Đề xuất lập tổ hợp tín dụng 300.000 tỉ đồng hỗ trợ doanh nghiệp

MINH QUÂN |

TS Nguyễn Trí Hiếu (kiều bào Mỹ) đề xuất lập tổ hợp tín dụng 300.000 tỉ đồng hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và khắc phục tác động của đại dịch COVID-19.

Ngày 30.10, Bộ Ngoại giao và UBND TPHCM phối hợp tổ chức Hội nghị “Kiều bào đóng góp ý kiến về chuyển đổi số và khắc phục tác động của đại dịch COVID-19 để phát triển kinh tế Việt Nam”.

Tại hội nghị, TS Nguyễn Trí Hiếu (kiều bào Mỹ) cho rằng nền kinh tế Việt Nam phải trở thành nền kinh tế kỹ thuật số theo đúng xu hướng của thế giới để không ở lại đằng sau trong tiến trình của trạng thái bình thường mới của cả thế giới. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần được cung cấp một nguồn vốn cần thiết.

Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, trong khi các doanh nghiệp bị tác động hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp bởi tình hình dịch bệnh trên thế giới và Việt Nam, thì ngành ngân hàng nổi lên như là một lãnh vực kinh doanh tương đối khả quan, tính thanh khoản tốt và lợi nhuận cao.

"Với những ưu thế này, ngành ngân hàng cần tham gia tích cực vào việc cung cấp vốn cho các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang bị tác động bởi đại dịch COVID-19" - ông Hiếu nói.

TS Nguyễn Trí Hiếu (thứ 2 từ trái qua) đề xuất lập tổ hợp tín dụng 300.000 tỉ đồng hỗ trợ doanh nghiệp.  Ảnh: Minh Quân
TS Nguyễn Trí Hiếu (thứ 2 từ trái qua) đề xuất lập tổ hợp tín dụng 300.000 tỉ đồng hỗ trợ doanh nghiệp. Ảnh: Minh Quân

TS Nguyễn Trí Hiếu đề xuất Chính phủ cần đưa ra một kế hoạch chỉ đạo ngân hàng Nhà nước thành lập một Tổ hợp Tín dụng. Tất cả các ngân hàng đều phải tham dự vào tổ hợp này, với tỉ lệ tham gia tương đương 3-3,5%/tổng dư nợ của mỗi ngân hàng.

“Tổng dư nợ của nền kinh tế hiện nay là 8,7 triệu tỉ đồng, nếu tham gia với tỉ lệ 3- 3,5% hệ thống ngân hàng sẽ có một tổ hợp tín dụng khoảng 300.000 tỉ đồng, cũng tương tự gói 300.000 tỉ đồng các ngân hàng đã triển khai trước đó” – ông Hiếu đề xuất.

GS Trần Ngọc Anh (kiều bào Mỹ) chỉ ra sự thay đổi công nghệ dẫn đến tự động hóa thay thế lao động đang mở ra cơ hội tiến nhanh vào công nghệ mới. Bên cạnh đó, chiến tranh công nghệ gay gắt cùng với làn sóng nhà đầu tư rời Trung Quốc, sắp xếp lại chuỗi cung ứng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 cũng mở ra nhiều cơ hội mới cho Việt Nam. “Chúng tôi thống kê có 20 lĩnh vực sản xuất công nghiệp Việt Nam có thế mạnh tiếp cận, thu hút đầu tư như điện, cơ khí, thiết bị văn phòng, thiết bị vi tính,…" - GS Trần Ngọc Anh nói.

Trước đó, báo cáo tại hội nghị, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết, dưới tác động của dịch COVID-19, lần đầu tiên kinh tế thành phố tăng trưởng dưới 1,2%.

Ngoài ra, lần đầu tiên có trên 29.000 doanh nghiệp ở TPHCM giải thể và tạm ngưng hoạt động với số vốn đăng ký kinh doanh giảm hơn 149.000 tỉ đồng và làm giảm đi doanh số hoạt động sản xuất kinh doanh hơn 25.000 tỉ đồng. Trong đó, du lịch là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh, hơn 1.300 doanh nghiệp lữ hành bị sụt giảm số lượng hành khách lẫn doanh thu.

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong phát biểu tại hội nghị.  Ảnh: Minh Quân
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Minh Quân

Lãnh đạo TPHCM mong muốn các chuyên gia, trí thức, doanh nhân kiều bào thảo luận sâu hơn các giải pháp phát triển TPHCM trong trạng thái bình thường mới, nhất là tận dụng lượng kiều hối hằng năm gửi về TPHCM khoảng 5 tỉ USD để phát triển kinh tế. Đồng thời, thảo luận kỹ các giải pháp để mời gọi các doanh nhân kiều bào đầu tư nhiều hơn nữa vào TPHCM, hiện nay mới chỉ có 564 dự án với tổng mức đầu tư hơn 180 triệu USD.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

80% doanh nghiệp không tiếp cận được các gói hỗ trợ COVID lần 1

Hải Linh |

Khảo sát doanh nghiệp về thực trạng nhận các gói hỗ trợ COVID-19 lần 1 do trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố sáng nay cho thấy 80% doanh nghiệp không nhận được các gói hỗ trợ của Chính phủ; tính minh bạch của một số gói hỗ trợ rất đáng quan ngại.

Cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch: Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu kinh tế

Nhóm phóng viên |

Các biện pháp nới lỏng tiền tệ, tài khóa, tăng chi tiêu Chính phủ và hỗ trợ tài chính trực tiếp tới người dân đang được triển khai hiện nay có tác động tích cực hỗ trợ doanh nghiệp và người sản xuất tồn tại trong giai đoạn trước mắt dưới ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 gây ra. Còn về lâu dài, doanh nghiệp và người sản xuất đang mong chờ những giải pháp hỗ trợ dài hơi hơn...

Đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID-19: Quyết liệt hỗ trợ doanh nghiệp, chặn đà suy giảm

Đặng Tiến |

Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh quý I/2020 vừa được Bộ Công Thương công bố cho thấy, hàng loạt ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam đang trong tình trạng suy giảm đáng báo động vì chịu tác động kéo dài của đại dịch COVID-19. Trước thực trạng này, Chính phủ và các bộ, ngành đang vào cuộc quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ cùng các chính sách an sinh xã hội, các gói hỗ trợ hàng chục ngàn tỉ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua đại dịch...

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

80% doanh nghiệp không tiếp cận được các gói hỗ trợ COVID lần 1

Hải Linh |

Khảo sát doanh nghiệp về thực trạng nhận các gói hỗ trợ COVID-19 lần 1 do trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố sáng nay cho thấy 80% doanh nghiệp không nhận được các gói hỗ trợ của Chính phủ; tính minh bạch của một số gói hỗ trợ rất đáng quan ngại.

Cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch: Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu kinh tế

Nhóm phóng viên |

Các biện pháp nới lỏng tiền tệ, tài khóa, tăng chi tiêu Chính phủ và hỗ trợ tài chính trực tiếp tới người dân đang được triển khai hiện nay có tác động tích cực hỗ trợ doanh nghiệp và người sản xuất tồn tại trong giai đoạn trước mắt dưới ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 gây ra. Còn về lâu dài, doanh nghiệp và người sản xuất đang mong chờ những giải pháp hỗ trợ dài hơi hơn...

Đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID-19: Quyết liệt hỗ trợ doanh nghiệp, chặn đà suy giảm

Đặng Tiến |

Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh quý I/2020 vừa được Bộ Công Thương công bố cho thấy, hàng loạt ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam đang trong tình trạng suy giảm đáng báo động vì chịu tác động kéo dài của đại dịch COVID-19. Trước thực trạng này, Chính phủ và các bộ, ngành đang vào cuộc quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ cùng các chính sách an sinh xã hội, các gói hỗ trợ hàng chục ngàn tỉ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua đại dịch...