Đề xuất tiếp tục xuất khẩu gạo: Lượng gạo dự trữ trong nước dồi dào

Phạm Dung - Cường Ngô |

Liên quan đến đề xuất của Bộ Công Thương và các bộ ngành liên quan về việc tiếp tục xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp khẳng định, nguồn cung gạo trong nước dồi dào, không chỉ đủ dự trữ trong nước mà còn dư để xuất khẩu.

Doanh nghiệp thiệt hại nặng nếu dừng xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương vừa đề xuất Thủ tướng Chính phủ tiếp tục xuất khẩu gạo trở lại nhưng kiểm soát chặt số lượng theo từng tháng, trước mắt là tháng 4 và 5. Bộ Công Thương đưa ra kiến nghị trên sau khi làm việc, khớp lại số liệu với các doanh nghiệp xuất khẩu, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và các bộ, ngành liên quan như Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Tổng cục Hải quan.

Cụ thể, tổng lượng gạo xuất khẩu trong tháng 4 và 5 là 800.000 tấn, sau khi đã trữ 300.000 tấn vào kho dự trữ quốc gia và 400.000 tấn giữ lại phòng tình huống có thể xảy ra trong 2 tháng tới. So với cùng kỳ năm 2019, lượng gạo được phép xuất khẩu 2 tháng tới giảm 40% và khoảng 36% so với giai đoạn 2018.

Nói về đề xuất này của Bộ Công Thương, nhiều doanh nghiệp, chuyên gia bày tỏ sự đồng tình. Theo đó, tính đến ngày 27.3, tổng lượng hợp đồng khối doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã ký nhưng chưa giao hàng là 1,574 triệu tấn gạo (theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam - VFA), Trong đó, phải giao từ nay đến 31.5 là 1,385 triệu tấn. Lượng gạo hiện có trong kho của doanh nghiệp hội viên (60/92 hội viên) là 7,651 triệu tấn.

Như vậy, chỉ tính riêng các doanh nghiệp hội viên của VFA, nếu tuân thủ nghiêm túc chỉ đạo “không ký hợp đồng mới” của Thủ tướng Chính phủ, lượng gạo dư vào thời điểm đến ngày 31.5 khoảng 200.000 tấn.

Đánh giá lượng thóc gạo còn tồn trong dân và trong doanh nghiệp là khá lớn (riêng trong kho của các hội viên VFA là 1.651 triệu tấn), các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ cân nhắc thêm về giải pháp, theo hướng vừa bảo đảm được an ninh lương thực quốc gia, nhưng vừa giảm thiểu gián đoạn cho chuỗi sản xuất lúa gạo.

Theo ông Nguyễn Tiến Vượng  - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, Công ty Cổ phần (Hapro) - hiện tại, các hợp đồng đã ký của doanh nghiệp là hơn 3.000 tấn với các đối tác nước ngoài nên doanh nghiệp mong Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện các hợp đồng đã ký. Bởi nếu dừng hoạt động xuất khẩu lúc này, doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại nặng nề.

Chuyên gia Nguyễn Đình Bích nêu quan điểm - không có cơ sở để dừng xuất khẩu gạo. Trong bối cảnh dịch bệnh, có thể sẽ xảy ra tình trạng thiếu lương thực cục bộ do người dân tích trữ. Tuy nhiên khi tính toán, cân đối giữa cung cầu, chuyên gia này cho rằng không thể xảy ra tình trạng thiếu gạo.

“Mỗi người 1 tháng có nhu cầu 7kg gạo, dù có mua tích trữ thì số gạo đó vẫn còn đó để dùng dần, chứ không thể tiêu thụ hết trong ngày” - chuyên gia này phân tích.

Cũng theo ông Bích, nếu dừng xuất khẩu gạo trong giai đoạn này có thể làm ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi gạo đang được giá. Thêm vào đó, việc tạm dừng xuất khẩu còn ảnh hưởng đến uy tín của các doanh nghiệp, với các đối tác nước ngoài, các đơn hàng đã có sẵn.

Tính toán “xuất khẩu gạo” thế nào?

Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ: Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Dự trữ Nhà nước khẩn trương mua đủ số lượng lương thực dự trữ theo kế hoạch được giao;

Chỉ cho phép xuất khẩu gạo qua cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy, đường hàng không), nơi đã có đủ trang thiết bị kết nối mạng để Tổng cục Hải quan có thể theo dõi và phản ảnh theo thời gian thực.

Bộ Công Thương chỉ đạo Tổng cục Quản lý thị trường; Bộ Quốc phòng chỉ đạo lực lượng Biên phòng tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ để phòng ngừa, xử lý nghiêm hành vi buôn lậu gạo qua biên giới.

20 doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất phải ký thỏa thuận với ít nhất là 1 hệ thống siêu thị về việc bảo đảm cung cấp lượng dự trữ lưu thông 5% khi được yêu cầu. Trường hợp không thực hiện theo thỏa thuận, đã được nhắc nhở nhưng không khắc phục, Bộ Công Thương được quyền thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp.

Bộ Công Thương tổng hợp, đăng tải công khai trên website của bộ địa điểm mà doanh nghiệp xuất khẩu gạo lưu giữ lượng dự trữ lưu thông 5% và giao Sở Công Thương các tỉnh, thành phố giám sát, kiểm tra. Trường hợp phát hiện doanh nghiệp khai báo không trung thực, cho phép Bộ Công Thương thu hồi Giấy chứng nhận của đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp.

Ông Nguyễn Tiến Vượng cho Lao Động biết, ông đồng ý với phương án này, bởi, hiện nay, Hapro đã dự trữ trên 1.000 tấn gạo với thị trường nội địa. Cùng với các hệ thống siêu thị khác, doanh nghiệp này tự tin đáp ứng được nhu cầu của người dân, chuẩn bị sẵn sàng trong trường hợp dịch bệnh có thể kéo dài.

“Từ xưa đến nay, chúng tôi chưa cần chờ chỉ đạo của các bộ ngành chức năng đã hệ thống bán lẻ đã có dự trữ riêng cho phần nội địa. Với chủ trương lưu giữ lượng dự trữ lưu thông 5% tại các siêu thị, Hapro hoàn toàn chấp hành” - ông Vượng cho hay.

Trao đổi với Báo Lao Động, đại diện truyền thông Tập đoàn Masan cho biết, đã chỉ đạo Công ty VinCommerce - công ty con của Tập đoàn Masan kết hợp với Tổng Công ty Lương thực miền Bắc đảm bảo cung cấp đầy đủ gạo cho nhu cầu thiết yếu của người dân tại 63 tỉnh thành thông qua Hệ thống hơn 3.000 siêu thị và cửa hàng VinMart, VinMart+.

Bà Trần Kim Nga - Giám đốc Đối ngoại Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam - cho hay: Trong giai đoạn sắp tới, chúng tôi tiếp tục làm việc với nhà cung cấp trên toàn quốc, nông dân tại nhiều địa phương ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long... đảm bảo dự trữ đủ gạo và một số hàng thiết yếu trên toàn hệ thống.

Phạm Dung - Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Hải Phòng chuẩn bị 15.000 tấn gạo sẵn sàng cung cấp cho người dân

Đặng Luân |

Với tổng lượng gạo dự trữ tại Hải Phòng là 15.000 tấn, chưa tính các nguồn dự trữ khác, lãnh đạo Thành uỷ Hải Phòng khẳng định người dân không cần tích trữ thực phẩm quá nhiều trong dịch COVID-19.

Bạc Liêu: Dự trữ 1.200 tấn gạo, đảm bảo đủ cung cấp các loại hàng hóa

NHẬT HỒ |

Trước thông tin từ 0h ngày 1.4 thực hiện cách ly toàn xã hộiđể phòng ngừa dịch bệnh COVID-19, các công ty lương thực trên địa bàn Bạc Liêu cho biết hiện đang dự trữ trên 1.200 tấn gạo, đủ cung cấp cho nhu cầu của người dân trong tỉnh. Hệ thống các siêu thị đảm bảo đủ nguồn hàng hóa thiết yếu, nhu yếu phẩm.

Bộ Công Thương lại đề xuất Thủ tướng cho xuất khẩu gạo trở lại

Khánh Vũ |

Bộ Công Thương lại có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo kết quả rà soát, đánh giá về tình hình sản xuất lương thực, nhu cầu tiêu dùng trong nước; đồng thời đề nghị Thủ tướng cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo.

Ghé thăm thiên đường độc đáo dành cho mèo tại Malaysia

Tuấn Đạt |

Thiên đường của loài mèo ở thành phố Kuching (Malaysia) được dự kiến sẽ là điểm đến ưa chuộng của du khách vào dịp Tết Nguyên đán.

Cửa ngõ TPHCM tấp nập người dân về miền Tây đón Tết

THANH VŨ - NGỌC LÊ |

TPHCM - Ngày 20.1 (29 Tết Âm lịch), các cửa ngõ về miền Tây nơi thông thoáng, chỗ tấp nập người dân về quê đón Tết Nguyên đán.

Phương Tây mệt mỏi với tình hình Ukraina?

Khánh Minh |

Thủ tướng Ba Lan cảnh báo các nhà lãnh đạo phương Tây đừng nên mệt mỏi với tình hình Ukraina.

Trung Quốc công bố phát hiện mới về bí mật của Vạn Lý Trường Thành

Ngọc Vân |

Trung Quốc tiết lộ thêm nhiều bí mật của Vạn Lý Trường Thành - hàng trăm cánh cửa giấu kín.

Huỳnh Như trải lòng khi đón Tết phương xa

Thanh Vũ |

Huỳnh Như đã có những tâm sự với Báo Lao Động trong năm thứ 2 không được đón Tết cùng gia đình.

Hải Phòng chuẩn bị 15.000 tấn gạo sẵn sàng cung cấp cho người dân

Đặng Luân |

Với tổng lượng gạo dự trữ tại Hải Phòng là 15.000 tấn, chưa tính các nguồn dự trữ khác, lãnh đạo Thành uỷ Hải Phòng khẳng định người dân không cần tích trữ thực phẩm quá nhiều trong dịch COVID-19.

Bạc Liêu: Dự trữ 1.200 tấn gạo, đảm bảo đủ cung cấp các loại hàng hóa

NHẬT HỒ |

Trước thông tin từ 0h ngày 1.4 thực hiện cách ly toàn xã hộiđể phòng ngừa dịch bệnh COVID-19, các công ty lương thực trên địa bàn Bạc Liêu cho biết hiện đang dự trữ trên 1.200 tấn gạo, đủ cung cấp cho nhu cầu của người dân trong tỉnh. Hệ thống các siêu thị đảm bảo đủ nguồn hàng hóa thiết yếu, nhu yếu phẩm.

Bộ Công Thương lại đề xuất Thủ tướng cho xuất khẩu gạo trở lại

Khánh Vũ |

Bộ Công Thương lại có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo kết quả rà soát, đánh giá về tình hình sản xuất lương thực, nhu cầu tiêu dùng trong nước; đồng thời đề nghị Thủ tướng cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo.