Dệt may Việt Nam: Tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Thuỳ Hương |

Cuộc chiến thương mại sẽ biến thành lợi thế với các doanh nghiệp chủ động và dự báo được trước biến động của thị trường.

Theo ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, hiện nay, có nhiều xung đột thương mại diễn ra giữa các nước, đặc biệt Mỹ - Trung, Mỹ- EU; Nhật Bản – Hàn Quốc, sẽ ảnh hưởng thương mại toàn cầu nói chung và trong đó có dệt may.

Chiến tranh thương mại tác động nhu cầu của các thị trường lớn. Khi Mỹ tăng thuế nhập khẩu hàng Trung Quốc vào Mỹ, hàng có khả năng đắt lên thì người dân Mỹ sẽ điều chỉnh sức mua. Tuy nhiên với ngành dệt may Việt Nam từ giữa năm 2018 đến nay, xuất khẩu vào Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn vẫn có mức tăng khá.

Sự tác động nhiều hơn là tác động về giá vì khi xung đột thương mại diễn ra, các nước đều có chính sách đối phó. Ví dụ Trung Quốc giảm giá đồng Nhân dân tệ tác động nhiều đến xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc. Hiện Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc lượng sợi lớn, mà đồng nội tệ Trung Quốc yếu thì chúng ta bị thua thiệt. Vừa rồi nhiều doanh nghiệp sợi khi xuất khẩu gặp khó khăn về nhu cầu và về giá.

Nhìn chung toàn ngành, từ đầu năm 2019 đến nay, kim ngạch xuất khẩu sợi phát triển âm, một số doanh nghiệp sợi thua lỗ. Nhập khẩu vải nhiều từ Trung Quốc thì đối với hàng nhập khẩu lại có lợi thế. Việc tác động rất đa chiều. Doanh nghiệp cần hết sức tỉnh táo, theo dõi sát cuộc xung đột thương mại để có ứng phó kịp thời. Chính sách khó lường, thay đổi liên tục, vì vậy cần theo dõi sát để có yếu tố kịp thời.

Ông Lương Hữu Lâm, Giám đốc thương hiệu của Tập đoàn Giovanni Group cho rằng, doanh nghiệp nhập nguyên phụ liệu như vải, phụ kiện… từ nước ngoài, đặc biệt là Ý. Khi tình hình kinh tế chính trị thế giới đang diễn ra phức tạp. Các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc có cuộc cạnh tranh thương mại lớn, ở Châu Âu thì cuộc khủng hoảng Brexit, khiến ngân hàng chung Châu Âu đang để mức lãi xuất tiền gửi là -0,5% và họ đang chủ động đặt ra "đồng euro yếu". Như vậy, đồng euro yếu đi là do chính sách của ngân hàng chung Châu Âu chứ không phải do đồng đô la mạnh lên.

"Chúng tôi nhập khẩu từ EU rất nhiều và sử dụng đồng euro. Chính điều này lại khiến cho doanh nghiệp của chúng tôi hưởng nhiều lợi thế, trong khi nhiều doanh nghiệp khác gặp khó khăn", ông Lâm cho biết.

Theo ông Lâm, khi có chiến tranh tiền tệ, các doanh nghiệp cần có dự trữ ngoại tệ, chủ động đồng tiền sử dụng.

Thuỳ Hương
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ: "Phải thay đổi tư duy để phát triển"

Cường Ngô |

Sáng 12.11, Báo Lao Động tổ chức Tọa đàm trực tuyến “Tiếp sức cho doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ", với mong muốn là diễn đàn cho các doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ và nhà quản lý, góp phần xây dựng chính sách hiệu quả hơn, thiết thực hiện, tạo nên những cú hích, sức bật mới cho các doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.

Tọa đàm trực tuyến: "Tiếp sức cho doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ"

NHÓM PV |

Tọa đàm "Tiếp sức cho doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ" do Báo Lao Động tổ chức, kỳ vọng sẽ có được những ý kiến chia sẻ thẳng thắn, đa chiều nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng, ý nghĩa của ngành Công nghiệp hỗ trợ, góp phần xây dựng chính sách hiệu quả hơn, thiết thực hiện, tạo nên những cú hích, sức bật mới cho các doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.

Doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ cần những "con chim đầu đàn"

Nhóm PV |

Phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là nền tảng, động lực cho sự phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam, đồng thời, tạo cầu nối, giúp doanh nghiệp CNHT tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ: "Phải thay đổi tư duy để phát triển"

Cường Ngô |

Sáng 12.11, Báo Lao Động tổ chức Tọa đàm trực tuyến “Tiếp sức cho doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ", với mong muốn là diễn đàn cho các doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ và nhà quản lý, góp phần xây dựng chính sách hiệu quả hơn, thiết thực hiện, tạo nên những cú hích, sức bật mới cho các doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.

Tọa đàm trực tuyến: "Tiếp sức cho doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ"

NHÓM PV |

Tọa đàm "Tiếp sức cho doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ" do Báo Lao Động tổ chức, kỳ vọng sẽ có được những ý kiến chia sẻ thẳng thắn, đa chiều nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng, ý nghĩa của ngành Công nghiệp hỗ trợ, góp phần xây dựng chính sách hiệu quả hơn, thiết thực hiện, tạo nên những cú hích, sức bật mới cho các doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.

Doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ cần những "con chim đầu đàn"

Nhóm PV |

Phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là nền tảng, động lực cho sự phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam, đồng thời, tạo cầu nối, giúp doanh nghiệp CNHT tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.