Để giảm phí logistics, cần giải quyết tình trạng vô cảm, vô lý, vô trách nhiệm và vô thời hạn

KH |

Đã đến lúc tìm mọi cách để giảm chi phí vận tải, chi phí logistic là yêu cầu mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đưa ra khi kết luận hội nghị toàn quốc về logistics. Thủ tướng cho rằng, cần giải quyết tình trạng vô cảm, vô lý, vô trách nhiệm và vô thời hạn để xoá bỏ các bất cập, giúp các sản phẩm Việt Nam ra thị trường có tính cạnh tranh cao.

Phát biểu kết luận hội nghị về logistics hôm nay, 16.4, Thủ tướng cho rằng tổ chức hội nghị thì phải có sản phẩm, kết quả cụ thể. Bên cạnh việc nâng cao nhận thức về vấn đề mới mẻ này thì sau hội nghị sẽ có Chỉ thị về phát triển logistics.

Thủ tướng nêu rõ, chi phí logistics ở Việt Nam còn quá cao, khó cạnh tranh, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế mạnh mẽ.

Phát huy tối đa lợi thế vị trí địa lý chiến lược, tăng cường kết nối để đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics quan trọng của khu vực. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics.

Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ, kiến tạo môi trường thuận lợi cho nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics, một khâu yếu của nền kinh tế Việt Nam.

Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu phát triển dịch vụ logistics đến năm 2025 tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 8%-10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15%-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên.

Thủ tướng cho rằng, cần quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống để tạo chuyển biến tình hình dịch vụ logistics. Đặc biệt, xây dựng đội ngũ doanh nghiệp để làm tốt dịch vụ này.

Cổng Thông tin thương mại của Việt Nam phải duy trì hoạt động tốt hơn nữa để tăng cường tính cạnh tranh, phát triển dịch vụ logistics. Áp dụng quản lý rủi ro chuyên ngành là điều rất cần thiết với tinh thần hậu kiểm hơn là tiền kiểm, kiểm tra rủi ro chứ không phải kiểm tra đồng loạt.

Cần có chương trình hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics hết sức cụ thể ở từng ngành, nhất là ngành giao thông vận tải và công thương với 5 nhóm nhiệm vụ chính gồm: Hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics; hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics; nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ; phát triển thị trường dịch vụ logistics; đào tạo, nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực.

Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT, Bộ Công Thương và các bộ, ngành, địa phương, tiếp thu ý kiến, khẩn trương giải quyết các kiến nghị của các hiệp hội, các doanh nghiệp vận tải, logistics, cắt giảm ngay các thủ tục không cần thiết, triển khai các nhiệm vụ trong đó cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm.

Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải 10 nhiệm vụ, Bộ Công Thương 7 nhiệm vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 3 nhiệm vụ, 2 nhiệm vụ đối với Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…

Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải và Văn phòng Chính phủ tổng hợp và tiếp thu tối đa các ý kiến của các cơ quan, các đại biểu tại hội nghị để đưa vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ để phát triển logistics Việt Nam ngang tầm khu vực và thế giới.

KH
TIN LIÊN QUAN

Logistics oằn mình cõng phí: Điều gì “thổi” chi phí vận tải lên cao?

KHÁNH HOÀ |

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chi phí vận tải chiếm khoảng 59% chi phí logistics của Việt Nam và chi phí này hiện đang rất cao mà nguyên nhân không chỉ do vấn đề “tiêu cực phí”. Các chuyên gia cũng như các bộ, ngành đều thừa nhận hoạt động vận tải tại Việt Nam đang có nhiều bất cập khiến năng lực của cả hệ thống chưa cao.

Logistics oằn mình cõng phí: Thủ phạm là BOT và “phí bôi trơn”

LINH ANH - KHÁNH HÒA |

Mỗi năm doanh nghiệp phải bỏ ra tới 28,3 triệu ngày công với chi phí 14.300 tỉ đồng cho việc kiểm tra chuyên ngành. Điều này góp phần khiến chi phí logistics ở Việt Nam tăng rất cao. Ngoài ra những tác nhân còn lại, chính là phí BOT và tiêu cực phí mà ở đây có thể hiểu là “phí bôi trơn” khi thông quan.

Logistics - Những bất thường và trả giá

GS TSKH Lã Ngọc Khuê |

Dù được các chuyên gia cảnh báo từ lâu, nhưng mãi tới 2014, khi Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra con số thống kê, chi phí Logistics ở Việt Nam cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực, người ta mới bừng tỉnh và nghiêm túc hơn trong việc kiếm tìm những đối sách ngõ hầu tiết giảm được tổn thất không đáng có của nền kinh tế do Logistics gây ra.

Nhà giàu Ấn Độ thuê trọn một resort ở Hạ Long để tổ chức siêu đám cưới

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Một siêu đám cưới, với sự tham gia của khoảng 400 người được cho là thuộc giới thượng lưu của Ấn Độ, sẽ được tổ chức tại Hạ Long trong vài ngày tới. Trong thời gian ở Hạ Long, đoàn khách này cũng sẽ có một ngày trải nghiệm trên vịnh Hạ Long.

Dự báo diễn biến thời tiết đáng chú ý nhất trong tháng 2 năm 2023

AN AN |

Theo nhận định của cơ quan khí tượng, trong tháng 2.2023, miền Bắc sẽ ghi nhận thời tiết mưa phùn nồm ẩm trong nửa đầu tháng. Nửa cuối tháng 2 khả năng vẫn còn không khí lạnh mạnh tác động.

Thuê nhà rồi cho thuê lại: Kênh đầu tư tiềm năng nhưng cũng đầy rủi ro

ANH HUY |

Thuê nhà rồi cho thuê lại là hình thức kinh doanh dành cho những nhà đầu tư vốn mỏng nhưng muốn có thu nhập đều đặn. Đây được xem là kênh đầu tư tiềm năng, song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu người kinh doanh không cẩn trọng.

Hoàng Anh Gia Lai chờ đợi gì khi kiện VPF?

AN NGUYÊN |

Việc Hoàng Anh Gia Lai nộp đơn kiện VPF chưa hẳn sẽ mang đến nhiều lợi ích cho đội bóng phố núi dù họ có thắng kiện đi nữa.

Cuộc chiến giành thị phần của các công ty chứng khoán

Gia Miêu |

Doanh thu môi giới giảm ở hầu hết công ty chứng khoán trong bối cảnh thị trường chung thu hẹp.

Logistics oằn mình cõng phí: Điều gì “thổi” chi phí vận tải lên cao?

KHÁNH HOÀ |

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chi phí vận tải chiếm khoảng 59% chi phí logistics của Việt Nam và chi phí này hiện đang rất cao mà nguyên nhân không chỉ do vấn đề “tiêu cực phí”. Các chuyên gia cũng như các bộ, ngành đều thừa nhận hoạt động vận tải tại Việt Nam đang có nhiều bất cập khiến năng lực của cả hệ thống chưa cao.

Logistics oằn mình cõng phí: Thủ phạm là BOT và “phí bôi trơn”

LINH ANH - KHÁNH HÒA |

Mỗi năm doanh nghiệp phải bỏ ra tới 28,3 triệu ngày công với chi phí 14.300 tỉ đồng cho việc kiểm tra chuyên ngành. Điều này góp phần khiến chi phí logistics ở Việt Nam tăng rất cao. Ngoài ra những tác nhân còn lại, chính là phí BOT và tiêu cực phí mà ở đây có thể hiểu là “phí bôi trơn” khi thông quan.

Logistics - Những bất thường và trả giá

GS TSKH Lã Ngọc Khuê |

Dù được các chuyên gia cảnh báo từ lâu, nhưng mãi tới 2014, khi Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra con số thống kê, chi phí Logistics ở Việt Nam cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực, người ta mới bừng tỉnh và nghiêm túc hơn trong việc kiếm tìm những đối sách ngõ hầu tiết giảm được tổn thất không đáng có của nền kinh tế do Logistics gây ra.