TRƯỚC NGUY CƠ KHÁT NƯỚC:

ĐBSCL lại “khát” biện pháp khả thi

LỤC TÙNG |

ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ khát nước. Điều này khiến ĐBSCL không chỉ đối mặt với thách thức trong sản xuất lúa gạo, cá tôm mà còn là nguy cơ sạt lở, sụp lún. Nhưng đáng lo hơn là đến nay, ĐBSCL lại thiếu biện pháp cải thiện bền vững. 

Đó là nội dung chính của Hội thảo khởi động dự án (DA) Thí điểm mô hình sinh kế dựa vào nước lũ nhằm hỗ trợ chiến lược trữ nước lũ cho ĐBSCL do Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) cùng 3 tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang tổ chức tại Đồng Tháp vào cuối tuần qua.

Vùng sông nước... khát nước

Ông Andrew Wyatt - Quản lý Chương trình ĐBSCL của IUCN - cho biết, sau 11 năm (2000-2011), trữ lượng nước lũ tổng cộng ở vùng ĐBSCL đã giảm đi phân nửa. Cụ thể, tại 2 vùng trữ lũ tự nhiên là Đồng Tháp Mười (ĐTM), Tứ giác Long Xuyên (TGLX), tổng diện tích ngập lũ giảm lần lượt là 45.000ha và 110.000ha. Theo ông Wyatt, các nghiên cứu cho thấy, việc giảm trữ lượng lũ ở ĐBSCL không chỉ gia tăng ngập lũ vùng thấp hơn, mất phù sa và giảm độ màu của đất, giảm nguồn thủy sản.

“Việc mất đi các vùng hấp thu lũ đã làm giảm lượng nước ngọt từ sông Mekong giúp trung hòa và giảm tác động của xâm nhập mặn” - ông Wyatt nhấn mạnh thêm: “Theo dự báo, khu vực này sẽ tiếp tục gia tăng tổn thương trong thời gian tới do những tác động nặng nề từ biến đổi khí hậu và những cơ sở hạ tầng do con người xây dựng để điều tiết nước nhằm tăng cường sản xuất.”. Cụ thể, toàn vùng có 3.900 con kênh đã trực tiếp đưa lượng nước chảy trên sông Mekong trong mùa lũ đi nhanh hơn, gây giảm vùng trữ lũ - nơi bổ sung nước cho ĐBSCL vào mùa khô. Và điều này dẫn đến nhiều hệ lụy. Đáng lo nhất là, tới đây, mỗi năm ĐBSCL sẽ có thêm 1 tháng hạn hán.

“Thua” ngay vạch xuất phát

Tại hội thảo, ông Wyatt cho rằng, để cải thiện điều này, IUCN Việt Nam đã lập DA bảo tồn và phục hồi chức năng hấp thu lũ của ĐBSCL. Cụ thể, là bảo tồn mô hình sinh kế dựa vào mùa lũ với sinh lợi cao, rủi ro thấp, qua đó thuyết phục người làm lúa vụ 3 cho nước lũ tràn vào đất canh tác để phục hồi diện tích ngập lũ ở vùng đê cao.

Với tổng kinh phí 550.000 USD, DA sẽ triển khai thực hiện trong 3 năm trên 450ha tại Tân Hưng (Long An), Tháp Mười (Đồng Tháp) và Tri Tôn (An Giang). Qua đó hướng tới bảo tồn và phục hồi khoảng 6,7 triệu m3 nước theo các mốc thời gian: Năm 1: 100ha, tương ứng 1,5 triệu m3; năm 2: 150ha, 2,3 triệu3; năm 3: 200ha, 2,9 triệu m3. Trong đó tập trung vào các mô hình canh tác: Lúa - sen; sen - lúa; sen du lịch sinh thái; sen thâm canh...

Dù rất đồng tình với những tiện ích của DA, nhưng nhiều đại biểu tỏ ra lo ngại tính khả thi và khả năng mở rộng. Bởi xu hướng giảm tiềm năng giữ nước ở ĐTM và TGLX không đơn giản để đảo ngược, vì nhiều địa phương đã nhận thức điều này có đem lại những lợi ích nhất định. Mặt khác, rất khó để duy trì diện tích này và càng khó hơn để mở rộng nếu chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ kỹ thuật như DA. Bởi, nếu trồng sen - lúa... tự phát như hiện nay, sản lượng chưa nhiều, nông dân có thể tự tiêu thụ được, nhưng khi tổ chức trồng trên diện tích lớn theo DA, chắc chắn người dân sẽ gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ.

Vì vậy, nhiều đại biểu đề xuất, nên có thêm phần giải pháp đầu ra. Thế nhưng, mọi người tỏ ra thất vọng khi đại diện IUCN Việt Nam cho biết, với kinh phí này, dự án chỉ có thể làm đến thế.

Vì thế, nhiều đại biểu lấy làm lo ngại, thậm chí có người còn cảnh báo: Nhiều khả năng người dân trong DA sẽ chết thê thảm hơn cả khi trồng lúa “toàn tập”. Bởi, lúa thì có thể trữ lại trong vài tháng, còn sen thì không thể. Phải chăng đây chính là “gót chân A-sin” khiến DA thua ngay ở vạch xuất phát?

LỤC TÙNG
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Ôtô gây tai nạn liên hoàn khiến 8 người bị thương

HỮU CHÁNH |

Chiếc ôtô con đâm trúng 6 xe máy trước khi đâm thẳng vào hộ lan bên đường và dừng lại. Vụ tai nạn khiến 8 người bị thương, được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Tết đi du lịch cũng được, về quê cũng được miễn là luôn hướng về gia đình

Nhóm PV |

Từ xưa tới nay, Tết vốn là dịp để gia đình sum họp sau một năm làm việc vất vả, bôn ba với những bộn bề cuộc sống. Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại, thay vì về nhà với gia đình, nhiều người trẻ lựa chọn cách đi du lịch để nghỉ ngơi sau 1 năm mệt nhoài với guồng quay công việc. Trong số Podcast ngày hôm nay, quý vị hãy cùng chúng tôi đi tìm đáp án của câu hỏi Tết nên về nhà hay đi du lịch?

Phạt 50 triệu đồng công ty in cờ nước ngoài lên pano trường đại học

HỮU CHÁNH |

In cờ nước ngoài lên pano của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) gây ra dư luận xấu, Công ty TNHH Quảng cáo Giang - xây dựng Thành An bị Công an tỉnh Bắc Ninh xử phạt 50 triệu đồng.

Những người phụ nữ vất vả mưu sinh mong kiếm đủ tiền về quê ăn Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Những ngày cận Tết Nguyên đán 2023, chợ đầu mối hoa quả Long Biên luôn nhộn nhịp, tấp nập. Tại đây, không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ cửu vạn vất vả kéo xe chở hàng chục chuyến hàng. Họ làm đến ngày 30 với mong muốn có đủ tiền về quê ăn Tết, sum họp cùng gia đình.

Bộ Quốc phòng trả lời về tuổi đi nghĩa vụ quân sự trước khi học đại học

Vương Trần |

Bộ Quốc phòng mới đây đã có trả lời liên quan đến kiến nghị của cử tri về tuổi phải đi nghĩa vụ quân sự - trước khi học đại học hoặc nghề.

Chuyện dở khóc, dở cười của những người chăm sóc thú cưng ngày Tết

PHẠM ĐÔNG - THU HIỀN |

Khi Tết đến xuân về, mọi người được quây quần bên gia đình thì những người chăm sóc thú cưng vẫn phải làm luôn chân, quanh quẩn bên những chú chó, mèo. Cũng từ đây đã xuất hiện những câu chuyện thú vị, hài hước và cảm động.

VPF lên tiếng về tranh cãi quảng bá tài trợ của Hoàng Anh Gia Lai

AN NGUYÊN |

Ông Nguyễn Minh Ngọc - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã có những chia sẻ xoay quanh tranh cãi về việc quảng bá cho tài nhà trợ của câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai tại V.League 2023.

Ngư dân Quảng Nam đón giao thừa trên biển: Nhớ nhà, nhớ con lắm chứ

Nguyễn Linh |

Những ngày cận tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các ngư dân Quảng Nam hối hả chuyển lương thực, nước uống xuống tàu để chuẩn bị một chuyến vươn khơi xuyên Tết.