Đề xuất hỗ trợ tiền mặt để kích cầu tiêu dùng nội địa

Đặng Chung |

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, bộ đã báo cáo Chính phủ xây dựng Chương trình phục hồi và phát triển thị trường lao động đi đôi với vấn đề an sinh xã hội. Một trong những nội dung của chương trình là đề xuất tập trung hỗ trợ tiền mặt cho một số đối tượng để góp phần phục hồi, kích cầu tiêu dùng.

Các gói hỗ trợ đã phát huy hiệu quả

Giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu quan tâm trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội chiều 8.11, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã nhấn mạnh đến hiệu quả của chính sách an sinh xã hội, đề xuất các giải pháp trong thời gian tới.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, thời gian vừa qua, chúng ta luôn luôn kiên định nguyên tắc phát triển kinh tế đi đôi với đảm bảo tiến bộ công bằng xã hội, không hy sinh công bằng xã hội để phát triển kinh tế đơn thuần.

Hệ thống an sinh xã hội cơ bản đáp ứng được các nhu cầu và thực hiện quyền an sinh của người dân, tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế và chỉ số phát triển con người của chúng ta tăng trưởng nhanh.

“Hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam từng bước hình thành ba chức năng cơ bản là phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro”-  Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định.

Về những băn khoăn liên quan đến các gói hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, Bộ trưởng Dung cho hay, chúng ta đã tương đối chủ động, làm bài bản và thực hiện theo lộ trình, đi đôi với xử lý linh hoạt các phát sinh, các tình huống cụ thể.

“Chẳng hạn như đối với người yếu thế, ngay từ đầu chúng ta chủ động ban hành Nghị định 20 thay thế Nghị định 136, trong đó nâng mức hỗ trợ bình quân cho người yếu thế. Cá biệt có những đối tượng nâng mức hỗ trợ lên 100%... Ngoài ra, chúng ta đang tiến hành điều chỉnh các chính sách tiền lương đối với hưu trí, quan tâm đến lực lượng hưu trí trước năm 1995. Đồng thời quan tâm đến lực lượng, nhân viên y tế đang ở tuyến đầu chống dịch”- Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thông tin.

Bộ trưởng Dung cũng khẳng định, các gói hỗ trợ, tuy còn nhiều hạn chế khuyết điểm nhưng đã cho thấy kết quả, hiệu quả bước đầu. Chẳng hạn, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP và Nghị quyết số 154/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Đây là gói hỗ trợ đầu tiên với kinh phí 62.000 tỉ đồng, đã thực hiện được hơn 33.000 tỉ đồng cho gần 14,5 triệu đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

Nghị quyết thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, cũng đã rà soát hỗ trợ 363.000 người sử dụng lao động, hỗ trợ tiền kết dư từ quỹ bảo hiểm cho hơn 8 triệu người lao động.

Tập trung hỗ trợ tiền mặt cho một số đối tượng

Về vấn đề thiếu lao động để đáp ứng yêu cầu mở cửa của nền kinh tế, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, nhờ việc thực hiện mục tiêu “thích ứng linh hoạt, hiệu quả, kiểm soát dịch COVID-19”, thị trường lao động đang tiến triển rất khả quan.

Hiện nay, việc phục hồi sản xuất trong các khu công nghiệp, chế xuất từ 50-80%, số lao động trở lại làm việc đã đạt từ 70-75%. Cá biệt có địa phương hơn 90%. “Như vậy, về cung-cầu, đáp ứng các đơn hàng, chúng ta còn thiếu lực lượng lao động nhưng không đến mức trầm trọng”- Bộ trưởng Dung khẳng định.

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng đưa ra dự báo, hết quý IV/2021, đầu quý II/2022, nếu dịch bệnh không diễn biến phức tạp, thì thị trường lao động sẽ phục hồi như bình thường. Đồng thời, bộ cũng đã báo cáo Chính phủ để xây dựng chương trình phục hồi và phát triển thị trường lao động đi đôi với vấn đề an sinh xã hội, với hai giai đoạn: Phục hồi và bứt phá.

Trong đó, tập trung hỗ trợ tiền mặt cho một số đối tượng, lực lượng lao động để góp phần phục hồi, kích cầu tiêu dùng. Ngoài ra, hỗ trợ hộ kinh doanh, người lao động vay vốn ưu đãi để duy trì phát triển sản xuất, giải quyết việc làm.

Nâng cao hiệu quả ứng dụng về dịch vụ công việc làm, đổi mới cung cầu lao động, phát triển lao động nông thôn, hỗ trợ đào tạo đào tạo lại cho người lao động... Đặc biệt sẽ tập trung chăm lo cho người lao động, thực hiện chính sách về nhà ở xã hội cho công nhân để ổn định, yên tâm lao động sản xuất.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Đại biểu Quốc hội đau lòng khi nhiều cán bộ y tế vướng vòng lao lý

Đặng Chung |

Bày tỏ sự đau lòng khi thời gian qua có nhiều nhân viên, cán bộ y tế bị xử lý hành chính, thậm chí hình sự liên quan đến công tác đấu thầu, mua sắm vật tư y tế, Đại biểu Quốc hội kiến nghị trong tương lai cần tạo môi trường để cán bộ y tế phát triển y đức, "lấp" lỗ hổng hành lang pháp lý để ngăn chặn những sự việc tương tự xảy ra.

Kích cầu tiêu dùng nội địa - mũi nhọn để khôi phục kinh tế: Du lịch nội địa - Tận dụng những cơ hội nhỏ nhất

Anh Huy |

Chưa bao giờ ngành du lịch, ngành kinh tế tổng hợp, tạo sinh kế cho hàng triệu người lại lâm vào tình cảnh tiêu điều, khốn khó như hiện nay. Trong bối cảnh cả nước bước vào giai đoạn thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP về Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” nhằm thực hiện mục tiêu kép bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân song song với khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, ngành du lịch đã có điều kiện cần để bắt đầu quá trình phục hồi.

Kích cầu tiêu dùng nội địa - mũi nhọn để khôi phục kinh tế

ĐÌNH TRƯỜNG |

Để đạt chỉ tiêu tăng trưởng năm 2021 từ 3,5% - 4% như dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì ngoài hai mũi nhọn là tăng cường, kiểm soát đầu tư công và xuất khẩu thì một mũi nhọn rất quan trọng là kích cầu tiêu dùng nội địa với thị trường hấp dẫn 100 triệu dân. Trong đó kích cầu hàng hoá nội địa, dịch vụ nội địa và du lịch nội địa chính là những giải pháp để góp phần đảm bảo tăng trưởng bền vững.

Bài 1: Kích cầu tiêu dùng rất cần chính sách đột phá

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Đại biểu Quốc hội đau lòng khi nhiều cán bộ y tế vướng vòng lao lý

Đặng Chung |

Bày tỏ sự đau lòng khi thời gian qua có nhiều nhân viên, cán bộ y tế bị xử lý hành chính, thậm chí hình sự liên quan đến công tác đấu thầu, mua sắm vật tư y tế, Đại biểu Quốc hội kiến nghị trong tương lai cần tạo môi trường để cán bộ y tế phát triển y đức, "lấp" lỗ hổng hành lang pháp lý để ngăn chặn những sự việc tương tự xảy ra.

Kích cầu tiêu dùng nội địa - mũi nhọn để khôi phục kinh tế: Du lịch nội địa - Tận dụng những cơ hội nhỏ nhất

Anh Huy |

Chưa bao giờ ngành du lịch, ngành kinh tế tổng hợp, tạo sinh kế cho hàng triệu người lại lâm vào tình cảnh tiêu điều, khốn khó như hiện nay. Trong bối cảnh cả nước bước vào giai đoạn thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP về Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” nhằm thực hiện mục tiêu kép bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân song song với khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, ngành du lịch đã có điều kiện cần để bắt đầu quá trình phục hồi.

Kích cầu tiêu dùng nội địa - mũi nhọn để khôi phục kinh tế

ĐÌNH TRƯỜNG |

Để đạt chỉ tiêu tăng trưởng năm 2021 từ 3,5% - 4% như dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì ngoài hai mũi nhọn là tăng cường, kiểm soát đầu tư công và xuất khẩu thì một mũi nhọn rất quan trọng là kích cầu tiêu dùng nội địa với thị trường hấp dẫn 100 triệu dân. Trong đó kích cầu hàng hoá nội địa, dịch vụ nội địa và du lịch nội địa chính là những giải pháp để góp phần đảm bảo tăng trưởng bền vững.

Bài 1: Kích cầu tiêu dùng rất cần chính sách đột phá