Để có nhiều hơn 4 tỉ phú USD người Việt

LINH ANH |

Lần đầu tiên, tạp chí danh tiếng Forbes đã xác nhận Việt Nam có 4 tỉ phú USD. Trước đó, 2 người có tên là ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO Vietjet Air và mới đây là 2 nhân vật: Ông Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát và ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Tập đoàn Thaco. Điều quan trọng là giá trị của những tỉ phú USD này không phải là họ có bao nhiêu tiền, mà là những đóng góp của họ cho nền kinh tế, cho cộng đồng xã hội, tạo ra những niềm tin mới trong kinh doanh. Cần làm gì để Việt Nam không chỉ có 4 tỉ phú, mà sẽ phải có nhiều hơn trong tương lai gần...

Khẳng định chủ trương phát triển kinh tế tư nhân là kịp thời, đúng đắn

Trước năm 2013, trong bảng danh sách những người giàu nhất hành tinh mà Forbes công bố hằng năm, ở hàng ngũ “tỉ phú”, VN không có đại diện nào góp mặt trong khi Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia đã góp mặt nhiều anh tài.

Sau 5 năm, Việt Nam có 4 tỉ phú, bắt đầu là Phạm Nhật Vượng. Đó là con số tăng trưởng đáng kinh ngạc và khẳng định việc chủ trương tạo ra môi trường thuận lợi trong kinh doanh để phát triển kinh tế tư nhân, đặc biệt là việc hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân là chủ trương đúng và có hiệu quả.

Để trở thành một tỉ phú USD cần một quá trình tích lũy, bên cạnh những nỗ lực của doanh nghiệp và từng cá nhân không thể không kể đến sự đồng hành của Chính phủ trong việc tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, đồng hành cùng doanh nghiệp, tháo bỏ những rào cản, “nhổ hết đinh dưới thảm” trong kêu gọi đầu tư. Điển hình là Nghị quyết 35 của Chính phủ ban hành tháng 5.2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến 2020. Đây được coi một xung lực mới, tạo đà phát triển kinh tế, đặc biệt là với những tập đoàn kinh tế tư nhân vốn có nội lực lớn như: Vin Group, Vietjet Air, Thaco Trường Hải và Hòa Phát Group.

Năm 2017 tiếp tục đánh dấu những mốc son bằng việc ra đời nghị quyết TW5 với quan điểm chỉ đạo xuyên suốt: “Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế” và “Kinh tế tư nhân được phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, có đủ khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu”.

Tháng 9.2017, tại cuộc gặp gỡ với 14 chủ tịch, tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế tư nhân và các chuyên gia kinh tế hàng đầu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã liên tiếp đặt ra những câu hỏi “Vì sao kinh tế tư nhân ở Việt Nam chưa phát triển? Do môi trường kinh doanh hay thuế khoá, lao động...? Nhà nước phải làm gì trong giai đoạn hiện nay? Nút thắt ở đây là gì?” và Thủ tướng đề nghị: “Các vị hãy đưa ra những vấn đề cần tháo gỡ để kinh tế tư nhân phát triển. Từ tiếng nói này chúng tôi sẽ hình thành chính sách, định hướng để tiếp tục tạo ra khung pháp lý, môi trường kinh doanh để doanh nghiệp tư nhân phát triển đúng hướng; ngày càng nhiều tập đoàn lớn mạnh cùng khối doanh nhỏ và vừa”.

Hàng loạt các chính sách được đưa ra theo phương châm 10 chữ “kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả” mà đích đến chính là tạo môi trường ổn định để các thành phần của nền kinh tế phát triển. Gần nhất là chỉ thị của Thủ tướng (ban hành ngày 6.3.2018) về đẩy mạnh và hỗ trợ doanh nghiệp, nhấn mạnh vào 3 mục tiêu chính: “Tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp về thuế; Hỗ trợ doanh nghệp về ứng dụng khoa học công nghệ; thành lập đường dây nóng xử lý những khó khăn cho doanh nghiệp”.

Vai trò thủ lĩnh

Bàn về câu chuyện giá trị mà những tập đoàn kinh tế tư nhân Việt mang lại trong sự phát triển chung, TS Trần Ðình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - cho rằng: “Những tập đoàn mạnh sẽ định hình chân dung kinh tế quốc gia, là trụ cột để các doanh nghiệp nhỏ và vừa liên kết, tạo thành lực lượng doanh nghiệp Việt Nam đúng nghĩa. Thay vì “cào bằng” nguồn lực, Chính phủ cần tập trung nhiều cho những tập đoàn đóng vai trò “đầu tàu”, trụ cột phát triển chuỗi giá trị trong các ngành, lĩnh vực. Doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn là vệ tinh trong chuỗi giá trị chắc chắn cũng sẽ được hưởng lợi nhờ sự kết nối phát triển với các tập đoàn”.

Nhìn lại 4 gương mặt tỉ phú Forbes công bố, rõ ràng là 4 thủ lĩnh của khối kinh tế tư nhân ở 4 lĩnh vực do họ nắm giữ. Họ là những tỉ phú của nền sản xuất thực, tạo ra những chuyển biến thực tế dòng chảy kinh tế. Đó là tỉ phú Phạm Nhật Vượng với mô hình hệ sinh thái Vingroup có hạt nhân là lĩnh vực đầu tư bất động sản rồi dần lan sang lĩnh vực y tế với hệ thống Vinmec, lĩnh vực giáo dục với hệ thống Vinscholl, hệ thống siêu thị Vinmart và gần đây được nhắc tới nhiều khi mở rộng sang lĩnh vực sản xuất ôtô với thương hiệu Vinfast và gần nhất đã được Thủ tướng chấp nhận mở hệ thống trường Đại học VinUni. Đó là ông Trần Đình Long với câu chuyện sản xuất thép với công nghệ mới mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Đó là CEO Nguyễn Thị Phương Thảo của Vietjet Air gắn liền với khái niệm hàng không giá rẻ mang lại giấc mơ “được bay” đối với những người có thu nhập thấp và Trần Bá Dương tiên phong trong lắp ráp ôtô để người sự dụng không quá phụ thuộc vào những chiếc ôtô nhập khẩu giá cao.

Thực tế đây cũng là triết lý của các thủ lĩnh trong kinh doanh là mang lại những giá trị, lợi nhuận cho 3 đối tượng: Làm giàu cho bản thân; mang lại những giá trị cho cộng đồng, xã hội và đóng góp và sự phát triển của đất nước. Thành công của họ, rõ ràng đã sẵn sự lan tỏa, tạo bản lĩnh cho những tập đoàn kinh tế khác, những doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn thực hiện ước mơ trở nên hùng mạnh, trở thành những “tỉ phú” USD.

Nâng cao bản lĩnh thương hiệu Việt

Sự có mặt của 4 cái tên là tỉ phú USD trong bản danh sách Fober không chỉ đánh bóng thương hiệu cho các cá nhân, cho tập đoàn mà là cộng đồng doanh nghiệp Việt nói chung trong sự khẳng định đã đủ nội lực tham gia và quá trình hội nhập. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng và các Hiệp định kinh tế tự do, gần nhất là CPTPP sẽ được ký kết ngày 8.3.

Đánh giá về khả năng, bà Nguyễn Phương Thảo nhận định: “Chúng tôi đã chứng minh khả năng cạnh tranh toàn cầu và sẵn sàng hội nhập, đồng thời thúc đẩy phát triển toàn ngành hàng không, kết nối các doanh nghiệp, xây dựng chuỗi cung ứng, đào tạo nhân lực kỹ thuật cao, bảo dưỡng kỹ thuật, dịch vụ mặt đất, logistics...”. Trong khi đó, với Thaco đã xác định chiến lược là trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành của Việt Nam mang tầm khu vực ASEAN trong đó sản xuất kinh doanh ôtô là chủ lực như khẳng định của ông Trần Bá Dương: “Đối với Thaco, hội nhập ASEAN 2018 vừa là thách thức nhưng cũng là một cơ hội lớn khi mà nền kinh tế Việt Nam hội nhập với chính sách và lộ trình hợp lý cho từng ngành nghề để doanh nhân và doanh nghiệp Việt từng bước cạnh tranh một cách sòng phẳng với các doanh nghiệp ở khu vực và trên thế giới”.

Sẽ có thêm nhiều tỉ phú USD nữa

Trở lại câu nói của Thủ tướng với những lãnh đạo của 14 tập đoàn kinh tế tư nhân lớn trong cuộc gặp năm 2017 cho thấy quyết tâm của Chính phủ và người đứng đầu Chính phủ trong việc phát triển lĩnh vực kinh tế quan trọng này.

Rõ ràng khi tháo gỡ những “nút thắt” “điểm nghẽn” cho các tập đoàn kinh tế lớn thì những doanh nghiệp tư nhân khác cũng được hưởng lợi từ những chính sách này. Đó là câu chuyện tạo dựng được môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, bình đẳng và an toàn cho doanh nghiệp phát triển; hoặc chính sách cắt giảm điều kiện kinh doanh, miễn giảm thuế. Một nghị định ra đời, ví dụ như Nghị định 116 ra đời cách đây không lâu về siết chặt các tiêu chuẩn đối với xe nhập khẩu, như về xuất xứ, kiểu loại, mức độ khí thải, an toàn giao thông... thì không thể nói là “cơ chế riêng” để bảo hộ Thaco hay tương lai là Vinfast mà là vì cái chung, vì cả ngành công nghiệp ôtô Việt. Tham vọng của Chính phủ trong việc xây dựng và ban hành Nghị định 116 đã nhiều lần được khẳng định là nhằm phát triển ngành ôtô Việt Nam. Đằng sau các quy định chặt chẽ, các tiêu chuẩn cao là những cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp có tâm huyết phát triển công nghiệp ôtô thực sự, làm ăn bài bản, nâng cao tỉ lệ nội địa hoá, tạo việc làm.

Việt Nam sẽ có thêm nhiều tỉ phú USD nữa trong tương lai. Đó không còn là chuyện xa vời. Cùng sự bứt phá của các doanh nghiệp Việt, sự đồng hành, hỗ trợ của Chính phủ ngày càng cải thiện môi trường kinh doanh thì nói như chia sẻ của TS Nguyễn Đình Thiên: “Sẽ chữa được căn bệnh “ngại lớn” của doanh nghiệp, giúp họ có thêm khát khao và động lực phấn đấu, vươn mình trở thành những tập đoàn kinh tế hùng mạnh, đủ sức lực để kéo kinh tế đất nước vững bước tiến về phía trước”. 

Tải sản của tỉ phú USD người Việt thế nào?

Theo tính toán của Forbes, tới hết ngày 7.3.2018, tổng tài sản của ông Trần Đình Long là 1,33 tỉ USD, xếp thứ 1.833 trong bảng danh sách những người giàu nhất hành tinh.

Tính tới ngày 7.3, tổng tài sản của ông Trần Bá Dương và gia đình, theo Forbes, là 1,76 tỉ USD, xếp thứ 1.433 trong bảng danh sách những người giàu nhất trên phạm vi toàn cầu.

Hai tỉ phú USD người Việt khác đã có mặt trong bảng danh sách Forbes từ trước đó là ông Phạm Nhật Vượng, tính tới 7.3 có tài sản 5,2 tỉ USD, xếp thứ 400. Còn bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO Vietjet có tài sản 3,4 tỉ USD, xếp 716.

LINH ANH
TIN LIÊN QUAN

Ôtô nhập khẩu vào Việt Nam tăng liên tục trong 5 năm qua

Anh Tuấn |

Lượng ôtô nhập khẩu nguyên chiếc ước tính đạt mức tăng trưởng 76% so với quý I/2022, trong khi đó, dây chuyền lắp ráp xe nội địa lại sụt giảm năng suất.

Ông Trump bị truy tố ảnh hưởng gì tới việc tái tranh cử tổng thống Mỹ

Ngọc Vân |

Mặc dù ông Donald Trump bị đại bồi thẩm đoàn truy tố nhưng vẫn có thể tranh cử tổng thống Mỹ năm 2024.

Rà soát, khắc phục trường hợp sai lệch dữ liệu mã định danh cá nhân

PHẠM ĐÔNG |

Đối với các trường hợp sai lệch dữ liệu giữa hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Bộ Công an đã phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện đối chiếu, cập nhật, đồng bộ dữ liệu, số hóa dữ liệu hộ tịch điện tử.

Hải Phòng: Phát triển khu du lịch Đồ Sơn thành trung tâm du lịch quốc tế

Băng Tâm |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 323/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung TP.Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, quy hoạch mạng lưới du lịch Hải Phòng đáp ứng cho 40 triệu lượt khách.

Tranh của danh họa Nam Sơn được bán đấu giá 5 tỉ đồng tại Pháp

Huyền Chi |

Bức  tranh "Chân dung mẹ tôi" của họa sĩ Nguyễn Nam Sơn đã được nhà đấu giá Art research Paris bán thành công với giá 200.000 Euro (5,1 tỉ đồng).

Hà Nội: Những ngôi nhà siêu mỏng, siêu méo vẫn tồn tại

Thái Mạnh |

Việc các ngôi nhà siêu mỏng, siêu méo tiếp tục tồn tại trên địa bàn thành phố Hà Nội đang làm xấu bộ mặt đô thị, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho các hộ dân cũng như vi phạm quy định xây dựng. 

Buổi sáng yên bình của thung lũng Pù Luông

Vân Hoa |

Dưới những nếp nhà sàn đơn sơ giữa thung lũng Pù Luông xanh mát, đàn ông đan lát, phụ nữ dệt cửi, sống đời dung dị yên bình.

Chuẩn hóa thông tin thuê bao: Loại bỏ SIM rác quấy rầy người dân

NHÓM PV |

Trong nỗ lực giúp kiểm soát và ngăn chặn việc sử dụng sim không chính chủ, Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thông báo về việc sẽ tiến hành khóa các sim điện thoại di động chưa được chuẩn hóa sẽ bị khóa 1 chiều sau này 31.3 và có thể sẽ bị khóa 2 chiều sau ngày 15.4.