Đề xuất thay đổi biểu giá điện sinh hoạt: Còn bao nhiêu bậc thì dân có lợi?

CAO NGUYÊN |

Mặc dù đưa ra nhiều kịch bản thay đổi biểu giá bậc thang điện sinh hoạt nhưng Bộ Công Thương đề xuất chọn phương án giá điện 5 bậc thang với lý do là mức tăng giá điện giữa các bậc ở mức hợp lý; đảm bảo toàn bộ số hộ có mức sử dụng điện dưới 700 kWh (chiếm 98,2% tổng số hộ) có mức tiền điện không tăng hoặc giảm khi áp dụng biểu giá điện mới.

Nhiều thay đổi

Bộ Công Thương chính thức có văn bản về việc lấy ý kiến các bộ, ngành nhằm hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.

Theo đó, Bộ Công Thương đưa các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt gồm 1, 3, 4 và 5 bậc. Cụ thể, phương án 1 bậc có giá bằng mức giá điện bình quân hiện hành cho sinh hoạt là 1.897 đồng/kWh. Với phương án này, tính toán cho thấy tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ 201 kWh/tháng trở lên (khoảng 6,7 triệu hộ) tiền điện phải trả giảm từ 8.000 đồng đến 330.000 đồng/hộ/tháng. Trong khi đó, hộ sử dụng dưới 201 kWh/tháng (khoảng 18,6 triệu hộ) tiền điện trả tăng từ 17.000 đồng đến 36.000 đồng/hộ/tháng. Số tiền ngân sách hỗ trợ cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội tăng lên do giá điện của bậc 1 được điều chỉnh tăng.

Phương án 2 còn 3 bậc (thay vì 6 bậc như hiện nay). Trong đó, giá điện bậc 1 (từ 0-100 kWh), bậc 2 từ 101-400 kWh và bậc 3 từ 401 kWh trở lên. Theo phương án này, tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ 301 kWh/tháng trở lên (khoảng 3,1 triệu hộ) phải trả giảm từ 45.000 đồng đến 62.000 đồng/hộ/tháng; trong khi đó, hộ sử dụng dưới 301 kWh/tháng (khoảng 22,3 triệu hộ), tiền điện phải trả tăng từ 4.000 đồng đến 30.000 đồng/hộ/tháng.

Với phương án 3 thì cơ cấu biểu giá điện sinh hoạt bao gồm 4 bậc. Trong đó, giá điện bậc 1 từ 0-100 kWh, bậc 2 từ 101-300 kWh, bậc 3 từ 301-600 kWh và bậc 4 từ 601 kWh trở lên. Theo phương án này, các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ 51-100, 201-300 và 301-400 kWh/tháng (khoảng 10,3 triệu hộ) thì tiền điện phải trả giảm, nhiều nhất là giảm 32.000 đồng/hộ/tháng. Còn hộ sử dụng từ 0-50, 101- 200 và từ 401 kWh/tháng trở lên (khoảng 15,3 triệu hộ) tiền điện phải trả tăng từ 1.000 đồng đến 105.000 đồng/hộ/tháng.

Ưu tiên phương án nhiều bậc

Phương án 4 là biểu giá điện gồm 5 bậc. Tuy nhiên, với phương án này, cơ quan soạn thảo đưa ra 2 kịch bản khác nhau. Kịch bản 1 là giá điện sinh hoạt bao gồm 5 bậc thang, trong đó giá điện bậc 1 (cho 0-100 kWh) giữ như mức giá bậc 1 theo biểu giá hiện hành, bậc 2 từ 101-200 kWh, bậc 3 từ 201-400 kWh, bậc 4 từ 401-700 kWh và bậc 5 từ 701 kWh trở lên. Bản chất kịch bản này là giảm từ 6 bậc như hiện nay xuống còn 5 bậc thông qua việc ghép các bậc lại với nhau để tăng khoảng cách mức tiêu thụ điện giữa các bậc và nới rộng khoảng cách mức của bậc cao hơn nhằm phản ánh tình hình thực tế tiêu thụ điện.

Tuy nhiên, tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ 701 kWh/tháng trở lên (khoảng 0,5 triệu hộ, chiếm 1,8% tống số hộ) phải trả tăng thêm 29.000 đồng/hộ/tháng.

Kịch bản 1 được Bộ Công thương ưu tiên.
Kịch bản 1 được Bộ Công thương ưu tiên.

Kịch bản 2 của phương án này là giá bán lẻ điện bình quân cho sinh hoạt không đổi; gộp bậc 1 và bậc 2 với giá điện giữ nguyên theo bậc 1 nhằm đảm bảo ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội không thay đổi; phần doanh thu thiếu được bù vào bậc trên 700 kWh; giá điện của bậc 201-400 kWh được gộp theo giá bình quân của bậc 4 (201-300 kWh) và bậc 5 (từ 301-400 kWh) của giá điện cũ. Kịch bản này sẽ khiến tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ 200-300 kWh/tháng và từ 701 kWh/tháng trở lên phải trả tăng thêm khoảng từ 6.000 - 14.000 đồng/hộ/tháng.

Sau khi phân tích các phương án, Bộ Công Thương đề xuất chọn phương án giá điện 5 bậc thang theo kịch bản 1 với lý do là mức tăng giá điện giữa các bậc ở mức hợp lý; đảm bảo toàn bộ số hộ có mức sử dụng điện dưới 700 kWh (chiếm 98,2% tổng số hộ) có mức tiền điện không tăng hoặc giảm khi áp dụng biểu giá điện mới.

Theo Bộ Công Thương các biểu giá điện nêu trên đảm bảo nguyên tắc hiệu quả sản xuất kinh doanh; thuận lợi cho hộ sử dụng điện cũng như thuận lợi cho quản trị doanh nghiệp.

Ngoài ra, đảm bảo nâng cao tính công khai, minh bạch trong việc thực hiện giá bán điện; khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và công bằng xã hội; khắc phục được tình trạng hóa đơn tiền điện biến động trong những tháng đổi mùa.

CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Tiến trình cổ phần hoá EVN, PVN và các "ông lớn" lĩnh vực năng lượng

Phạm Dung - Tuấn Anh |

Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lược quốc gia của Việt Nam tới năm 2030, tầm nhìn 2045 đã đặt mục tiêu xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó cổ phần các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong lĩnh vực năng lượng là một phần trong việc thu hút khu vực tư nhân. Liên quan đến việc cổ phần hóa tập đoàn năng lượng lớn, Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh.

EVNNPT đầu tư 18.550 tỉ đồng triển khai các dự án truyền tải điện

T.H |

Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) cho biết năm 2020, Tổng Cty có kế hoạch đầu tư với tổng giá trị 18.550 tỉ đồng, gồm 13.703 tỉ đồng đầu tư thuần và 4.846 tỉ đồng trả nợ gốc, lãi vay. Với số vốn đầu tư này, Tổng Cty sẽ khởi công 38 dự án; hoàn thành và đưa vào vận hành 53 dự án truyền tải điện từ 220 - 500 kV.

EVNNPT tiếp tục thực hiện Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2017 - 2020

Hoàng Dũng |

Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) cho biết, năm nay, Tổng công ty tập trung triển khai thực hiện các chương trình, giải pháp đã đề ra trong Chiến lược phát triển EVNNPT giai đoạn 2019 - 2020 ; đồng thời hoàn thành thực hiện Đề án Sắp xếp, tái cơ cấu EVNNPT giai đoạn 2017 - 2020 đã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phê duyệt.

Những món ăn đặc sắc của người Hoa ở Chợ Lớn, TPHCM

Phạm Công Luận |

Ẩm thực Hoa là thế giới đa dạng, đậm đà bản sắc từng dân tộc trong cộng đồng người Hoa sống tại Việt Nam. Đã vậy, qua hàng trăm năm ở đây, các món ăn cũng đã có điều chỉnh, gia giảm trong cách chế biến để thích nghi với nguồn nguyên liệu nhiệt đới có sẵn, chiều chuộng khẩu vị của khách…

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Những bản hợp đồng bom tấn tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Trước thềm mùa giải mới V.League 2023, các câu lạc bộ như Công an Hà Nội, Nam Định hay Thanh Hoá hoạt động rất tích cực trên thị trường chuyển nhượng với những bản hợp đồng "bom tấn" chất lượng.

Chứng khoán: Tiếp tục tăng lên ngưỡng kháng cự 1.100 điểm

Gia Miêu |

Việc thị trường vượt vùng tích lũy có thể là tín hiệu kỹ thuật khiến dòng tiền quay lại thị trường chứng khoán.

Tiến trình cổ phần hoá EVN, PVN và các "ông lớn" lĩnh vực năng lượng

Phạm Dung - Tuấn Anh |

Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lược quốc gia của Việt Nam tới năm 2030, tầm nhìn 2045 đã đặt mục tiêu xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó cổ phần các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong lĩnh vực năng lượng là một phần trong việc thu hút khu vực tư nhân. Liên quan đến việc cổ phần hóa tập đoàn năng lượng lớn, Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh.

EVNNPT đầu tư 18.550 tỉ đồng triển khai các dự án truyền tải điện

T.H |

Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) cho biết năm 2020, Tổng Cty có kế hoạch đầu tư với tổng giá trị 18.550 tỉ đồng, gồm 13.703 tỉ đồng đầu tư thuần và 4.846 tỉ đồng trả nợ gốc, lãi vay. Với số vốn đầu tư này, Tổng Cty sẽ khởi công 38 dự án; hoàn thành và đưa vào vận hành 53 dự án truyền tải điện từ 220 - 500 kV.

EVNNPT tiếp tục thực hiện Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2017 - 2020

Hoàng Dũng |

Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) cho biết, năm nay, Tổng công ty tập trung triển khai thực hiện các chương trình, giải pháp đã đề ra trong Chiến lược phát triển EVNNPT giai đoạn 2019 - 2020 ; đồng thời hoàn thành thực hiện Đề án Sắp xếp, tái cơ cấu EVNNPT giai đoạn 2017 - 2020 đã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phê duyệt.