Đề xuất xây dựng chiến lược phát triển ngành thép

Cường Ngô |

Bộ Công Thương nhận định, ngành thép của Việt Nam hiện đang phụ thuộc lớn vào nguồn nhập khẩu, năng lực sản xuất của doanh nghiệp còn hạn chế. Vì vậy, Bộ này cho rằng: cần có chính sách đủ mạnh để thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp thép tạo nền tảng cơ bản cho công nghiệp hóa.

Phụ thuộc nguồn nhập khẩu

Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương cho biết, tính đến năm 2021, năng lực sản xuất phôi thép là 27 triệu tấn/năm; trong đó thép cuộn cán nóng (HRC) là 7-8 triệu tấn/năm.

Ngoài một số nhà máy xây dựng mới với công suất lớn như: Khu liên hợp Gang thép Hòa phát Dung Quất, Khu liên hợp gang thép Hưng Nghiệp Formosa, thép Nghi Sơn. Các nhà máy sản xuất phôi thép còn lại chủ yếu có công suất nhỏ, thiết bị lạc hậu.

Theo Bộ Công Thương, hiện nay, năng lực sản xuất thép còn nhiều hạn chế, chủ yếu là các sản phẩm chưa thể cung cấp đủ nhu cầu thép cho toàn bộ nền kinh tế; đặc biệt là thép hợp kim, Việt Nam chưa sản xuất được các loại thép đặc biệt.

Năng lực cạnh tranh của ngành thép Việt Nam được Bộ Công Thương nhìn nhận là khá thấp khi phần lớn các nguyên liệu đầu vào để sản xuất thép phải nhập khẩu.

"Ngành thép của Việt Nam cơ bản phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nước ngoài như: quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực graphite... nên khi giá các nguyên liệu đầu vào biến động sẽ làm giá thép thành phẩm trong nước cũng phải điều chỉnh theo thị trường thế giới", đại diện Bộ Công Thương nhấn mạnh.

Dự kiến trong năm 2022, Việt Nam phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu để sản xuất thép như quặng sắt cho các lò cao khoảng hơn 18 triệu tấn, thép phế khoảng 6-6,5 triệu tấn cho các lò điện, than mỡ luyện cốc khoảng 6,5 triệu tấn và điện cực graphite khoảng 10.000 tấn… với dự báo giá quặng sắt, thép phế, quặng nguyên liệu thô và than mỡ luyện cốc… vẫn duy trì ở mức cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất thép và thị trường thép trong nước.

Thị trường lớn

Theo Bộ Công Thương, dự báo sơ bộ, tổng nhu cầu thị trường các ngành chế tạo của Việt Nam giai đoạn đến 2030 có thể đạt tới 310 tỉ USD; trong đó nhu cầu thị trường từ cơ khí phục vụ công trình công nghiệp là 120 tỉ USD; cơ khí xây dựng, nông nghiệp, chế biến là 15 tỉ USD; giao thông đường sắt là 35 tỉ USD, tàu điện ngầm là 10 tỉ USD và ôtô là 120 tỉ USD.

"Đây sẽ là thị trường rất lớn cho ngành thép trong nước, đặc biệt là thép chế tạo, hợp kim chất lượng cao…", Bộ Công Thương nhận định, đồng thời cho biết, mặc dù, ngành thép có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Song, thời điểm hiện tại, không có chính sách đặc thù, riêng biệt để thúc đẩy, cũng như định hướng để phát triển ngành thép.

Sau khi quy hoạch ngành thép bãi bỏ theo quy định của Luật Quy hoạch năm 2017 và việc kiểm soát giá cũng được đưa ra khỏi danh mục hàng hóa kiểm soát theo quy định của Luật Giá năm 2012, nhà nước không có công cụ nên khó đảm bảo công tác quản lý nhà nước về ngành thép, không quản lý được năng lực sản xuất, cân đối cung - cầu sản phẩm ngành thép trong nước để cung cấp nguyên liệu, thúc đẩy các ngành công nghiệp mũi nhọn cũng như đảm bảo phát triển cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại hóa.

Để ngành thép phát triển bền vững và ổn định, Bộ Công Thương cho rằng, cần phải xây dựng chính sách đủ mạnh để thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp thép tạo nền tảng cơ bản cho công nghiệp hóa theo hướng hiện đại và bền vững.

Bộ Công Thương vạch ra hướng phát triển chi tiết hơn như để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo.

Thứ nhất với chủng loại HRC: trong giai đoạn tới cần phát triển đầu tư thêm các dự án sản xuất lớn. Đây là loại thép chiếm tỷ trọng lớn trong ngành chế biến chế tạo.

Thứ hai, với thép hợp kim và đặc biệt phục vụ ngành cơ khí, Việt Nam cần xây dựng các tổ hợp luyện kim có quy mô lớn; trong đó tập trung vào sản xuất các loại thép chế biến chế tạo có trình độ công nghệ, có dung lượng thị trường lớn để bước đầu làm chủ công nghệ sản xuất các loại thép chế biến chế tạo cơ bản.

Cuối cùng, Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ giao Bộ này xây dựng chiến lược phát triển ngành thép đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Mức thưởng Tết cao nhất của NLĐ ngành thép là hơn 80 triệu đồng

Hà Anh |

Nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần - 2022, Công đoàn Tổng Công ty Thép Việt Nam-CTCP đã tập trung chăm lo cho đoàn viên, người lao động.

Gánh chịu giá nguyên liệu đầu vào cao, ngành thép giảm lợi thế cạnh tranh?

Thế Lâm |

TPHCM - Từ nửa cuối tháng 10.2021, giá nguyên liệu thép nói chung liên tục giảm, trong đó giá thép cuộn cán nóng đã giảm khoảng 15% tính đến đầu tháng 11. Điều này được cho là sẽ khiến các doanh nghiệp thép Việt Nam bị giảm tính cạnh cạnh về giá bán thành phẩm.

HPG, HSG, NKG - mã chứng khoán ngành thép dự báo sắp đón "sóng thần"

Đức Mạnh |

Các mã chứng khoán ngành thép của Việt Nam đang được kì vọng bứt phá do được hưởng lợi nhờ tăng cường xuất khẩu. Ngành sản xuất thép tại Trung Quốc đang dần "ngấm đòn" với vấn nạn thiếu điện khiến sản xuất đình trệ.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Mức thưởng Tết cao nhất của NLĐ ngành thép là hơn 80 triệu đồng

Hà Anh |

Nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần - 2022, Công đoàn Tổng Công ty Thép Việt Nam-CTCP đã tập trung chăm lo cho đoàn viên, người lao động.

Gánh chịu giá nguyên liệu đầu vào cao, ngành thép giảm lợi thế cạnh tranh?

Thế Lâm |

TPHCM - Từ nửa cuối tháng 10.2021, giá nguyên liệu thép nói chung liên tục giảm, trong đó giá thép cuộn cán nóng đã giảm khoảng 15% tính đến đầu tháng 11. Điều này được cho là sẽ khiến các doanh nghiệp thép Việt Nam bị giảm tính cạnh cạnh về giá bán thành phẩm.

HPG, HSG, NKG - mã chứng khoán ngành thép dự báo sắp đón "sóng thần"

Đức Mạnh |

Các mã chứng khoán ngành thép của Việt Nam đang được kì vọng bứt phá do được hưởng lợi nhờ tăng cường xuất khẩu. Ngành sản xuất thép tại Trung Quốc đang dần "ngấm đòn" với vấn nạn thiếu điện khiến sản xuất đình trệ.