tiền du học - xuất khẩu lao động (XKLĐ) cho biết đang ở TPHCM để thu xếp trả nợ.

Không có giấy phép vẫn tư vấn, vẫn thu tiền người lao động

LÊ TUYẾT |

Để làm rõ khiếu nại của người lao động (NLĐ), sau nhiều lần hẹn, chúng tôi đã trao đổi trực tiếp với Giám đốc Chi nhánh Cty CP Phát triển Hợp tác Giáo dục quốc tế tại TPHCM (Gọi tắt Trung tâm IECD) Nguyễn Thị Kim Loan; trao đổi qua điện thoại với bà Nguyễn Thị Hương Lan (SĐT 0936…) - Chủ tịch HĐQT Cty (có trụ sở tại Hà Nội), và tìm hiểu tại cơ quan chức năng, thì được biết Trung tâm IECD chưa được Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM cấp phép hoạt động tư vấn giáo dục. Đơn vị này cũng không có chức năng hoạt động về xuất khẩu lao động.

Dự báo diễn biến nắng nóng và không khí lạnh trong tháng 3 năm nay

AN AN |

Cơ quan khí tượng cảnh báo không khí lạnh còn hoạt động mạnh trong những ngày đầu tháng 3 năm 2023, gây ra gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động trên các vùng biển.

Dân sống trong cảnh nhà cửa xập xệ vì dự án nhiều năm bất động

Hoài Luân |

Đã 4 năm nay, người dân trong vùng Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Ngô Mây nối dài (TP Quy Nhơn, Bình Định) phải sống trong cảnh lo lắng khi nhà cửa nứt nẻ, xập xệ nhưng không được sửa chữa vì dự án vẫn "nằm im bất động".

Chính thức đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội hưởng lương hưu

ANH THƯ |

Theo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội đang được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội lấy ý kiến, Bộ này đề xuất đóng bảo hiểm xã hội 15 năm trở lên đã được hưởng lương hưu.

Tiềm ẩn nguy cơ bị lừa khi sử dụng dịch vụ rút hộ bảo hiểm xã hội một lần

LƯƠNG HẠNH |

Cần tiền gấp khi thất nghiệp, nhiều người lao động tìm đến các hội, nhóm trên mạng xã hội để tìm kiếm cơ hội rút bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần nhanh nhất. Từ đó, các dịch vụ này bắt đầu nở rộ tiềm ẩn nguy cơ lừa đảo người lao động.

PODCAST - Truyện ngắn dự thi: Nắng qua kẽ lá

Nhóm PV |

Truyện ngắn dự thi:

Tiếng bác sĩ văng vẳng bên tai. Chị ôm bụng bầu năm tháng, ngã quỵ ngay trước sảnh. Lần thứ ba chị nghe tin dữ về đứa con của mình. Năm tháng, bụng đã rất to, đứa trẻ cũng đã cứng cáp nhiều. Chị cứ ngỡ lần này, mọi việc sẽ êm xuôi, hai vợ chồng vui vẻ chuẩn bị đón thiên thần đầu lòng. Nhưng ông trời, có lẽ đã không thương chị, không cho đứa trẻ được chào đời trong ngôi nhà ấy. Chị không thể khóc được nữa, hai đầu gối rung lên bần bật.

Giáo viên chua xót bỏ nghề đi bán hàng online, đi xuất khẩu lao động: "Em sắp thoát rồi chị ạ!"

HUYÊN NGUYỄN |

Cận kề 20.11, cô giáo Dương Thị Phương Thảo nghẹn ngào chia tay một đồng nghiệp với hàng chục năm kinh nghiệm, đạt giáo viên giỏi cấp quận đã rời bục giảng đi xuất khẩu lao động vì không thể chịu được áp lực trong nghề với lương tháng chỉ 4,1 triệu đồng. 

Vụ "nữ giảng viên" bị tố ôm tiền xuất khẩu lao động bỏ trốn: Lãnh đạo Đại học Vinh bất ngờ tiết lộ thông tin sốc

QUANG ĐẠI |

Bà Nguyễn Thị Kim Liên (số nhà 269A Trần Phú- TX Hồng Lĩnh-Hà Tĩnh), người tự xưng là “giảng viên đại học” đang bị nhiều người vây đòi tiền du học - xuất khẩu lao động (XKLĐ) cho biết đang ở TPHCM để thu xếp trả nợ.

Không có giấy phép vẫn tư vấn, vẫn thu tiền người lao động

LÊ TUYẾT |

Để làm rõ khiếu nại của người lao động (NLĐ), sau nhiều lần hẹn, chúng tôi đã trao đổi trực tiếp với Giám đốc Chi nhánh Cty CP Phát triển Hợp tác Giáo dục quốc tế tại TPHCM (Gọi tắt Trung tâm IECD) Nguyễn Thị Kim Loan; trao đổi qua điện thoại với bà Nguyễn Thị Hương Lan (SĐT 0936…) - Chủ tịch HĐQT Cty (có trụ sở tại Hà Nội), và tìm hiểu tại cơ quan chức năng, thì được biết Trung tâm IECD chưa được Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM cấp phép hoạt động tư vấn giáo dục. Đơn vị này cũng không có chức năng hoạt động về xuất khẩu lao động.