Đề xuất Chính phủ lập quỹ bảo lãnh cho vay 100.000 tỉ để "cứu" doanh nghiệp

Cường Ngô |

Liên minh doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam vừa có kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính lập Quỹ bảo lãnh cho vay, với hạn mức 100.000 tỉ đồng, để hỗ trợ, bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp và không cần tài sản đảm bảo là bất động sản.

Kiến nghị lập Quỹ bảo lãnh cho doanh nghiệp SME

Liên minh Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) vừa có thư kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ để xin triển khai các chính sách hỗ trợ trong giai đoạn khó khăn.

Theo liên minh này, trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã có nhiều chính sách để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Song, việc triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đang gặp nhiều thách thức.

Theo đó, các cơ chế chưa có tiền lệ trước đây về điều kiện cho vay đối với doanh nghiệp đã khiến các ngân hàng, tổ chức tài chính e dè, hạn chế hoặc né tránh việc cho vay.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp đề xuất Thủ tướng Chính phủ dành cơ chế hỗ trợ khẩn cấp trong tình huống đặc biệt này, giúp cho các doanh nghiệp SME vượt qua giai đoạn khó khăn. Việc hỗ trợ sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng vận hành trở lại, tiếp tục đóng góp cho ngân sách, duy trì đời sống cho người lao động.

Doanh nghiệp SME kiến nghị lập quỹ bảo lãnh cho vay 100.000 tỉ đồng. Ảnh: Vinatex
Doanh nghiệp SME kiến nghị lập quỹ bảo lãnh cho vay 100.000 tỉ đồng. Ảnh: Vinatex

Cụ thể, doanh nghiệp kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính lập Quỹ bảo lãnh cho doanh nghiệp SME với hạn mức 100.000 tỉ đồng để hỗ trợ, bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp và không cần tài sản đảm bảo là bất động sản.

Doanh nghiệp được bảo lãnh tín dụng cần hoạt động tốt trước khi dịch xảy ra, có báo cáo tài chính lành mạnh. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải có hợp đồng, đơn hàng xuất nhập khẩu hoặc bán hàng trong vòng 6 tháng tới.

Thực hiện các giải pháp quan trọng hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp

Trao đổi với Lao Động, bà Phạm Chi Lan - nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, đối với những doanh nghiệp bị tổn thương nặng nề trong đợt dịch COVID-19 lần thứ tư, khi mở cửa lại các hoạt động kinh tế, Chính phủ nên có những chính sách "bù đắp".

Bởi trong đại dịch, mặc dù phải đóng cửa nhà máy, nhưng họ vẫn duy trì một phần lương để giữ chân người lao động, vẫn phải trả các chi phí cố định.

"Bù đắp bằng việc giảm thuế, giãn thuế không chỉ từ giờ đến cuối năm 2021 mà sang nửa đầu năm 2022. Hỗ trợ cho doanh nghiệp để họ phục hồi, phát triển trong điều kiện mới, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động" - bà Lan nói.

Theo vị chuyên gia kinh tế, ngoài những giải pháp như giãn thuế, giảm thuế, giảm tiền thuê đất, tiền điện nước (Chính phủ đã làm-PV) thì nên thực hiện tiếp các giải pháp quan trọng như hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp.

"Đối với những doanh nghiệp không còn nguồn lực, thì khi tái khởi động sản xuất kinh doanh, họ rất khó để tiếp cận vốn từ ngân hàng, nhất là các ngân hàng thương mại vì không đáp ứng được các điều kiện vay vốn từ ngân hàng.

Chính phủ cũng không thể dùng "mệnh lệnh" hành chính, yêu cầu ngân hàng phải làm thế này thế kia hỗ trợ doanh nghiệp được. Tôi cho rằng, Chính phủ nên chi ra một khoản bảo lãnh vay cho doanh nghiệp để họ có nguồn lực phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh" - bà Lan cho hay.

Cũng theo bà Lan, đối với những dự án đầu tư công chưa quá cần thiết thì nên xem xét tạm ngưng một thời gian, dùng tiền đó để "cứu" doanh nghiệp, giúp họ phục hồi. Khi doanh nghiệp đã hồi phục khả năng sản xuất, họ sẽ bù đắp lại cho Chính phủ. Từ đó, Chính phủ có thể khôi phục lại các dự án đầu tư công.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Nhiều doanh nghiệp ở TPHCM tăng tốc ngay sau nới lỏng giãn cách

Huân Cao |

Từ ngày 1.10, TPHCM nới lỏng giãn cách xã hội, nhiều doanh nghiệp đã bắt tay ngay vào sản xuất, kinh doanh và mở rộng hoạt động trên tinh thần "sản xuất phải an toàn".

Sửa đổi luật đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư dự án bất động sản

Ánh Hồng |

Trong thời gian vừa qua đã có rất nhiều cơ quan truyền thông, báo chí thông tin về chỉ đạo sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư 2020 (sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở 2014) của Thủ tướng Chính phủ. Đây là thông tin được rất nhiều doanh nghiệp bất động sản hoan nghênh và mong chờ, vì việc sửa đổi nội dung của Luật Đầu tư nêu trên sớm được Quốc hội thông qua sẽ tháo gỡ được các khó khăn, bế tắc của các doanh nghiệp đất động sản gặp phải trong quá trình thực hiện đầu tư dự án nhà ở thương mại.

Các doanh nghiệp và địa phương có 100 ngày chạy nước rút

Lê Thanh Phong |

9 tháng đầu năm, có 85,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, giảm 13,6%; nhưng số rút khỏi thị trường chiếm tới 90,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 15,3% so với cùng kỳ.

Lý giải đề xuất sửa đổi, cập nhật gần 400 tên đường ở TPHCM

HUYÊN NGUYỄN (thực hiện) |

Thống kê gần 400 tên đường bị sai, trùng tên, tên không có ý nghĩa lịch sử - văn hoá… tại TPHCM nhận được nhiều tranh luận, trong đó không ít ý kiến lo ngại các thủ tục rắc rối, tốn kém nếu điều chỉnh. Phóng viên Báo Lao Động có cuộc trao đổi với PGS.TS Tôn Nữ Quỳnh Trân – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Phát triển (CEFURDS), Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu đề án “Công tác đặt đổi tên đường và công trình công cộng tại TPHCM – Khảo sát thực trạng và giải pháp đến năm 2020” để hiểu rõ hơn về những đề xuất điều chỉnh này.

Khởi tố 14 người thuộc Chi cục đăng kiểm đường thuỷ ở TPHCM, Vũng Tàu

ANH TÚ - NGỌC ÁNH |

TPHCM - Sáng ngày 17.2, Công an TPHCM đã tổ chức họp báo, cung cấp thêm một số thông tin mới nhất liên quan đến các trung tâm đăng kiểm có xảy ra sai phạm trong thời gian vừa qua trên địa bàn TPHCM và các tỉnh.

Những quán ăn Hà Nội chẳng khác nào nhà hàng mậu dịch

Chí Long |

Tới các quán ăn này, du khách như ngược dòng thời gian trở về thời "ông bà ta" với khung cảnh xưa cũ, tem phiếu, sổ gạo thời bao cấp, sử dụng vật trang trí như đèn bấc, xe đạp Phượng Hoàng, ăn cơm độn khoai, cà muối.

Kiểm định cầu Nhật Tân, Thanh Trì cùng lúc có gây khó khăn cho người dân?

PHẠM ĐÔNG |

Nhiều ý kiến lo ngại việc kiểm định cùng lúc hai cầu Thanh Trì và cầu Nhật Tân sẽ không phù hợp và gây khó cho giao thông, vận tải hàng hóa. Tuy nhiên, các đơn vị chức năng sẽ linh động, nếu ùn tắc kéo dài sẽ mở rào để phương tiện lưu thông.

Phó Giám đốc Công an Hà Tĩnh: Vi phạm mua sắm trang thiết bị giáo dục ở Hà Tĩnh rất lớn

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Chiều 16.2, phóng viên Báo Lao Động đã trực tiếp gặp Đại tá Nguyễn Thanh Liêm - Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh để nắm bắt thông tin về vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Hà Tĩnh mà Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh đã khởi tố.

Nhiều doanh nghiệp ở TPHCM tăng tốc ngay sau nới lỏng giãn cách

Huân Cao |

Từ ngày 1.10, TPHCM nới lỏng giãn cách xã hội, nhiều doanh nghiệp đã bắt tay ngay vào sản xuất, kinh doanh và mở rộng hoạt động trên tinh thần "sản xuất phải an toàn".

Sửa đổi luật đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư dự án bất động sản

Ánh Hồng |

Trong thời gian vừa qua đã có rất nhiều cơ quan truyền thông, báo chí thông tin về chỉ đạo sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư 2020 (sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở 2014) của Thủ tướng Chính phủ. Đây là thông tin được rất nhiều doanh nghiệp bất động sản hoan nghênh và mong chờ, vì việc sửa đổi nội dung của Luật Đầu tư nêu trên sớm được Quốc hội thông qua sẽ tháo gỡ được các khó khăn, bế tắc của các doanh nghiệp đất động sản gặp phải trong quá trình thực hiện đầu tư dự án nhà ở thương mại.

Các doanh nghiệp và địa phương có 100 ngày chạy nước rút

Lê Thanh Phong |

9 tháng đầu năm, có 85,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, giảm 13,6%; nhưng số rút khỏi thị trường chiếm tới 90,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 15,3% so với cùng kỳ.